Bí ẩn cái chết của một nữ sinh ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức
Bị sốt hai ngày liền, không hiểu với lý do gì, từ khi được bác sỹ đến nhà thăm khám thì bệnh tật của em Nguyễn Thị Nương (17 tuổi, Yên Thái, Tiền Yên, Hoài Đức) trở nên nguy kịch. Bệnh nhân Nương nhanh chóng được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức nhưng cuối cùng vẫn không qua khỏi.
Trong khi nguyên nhân cái chết của bệnh nhân Nương chưa được công bố, làm rõ, thì thông tin xung quanh vụ việc này càng trở nên bí ẩn và khó hiểu.
Bí ẩn cái chết ở bệnh viện Hoài Đức
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân về cái chết của cô nữ sinh lớp 12 mà người dân huyện Hoài Đức mấy ngày qua cho là bất thường, PV đã liên hệ làm việc với bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, nơi “nổi tiếng” bởi vụ việc “nhân bản” phiếu xét nghiệm huyết học vừa xảy ra không lâu. Được biết, đây là nơi nữ sinh Nguyễn Thị Nương đã trút hơi thở cuối cùng. Trao đổi với PV, ông Đoàn Minh Trường, Phó giám đốc bệnh viện kể lại: “Tôi là người trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối việc cháu Nương cấp cứu ở đây đến khi gia đình xin cho cháu về nhà. Khi đó, vào khoảng 7h45, ngày 31/10, nữ sinh này được đưa vào bệnh viện bằng xe của người nhà bệnh nhân thuê ở ngoài trong trạng thái toàn thân tím tái, vật vã, kích thích. Bằng các nghiệp vụ khẩn cấp, chúng tôi đã tiến hành cấp cứu cho nạn nhân. Tuy nhiên, lúc này, cháu Nương đã ở trong tình trạng mạch không, huyết áp không. Tính mạng hết sức nguy hiểm”.
Trạm y tế xã Tiền Yên, Hoài Đức nơi bác sỹ Vân công tác.
Cũng theo ông Trường, lúc này, nạn nhân đã có dấu hiệu ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, các bác sỹ vẫn tiến hành cấp cứu hồi sinh tim, phổi cho nạn nhân trong vòng một giờ đồng hồ. Sau này, thấy kết quả không ổn, bác sỹ đã thông báo cho người nhà biết hiện trạng của bệnh nhân là không thể cứu chữa được. “Một lúc sau, gia đình anh Khải (bố cháu Nương) đã xin các bác sỹ, bệnh viện cho cháu Nương về nhà. Trên đường cho cháu Nương từ bệnh viện về nhà, chúng tôi vẫn cắm ống thở cho cháu. Khi mọi chuyện đã xong xuôi, y tá đi cùng mới rút ống thở để cháu được mất ở nhà”, bác sỹ Trường chia sẻ.
Một điều lạ là, khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân dẫn đến cháu Nguyễn Thị Nương tử vong, ông Đoàn Minh Trường cho rằng: “Khi bệnh nhân vào đây trong tình trạng nguy kịch, chúng tôi ngay lập tức làm cấp cứu hồi sinh tim, phổi cho cháu chứ không kịp làm các xét nghiệm để chẩn đoán cháu bị bệnh gì. Tôi nghe người thân của cháu Nương nói rằng, huyết áp của cháu Nương trước khi chuyển lên bệnh viện còn có 40 thôi. Cháu được chuyển từ nhà lên bệnh viện chứ không phải từ trạm y tế xã. Trước đó, bệnh nhân cũng bị sốt hai ngày ở nhà. Tôi cũng biết, người nhà đã mời bác sỹ ở địa phương đến cắm truyền nâng huyết áp cho bệnh nhân”. Tiếp đó, PV yêu cầu bệnh viện cung cấp hồ sơ nhập viện, bệnh án của cháu Nguyễn Thị Nương, ông Trường cho rằng, quá vội trong công tác cấp cứu nên chưa kịp làm những thủ tục này. Hơn nữa, cháu Nương chỉ có hơn 1 tiếng cấp cứu ở bệnh viện, sau đó người nhà xin được về nhà.
