Bí ẩn căn cứ hải quân bị bỏ hoang của Liên Xô
Không rõ vì sao cả căn cứ hải quân đồ sộ dùng cho chống tàu ngầm của Hải quân Liên Xô lại bị bỏ hoàng cùng vô số vũ khí nguyên vẹn.
Không rõ vì sao cả căn cứ hải quân đồ sộ dùng cho chống tàu ngầm của Hải quân Liên Xô lại bị bỏ hoàng cùng vô số vũ khí nguyên vẹn.
Dựa theo một số hình ảnh được trang mạng English Russia đăng tải gần đây cho thấy, các thành viên thuộc trang mạng này vừa khám phá ra một căn cứ hải quân bị bỏ hoang được xây dựng từ thời Liên Xô. Tuy nhiên điều này sẽ không có gì đáng nói nếu như toàn bộ số vũ khí của căn cứ này vẫn còn nguyên vẹn.
Địa điểm chính xác của căn cứ hải quân này vẫn chưa được English Russia tiết lộ, tuy nhiên căn cứ này được xây dựng từ cuối những năm 1958, và dùng cho mục đích chống lại các tàu ngầm của Phương Tây trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.
Có một điều khá lạ là căn cứ này hầu như vẫn còn nguyên vẹn, các hệ thống vũ khí được triển khai ở đây đều vẫn đang ở vị trí sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 đã xuống cấp trầm trọng tại căn cứ này.
Theo một số phỏng đoán cho rằng, do căn cứ hải quân này cách xa đất liền và khó tiếp cận nên khi ngưng hoạt động toàn bộ số vũ khí tại căn cứ này đều bị bỏ mặc lại đây. Bên cạnh đó khu vực xung quanh căn cứ chống ngầm này cũng không có người sinh sống.
Video đang HOT
Trong ảnh là bệ pháo phản lực BM-21 xuống cấp nghiêm trọng trước sự tàn phá của thời gian.
Toàn cảnh khu vực từng là một căn cứ chống ngầm của Liên Xô khi nhìn từ xa.
Cận cảnh một tổ hợp phóng bom chống ngầm RBU-6000 được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1960.
Các tổ hợp RBU-6000 tại căn cứ hải quân này đều được đặt trên các công sự bằng bê tông nằm sâu trong lòng đất.
Đường dẫn vào công sự của một tổ hợp RBU-6000.
Binh sĩ từ bên trong các công sự có thể dễ dàng thay đạn cho các tổ hợp bom chống ngầm RBU-6000 nhờ một tháp điều khiển có thể giúp di chuyển toàn bộ dàn phòng của RBU-6000 lên hoặc xuống tùy vào nhu cầu sử dụng. Trong ảnh là bên dưới của một tổ hợp chống ngầm RBU-6000.
Toàn bộ cấu trúc tháp điều khiển bên dưới RBU-6000.
Bên trong kho chứa bom chống ngầm của RBU-6000.
Một phần cửa ra vào của công sự bên dưới lòng đất.
Ở một số khu vực hệ thống điện chạy ngầm bên dưới lòng đất vẫn còn hoạt động khá tốt.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Quân đội Belarus duyệt binh với vũ khí Trung Quốc
Quân đội Belarus vừa chính thức giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez thế hệ mới của nước này tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít.
Quân đội Belarus vừa chính thức giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez thế hệ mới của nước này tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít.
Armyrecognition đưa tin, trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít diễn ra tại Minsk vào hôm 9/5, Quân đội Belarus đã lần đầu tiên cho ra mắt trước công chúng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới Polonez được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng MZKT-7930 8x8.
Trong lễ duyệt binh ở Minsk, Quân đội Belarus chỉ giới thiệu hai tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez gồm hai xe phóng và hai xe tiếp đạn đi kèm. Được biết, Polonez có tầm bắn hiệu quả lên đến 200km và các tổ hợp đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Quân đội Belarus trong năm 2016.
Theo các chuyên gia quân sự, dựa trên thiết kế ống phóng đặc trưng của Polonez, nhiều khả năng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt này được Belarus phát triển từ một mẫu pháo phản lực tầm xa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và rất có thể đó là pháo phản lực A200 cỡ nòng 301mm do Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa Trung Quốc (CALT) chế tạo, một trong những đơn vị thuộc Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC). Bên cạnh đó, A200 cũng đã được CASC chào bán ra thị trường vũ khí quốc tế trong những năm gần đây.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa Polonez của Belarus tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít 9/5.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng An ninh Belarus Alexander Mezhuev cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4 vừa rồi, trong đó bao gồm cả các cuộc hội đàm với lãnh đạo hai công ty quốc phòng chuyên xuất khẩu công nghệ hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc là CGWIC và ALIT (lưu ý cả hai công ty này đều là các công ty con của CASC).
Vì vậy, nhiều khả năng Belarus đã trở thành khách hàng đầu tiên mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt A200 từ Trung Quốc.
Pháo phản lực phóng loạt A200 do CALT chế tạo sử dụng các ống phóng cỡ nòng 301mm với chiều dài hơn 7,2m, trọng lượng mỗi quả đạn rocket của A200 là 750kg và có thể sử dụng được nhiều loại đầu đạn khác nhau.
Bên cạnh đó đạn của A200 còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính lẫn hệ thống định vị bằng vệ tinh GPS, tầm bắn hiệu quả của A200 là từ 50-200km. Một tổ hợp A200 có thể mang theo được 8 đạn và có thể tấn công cùng một lúc 8 mục tiêu khác nhau với thời gian triển khai chỉ mất 8 phút.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc cảnh báo việc Triều Tiên mở rộng kho vũ khí hạt nhân Các chuyên gia hạt nhân Trung Quốc tin rằng Triều Tiên có thể đang sơ hưu một kho vũ khí gôm 20 đầu đạn hạt nhân và trư đu lương uranium đê tăng gâp đôi sô vu khi vao năm tơi. Trung Quôc canh bao việc Triêu Tiên mơ rộng kho vu khi hat nhân. (Ảnh: WST) The tơ Wall Street Journal, ban...