Bí ẩn cạm bẫy siêu trí tuệ của ngôi mộ cổ nguy hiểm nhất thế giới đã chôn vùi 80 kẻ trộm
Những kẻ trộm ngôi mộ hẳn đã rất tuyệt vọng và hối hận khi dám đạo mộ của một “đại nhân vật”.
Nếu ở phương Tây, người ta có thể tốn tới hàng trăm năm để xây dựng giáo đường, thì tại Trung Hoa cổ đại, cũng có không ít Hoàng đế bỏ ra nhiều nhân lực và tài lực để chuẩn bị cho mình một nơi an nghỉ huy hoàng, lộng lẫy.
Thông qua các nguồn sử liệu cũng như nhiều tác phẩm nghệ thuật, không khó để nhận thấy cổ nhân Trung Quốc thờ xưa vẫn luôn dốc hết tâm sức để xây mộ, lại dành ra nhiều tâm huyết để bảo vệ cho nơi an nghỉ của mình tránh bị kẻ khác xâm phạm. Đây cũng là lý do mà nhiều lăng mộ có kiến trúc, kết cấu kỳ lạ đã ra đời như mộ cổ dưới nước, địa cung trong lòng đất, mộ trong sơn động, mộ nằm trong núi tuyết…
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chắc chắn là ngôi mộ hoành tráng nhất trong lịch sử, nhưng nguy hiểm nhất lại là một ngôi mộ khác
Đạo mộ từ tội phạm trở thành thần tượng khi “ danh chính ngôn thuận”
Bắt nguồn từ sự hấp dẫn của lợi ích, những kẻ hành nghề mộ tặc qua nhiều triều đại đã cả gan tới mức mộ nào cũng dám trộm. Thậm chí có thời kỳ, vua chúa, chính quyền còn phái tướng lĩnh, thuộc hạ của mình tìm kiếm và đào bới những ngôi mộ của cổ nhân. Bằng chứng là năm xưa, dưới trướng Tào Tháo có một đội quân chuyên đi trộm mộ, được biết tới với tên gọi Mạc Kim Hiệu Úy. Cái tên này cũng đã trở thành cách gọi chung của giới mộ tặc thời bấy giờ.
Các câu chuyện về Mạc Kim Hiệu Úy và hành trình đạo mộ nhanh chóng được nhiều người biết tới sau khi Tào Tháo “danh chính ngôn thuận” lập nên đội quân này, mở ra nhiều truyền thuyết gắn liền với ma quỷ và các hiện tượng siêu nhiên. Cũng từ đây đạo mộ dần trở thành chủ đề nghệ thuật được sử dụng trong nhiều tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng như Ma Thổi Đèn và sau đó là phim và game online.
Ngôi mộ nguy hiểm nhất thế giới mà ngay cả Mạc Kim Hiệu Úy cũng phải bó tay
Trộm mộ đã xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm. Vì thế các kỹ thuật phòng ngừa mộ tặc cũng được cổ nhân phát triển và cải tiến không ngừng, thậm chí đã đạt tới trình độ khiến người hiện đại cũng phải kinh ngạc. Điển hình như ngôi mộ từng chôn thây gần trăm tên mộ tặc nằm tại Tương Dương, Hồ Bắc có niên đại hơn 2000 năm tuổi dưới đây chính là minh chứng cho điều đó.
Những ngôi mộ cổ cả ngàn năm tuổi xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và phần lớn có kết cấu chống trộm
Giới chuyên môn nhận định rằng, lăng mộ này rất có thể là nơi an nghỉ của một vị Hoàng đế. Nhưng cho tới hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra bằng chứng để xác thực thân phận của chủ nhân nơi này. Điều khiến ngôi mộ khuyết danh ấy trở nên nổi tiếng bắt nguồn từ một phát hiện có phần… ám ảnh!
Video đang HOT
Trong ngôi cổ mộ chưa rõ danh tính chủ nhân này, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hàng chục bộ di cốt của những kẻ mộ tặc
Khi ngôi mộ được phát hiện, người ta đã thu thập được một lượng lớn các dụng cụ chuyên dùng để trộm mộ, cùng với đó là nhiều đường hầm còn đang đào dang dở. Chưa dừng lại ở đó, đây còn là nơi chôn vùi 80 bộ hài cốt được khẳng định là của những kẻ trộm mộ. Với số lượng di cốt lên tới gần trăm bộ, ngôi mộ cổ chưa tìm được danh tính chủ nhân này được giới khảo cổ Trung Quốc coi là “ngôi mộ nguy hiểm nhất thế giới”.
Mộ cổ trên thế giới có rất nhiều, nhưng bẫy được tới 80 kẻ trộm như thế này thì chỉ có ngôi mộ tại Tương Dương, Trung Quốc
Điểm đáng lưu ý là những bộ hài cốt bên trong mộ Tương Dương vốn không cùng một thời đại. Kết quả giám định mẫu xương sọ cho thấy, bộ thi thể xuất hiện sớm nhất và muộn nhất có niên đại cách nhau cũng gần một nghìn năm.
