Bí ẩn cây cột sắt Qutub Minar không bị rỉ sau 1.600 năm
Quần thể thánh đường Hồi giáo Quwwat-ul-Islam ở New Delhi, Ấn Độ, là nơi có một kỳ quan cổ đại về kim loại. Nơi đây chứa một cột sắt đã 1.600 năm tuổi, nổi tiếng vì khả năng chống rỉ đặc biệt.
Cột sắt Qutub Minar nổi tiếng vì vẫn tồn tại sau 1.600 năm. (Nguồn: Oddity Central)
Cột sắt Qutub Minar, cái tên thi thoảng người ta lại dùng để gọi về kỳ quan này, cao 7,21 mét đường kính 41 cm và nặng khoảng 6 tấn. Nó có tuổi đời hơn một thiên niên kỷ rưỡi, và có thể đã được tạo ra dưới thời trị vì của Chandragupta II, một trong những hoàng đế hùng mạnh nhất của Đế chế Gupta (một vương triều cổ đại ở Ấn Độ).
Mặc dù ở ngoài trời đến 1.600 năm, trải qua bao nắng gió mưa bão nhưng cột Qutub Minar hầu như không có dấu hiệu bị rỉ sét.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học và chuyên gia kim khí từ khắp nơi trên thế giới đã suy đoán về những đặc tính của kỳ quan bất thường này. Đã có lúc nhiều người tin rằng cây cột chống rỉ này được làm từ một loại kim loại bí ẩn nào đó với thành phần không có trên Trái đất.
Cũng có phỏng đoán rằng ai làm ra nó đã sử dụng một kỹ thuật luyện kim đặc biệt, nhưng theo thời gian kỹ thuật đó đã bị quên lãng theo thời gian. Phải đến năm 2003, bí ẩn cuối cùng mới được hé mở, nghiêng theo hướng phỏng đoán này.
Các chuyên gia luyện kim tại Học viện Công nghệ Kanpur IIT của Ấn Độ đã chứng minh giả thuyết kỹ thuật luyện kim cổ đại bị quên lãng trong một bài báo đăng trên tạp chí Current Science.
Tiến sĩ R Balasubramanian, đồng tác giả của nghiên cứu này, gọi cây cột là “bằng chứng sống thể hiện kỹ năng cao của các nhà luyện kim Ấn Độ cổ đại”. Ông giải thích rằng cấu trúc sắt của cây cột có một lớp bảo vệ được gọi là “misawite” – hình thành nhờ sắt pha lượng phốt pho lớn.
Trong khi sắt hiện đại ngày nay có hàm lượng phốt pho chỉ dưới 0,05%, thì sắt rèn nên cây cột Qutub Minar có chứa tới 1% phốt pho.
Tiến sĩ R Balasubramanian cho biết thay vì loại bỏ phốt pho khỏi sắt như các chuyên gia luyện kim ngày nay vẫn làm để giảm độ, người cổ đại đã dùng nhiều phốt pho. Trong quá trình rèn cây cột, họ chỉ dùng dùng búa đập để đẩy phốt pho từ lõi ra bề mặt.
Điều này dẫn tới sự hình thành của lớp bảo vệ misawite, làm tăng độ cứng và đặc tính chống rỉ của thanh sắt. Có điều lớp misawite rất mỏng nên dễ bị tổn thương bởi những tác động của con người.
Cột Qutub Minar nổi tiếng là một kỳ quan mang lại may mắn cho bất cứ ai có thể vòng tay ôm quanh nó và chạm các đầu ngón tay bên này vào tay bên kia. Vì niềm tin này, ngày càng có nhiều người tới ôm cây cột.
Thông qua việc liên tục cọ xát quần áo, tay chân với cây cột, họ vô tình làm mòn lớp misawite, dẫn đến sự biến màu dễ nhận thấy bằng mắt thường. May mắn thay, cơ quan chức năng nhận ra vấn đề nên hiện nay một hàng rào bảo vệ đã được dựng xung quanh cây cột, giúp bảo vệ nó tốt hơn./.
Nóng: Tìm ra thứ lạ lùng 'phát sáng' cạnh miệng núi lửa sao Hỏa
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trong khi sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ, nhưng có thể tìm thấy nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt hành tinh.
Cũng giống như trên Trái đất, những mảng màu mà chúng ta có thể thấy trong ảnh chụp từ Sao Hỏa đến từ các khoáng chất đa dạng trên hoặc ngay dưới bề mặt.
Trong trường hợp, do tình trạng xói mòn diễn ra khốc liệt mà các khoáng chất dưới bề mặt xuất hiện những vệt sáng khoáng chất kỳ lạ với các gam màu khác nhau, theo nhóm nghiên cứu giải thích từ camera HiRISE đáng kinh ngạc ngay trên Tàu Trinh sát Quỹ đạo Sao Hỏa (MRO).
Ở đây, tàu MRO đã quay quanh sao Hỏa và đã chụp được những hình ảnh có độ phân giải cao, cho thấy sự đa dạng ở trên và dưới bề mặt sao Hỏa. Điển hình là vùng miệng núi lửa Kaiser và cánh đồng cồn cát khổng lồ bên trong.
Đây là mục tiêu nghiên cứu thường xuyên của HiRISE, vì vậy các nhà khoa học đã nhận ra những thay đổi theo mùa diễn ra tại cảnh quan luôn thay đổi và dịch chuyển này.
Các nhóm nghiên cứu của HiRISE nói rằng các cồn cát khổng lồ trong miệng núi lửa Kaiser trải qua sự xói mòn mạnh mẽ của các mặt trượt dốc hàng năm vào cuối mùa đông, khi mặt trời sưởi ấm những sườn núi này và sương giá carbon dioxide theo mùa thăng hoa (có nghĩa là nó chuyển từ thể rắn thành khí).
Miệng núi lửa Kaiser nằm ở Noachis Terra, một khu vực trên sao Hỏa nằm giữa hai hố va chạm khổng lồ trên sao Hỏa: Argyre và Hellas.
Noachis được bao phủ dày đặc bởi các hố va chạm đến mức nó được coi là một trong những dạng địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa (thuật ngữ "Noachian" xuất phát từ tên Trái đất là Noah, dùng để chỉ một trong những khoảng thời gian sớm nhất).
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trên thực tế, mặt trăng Titan sao Thổ cũng có cồn cát độc đáo lớn nhất hệ mặt trời. Có thể chúng ta sẽ nhìn thấy những thứ đó ở độ phân giải cao khi Dragonfly thực hiện chuyến thăm mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ vào năm 2034.
Thị trấn thời Trung Cổ ví như "Atlantis" bị biển nuốt chửng cuối cùng cũng được tìm thấy sau nhiều thế kỷ Sau nhiều thập kỷ miệt mài tìm kiếm, cuối cùng các nhà khoa học cũng có câu trả lời cho sự mất tích kỳ lạ của thị trấn cổ này. Tờ Daily Mirror ngày 10/6 đưa tin, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm thấy thị trấn cổ được ví như "Atlantis của nước Anh" bị chìm dưới biển cách đây 650...