Bí ẩn cây vả mọc ngược thách thức trọng lực ở Italy
Bất chấp vị trí mọc kỳ lạ, cây vả ở tàn tích cổ xưa của Baiae, gần thành phố Bacoli ( Italy) phát triển từ năm nay qua năm khác, thậm chí còn đơm hoa kết trái.
Cây vả mọc ngược thách thức trọng lực
Theo Oddity Central, tại tàn tích cổ xưa của Baiae, gần thành phố Bacoli (Italy) là nơi sinh sống của một cái cây nổi tiếng nhờ cách mọc vô cùng lạ thường. Người ta gọi cái cây này là cây vả mọc ngược.
Nhìn cái cây ngoan cường mọc trên trần của một cổng vòm La Mã cổ đại, không khó để hiểu vì sao nó được gọi với cá tên như vậy. Cây mọc ngược theo đúng nghĩa đen với phần ngọn cây hướng xuống đất – điều khá hiếm gặp. Cái cây giống như treo lơ lửng trên mái vòm, thách thức trọng lực và khiến các nhà thực vật học bối rối.
Không ai biết chính xác làm cách nào mà cây vả lại mọc ở đó hay nó đã phát triển được bao lâu. Bất chấp vị trí mọc kỳ lạ, cây vả ở Baiae vẫn phát triển mạnh mẽ hơn mỗi năm, đôi khi còn đơm hoa kết trái.
Cây mọc ngược theo đúng nghĩa đen với phần ngọn cây hướng xuống đất.
Được biết, cây vả thông thường (Ficus carica) là một trong những loài cây đầu tiên được con người đưa vào trồng trọt. Hóa thạch của loài cây này đã được tìm thấy tại Thung lũng Jorrdan có niên đại từ năm 9400 trước Công nguyên. Do đó, không có gì kỳ lạ khi cây vả kỳ lạ nói trên xuất hiện tại thị trấn Baiae của La Mã cổ đại.
Loài cây này thường sinh trưởng ở những nơi khô ráo và nhiều nắng. Bộ rễ khỏe và khả năng phát triển trong điều kiện ít nước cho phép cây tự chống chọi ở những nơi khắc nghiệt. Cây vả mọc ngược nói trên chính là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.
Video đang HOT
Từng là nơi nghỉ dưỡng sôi động của tầng lớp thống trị Rome, Baiae hiện là mộ công viên khảo cổ thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Trong những năm gần đây, cây vả lộn ngược đã trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất tại Baiae. Điều này cho thấy thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu mà con người không thể tưởng tượng được.
Có điều gì đặc biệt khác ở thị trấn Baiae?
Baiae từng được ví von như “Las Vegas”, là nơi dành cho tầng lớp siêu giàu dưới thời La Mã cổ đại. Vào thời hoàng kim, nhiều nhân vật có tiếng như Hoàng đế Julius Caesar, Pompey Đại đế, tướng Marius đều từng tới nơi đây.
Các sử gia cho biết, nơi này vốn dành cho giới thượng lưu của Rome cổ đại thể kỷ thứ 1, được bao bọc quanh những tòa lâu đài trải dài, đồng nghĩa với sự sang trọng và cả tàn bạo.
Theo dòng chảy thời gian, phần lớn khu vực này biến mất do núi lửa hoạt động khiến đường bờ biển rút lui, khiến toàn bộ Baiae chìm trong biển nước, trở thành vịnh Naple của Italy ngày nay, cách thành Rome khoảng 240km.
Thành quách của Baiae còn sót lại sau vụ núi lửa hoạt động khiến nơi này chìm dưới nước.
Hồi năm 2017, hình ảnh về nơi phồn hoa một thời đã được tiết lộ với công chúng qua góc quay của những thợ lặn chuyên nghiệp. Mặc dù trả qua hoen 1.700 năm lịch sử, Baiae không thay đổi nhiều, thậm chí còn giữ nhiều nét đẹp xưa.
Antonio Busiello, một trong những thợ lặn trong nhóm, chụp lại các khu di tích, bức tường, tranh khảm và cả các pho tượng vẫn sót lại qua sự tàn phá của thời gian.
“Những bức tranh khảm, lâu đài, đền thờ dù ngâm trong nước nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp của sự sang trọng giàu có. Nơi này từng là một trong những thành phố La Mã quan trọng nhất qua nhiều thế kỷ”, người thợ lặn
Khi lặn sâu xuống nước, các thợ lặn còn phát hiện những bức tranh ghép phức tạp nằm trong phòng khách hay nhiều pho tượng quý.
Bên cạnh cây vả mọc ngược nổi tiếng, du khách đến Baiae có thể tham quan thành phố chìm dưới nước, với các chuyến tham quan bằng thuyền đáy kính di chuyển trên mặt nước ở di tích khảo cổ cổ đại.
Phát hiện cổ đại của thú mỏ vịt, "tung hoành" 70 triệu năm trước
Patagorhynchus pascuali có họ hàng với thú mỏ vịt ngày nay, đại diện cho động vật đơn huyệt có răng đầu tiên trong kỷ Phấn trắng đến từ siêu lục địa Gondwana.
Patagorhynchus pascuali, họ hàng của thú mỏ vịt ngày nay, sống ở khu vực ngày nay là Patagonia, miền nam Argentina, vào cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 70 triệu năm trước). Vào thời điểm đó, Argentina là một phần của Gondwana, một siêu lục địa cổ đại ở Nam bán cầu.
Patagorhynchus pascuali thuộc về bộ Monotremata (bộ Đơn huyệt), một nhóm động vật có vú đẻ trứng, đại diện là thú mỏ vịt và thú lông nhím ngày nay, là loài đặc hữu của Úc và các đảo lân cận.
Răng hàm dưới thứ hai của Patagorhynchus pascuali được thu thập từ địa điểm Hang Puma thuộc Hệ tầng Chorrillo, được cắt ra ở tỉnh Santa Cruz, Patagonia, Argentina.
Các nhà nghiên cứu lưu ý: "Phát hiện này mở rộng danh sách các loài động vật có vú được ghi nhận ở Chorrillo và ở miền nam Nam Mỹ."
Mẫu vật mới được tìm thấy cùng với phần còn lại hóa thạch của động vật có vú sơ khai như: ếch, rùa, rắn, khủng long chân chim, sauropod và theropod, chim, thực vật thủy sinh, ốc nước ngọt và ấu trùng phong phú của côn trùng chironomid,...
Patagorhynchus pascuali cũng có các đặc điểm độc đáo không có ở các động vật đơn huyệt khác, và có thể được coi là tự dị hình (đặc điểm có nguồn gốc duy nhất đối với một loài nhất định) trong số những sinh vật này.
"Việc phát hiện ra Patagorhynchus pascuali chứng minh rõ ràng rằng các đơn huyệt đã đạt được sự phân bố địa lý rộng rãi, trải dài khắp miền nam Nam Mỹ, Úc và Nam Cực, cấu thành một nhánh đặc trưng của Tỉnh Cổ địa sinh học Weddelian", các nhà nghiên cứu kết luận.
Kiếp trước, quả cầu 'ma trơi'... và những bí ẩn khó giải nhất thế giới Dù trải qua nhiều thập kỷ, các chuyên gia vẫn dành nhiều thời gian, công sức để giải mã những bí ẩn khó giải. Trong số này có cậu bé nhớ rõ kiếp trước vạch mặt hung thủ giết người, các quả cầu "ma trơi" ở Na Uy.. Một bí ẩn khó giải khiến các nhà khoa học "đau đầu" mãi chưa tìm...