Những tên trộm xấu số không hẹn mà gặp cùng chết chung một hố cát do chủ ngôi mộ thiết kế từ ngàn năm trước
Trở thành nơi chôn thây của hàng chục kẻ xâm phạm trong suốt nhiều triều đại, thế nhưng điều kỳ lạ nằm ở chỗ, ngôi mộ Tương Dương lại chỉ sử dụng loại bẫy thường gặp nhất vào thời xưa – bẫy cát. Loại bẫy này được thiết lập bằng cách đổ đầy cát vào bốn phía và phía trên của ngôi mộ. Dựa vào nguyên lý cát chảy, chỉ cần trộm mộ đào đến một độ sâu nhất định thì cát sẽ tự động lún xuống và chôn sống kẻ đó trong nháy mắt.
Nguyên lý của bẫy cát trong lăng mộ cổ từ hàng ngàn năm trước
Nhờ có lớp bảo hộ bằng cát, nên ngôi mộ Tương Dương được bảo toàn tương đối nguyên trạng và trở thành mồ chôn của không ít kẻ xâm phạm.Tuy nhiên, việc xây dựng một ngôi mộ có bẫy cát hoàn chỉnh tới vậy đòi hỏi trình độ thiết kế và thi công rất cao.
Nhờ trình độ thiết kế, thi công tốt, nhưng ngôi mộ cát đến ngày nay gần như con nguyên vẹn
Mặc dù cho tới ngày nay, danh tính chủ nhân của cổ mộ Tương Dương này còn chưa được tiết lộ nhưng nhiều người tin rằng, người nằm trong của ngôi mộ được mệnh danh là “nguy hiểm nhất thiên hạ” ấy không phải là nhân vật tầm thường.
Theo Báo Tổ Quốc
Sự thật 'Kinh hoàng' về đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng
Theo một số tài liệu lịch sử, Tần Thủy Hoàng còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung để chôn trong lăng mộ.
Đội quân đất nung của Trung Quốc được những nông dân địa phương phát hiện vào năm 1974 tại Tây An, Trung Quốc. Những nông dân đã có phát hiện tuyệt vời này khi họ đang đào một cái giếng.
Đội quân đất nung trên được tạo ra để mai táng trong lăng mộ của Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần đó là Tần Thủy Hoàng - người đã sống cách đây hơn 2200 năm. Những binh sĩ đất nung giống như người thật này có nhiệm vụ bảo vệ, hầu hạ Tần Thủy Hoàng khi ông sang thế giới bên kia.
Đội quân đất nung là một phần những hiện vật cực giá trị trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Tư Mã Thiên, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chứa nhiều kho báu và các báu vật cực giá trị, trong đó miêu tả ngôi mộ của ông vô cùng lộng lẫy, tất cả bằng vàng. Xung quanh được đính đá quý, rải châu báu từ trong ra ngoài.
Gần 8.000 tượng đất nung được chôn cất trong 3 khu vực. Đây là con số khá lớn so với một lăng mộ vua chúa Trung Hoa thời xưa.
Tất cả tượng binh sĩ làm từ đất nung có kích thước tương ứng với người thật và được làm hoàn toàn bằng tay. Mỗi bức tượng có gương mặt độc đáo, không giống nhau và biểu thị trạng thái cảm xúc khác biệt.
Những chiến binh đất nung bao gồm những lực lượng chiến đấu trên chiến trường bao gồm kỵ binh, bộ binh và cả chiến xa.
Theo một số tài liệu lịch sử, Tần Thủy Hoàng còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung, nhưng đến nay các chuyên gia nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một bức tượng phi tần nào trong lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng sử sách Trung Quốc này.
Tư Mã Thiên đã viết những tài liệu nói rằng, Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng đội quân đất nung và lăng mộ ngay từ khi ông lên ngôi báu vào năm 246 trước Công nguyên. Khi đó, ông mới 13 tuổi.
Hầu hết các công nhân đang làm việc tại khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đều bị chôn sống cùng ông khi vị hoàng đế này băng hà.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Bí ẩn về cây cổ thụ tự tuôn nước như thác chảy Một cây dâu cổ thụ tự phun nước như thác chảy tại ngôi làng nhỏ Dinoa, ở Montenegro khiến nhiều người kinh ngạc. Cây dâu cổ thụ tự phun nước như thác chảy tại ngôi làng nhỏ Dinoa, ở Montenegro Theo tờ odditycentral, hiện tượng cây dâu cổ thụ tự tuôn nước dù trời không mưa đã xảy ra ở ngôi làng Dinoa,...