Chết bất thường, người nhà chỉ biết đổ tội cho số phận!?
Sau khi tiếp nhận thông tin từ bác sỹ Trường, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa Hoài Đức, chúng tôi đặt ra nhiều nghi vấn liên quan đến cái chết của bệnh nhân Nương. Để làm rõ hơn về nguyên nhân cái chết của bệnh nhân Nguyễn Thị Nương, đặc biệt triệu chứng sốt, mới đổ bệnh hai ngày, nhưng khi chuyển đến bệnh viện đa khoa Hoài Đức thì toàn thân tím tái. Nghi vấn có sai sót từ việc chẩn đoán sai bệnh, điều trị ban đầu không đúng bệnh, ẩu là nguyên nhân dẫn đến tử vong của bệnh nhân Nương… Chúng tôi hướng thẳng về xã Tiền Yên, sau nhiều lần hỏi thăm, cũng đến được ngôi nhà của bệnh nhân Nương từng sinh sống trong tình thương yêu ngập tràn của bố mẹ. Đón chúng tôi là ánh mắt buồn thảm của anh Nguyễn Văn Khải (cha của bệnh nhân Nương), nhìn vào anh, chúng tôi hiểu rằng những ngày qua anh đã chịu đựng một sự mất mát quá lớn. Không dám hỏi anh nhiều, bởi chúng tôi hiểu rằng, để anh nhắc lại những chuyện mới vài hôm qua về đứa con thân yêu của mình là như một lần cứa vào tâm can. Cũng như anh Khải, chị Nguyễn Thị Nhung vợ của anh đã đổ bệnh, suy sụp thực sự trước sự ra đi đột ngột của con gái.
Biết chúng tôi đến nhà, chị Nhung cũng cố gượng dậy để tiếp chuyện. Trong cuộc trò chuyện với vợ chồng anh Khải, chúng tôi hiểu rằng, vợ chồng anh Khải không thể hiểu tại sao con gái anh chị lại chết một cách đột ngột như vậy. Lời thỉnh cầu trong tuyệt vọng của vợ chồng anh Khải với chúng tôi cho thấy, cần phải tìm được nguyên nhân về cái chết của cháu Nương để anh chị tránh rơi vào trạng thái đổ lỗi cho số phận hẩm hiu. “Các anh, số phận cháu nó ngắn ngủi nên cháu nó mới chết. Giờ, nhắc lại còn được gì”, chị Nhung nức nở khóc.
Video đang HOT
Bác sỹ Trường, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội.
Chúng tôi hiểu rằng, trạng thái tâm lý của vợ chồng anh Khải giờ cần sự tĩnh tâm nên đã không có ý định khai thác thêm thông tin gì. Và chúng tôi cũng hiểu rằng, yêu cầu bố mẹ kể chuyện về cái chết của con gái mình là như khoét sâu thêm vào nỗi đau của anh chị. Nhưng khác với anh chị Khải, khi nhận định về sự ra đi đột ngột của bệnh nhân Nương, chúng tôi cho rằng, con gái của anh chị chết không phải do số phận như chị Nhung, mẹ của bệnh nhân Nương nghĩ. Triệu chứng của con gái chị qua lời kể của bác sỹ Trường là một triệu chứng y khoa và hoàn toàn giải thích được cặn kẽ nếu đầy đủ thông tin.
Sự thật đang bị che đậy?
Trong quá trình tác nghiệp vụ việc về cái chết của bệnh nhân Nương, chúng tôi không chỉ gặp khó khăn trong việc khai thác thông tin sâu từ phía gia đình nạn nhân, vì họ cho rằng Nương chết do số đen đủi, mà với bác sỹ tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân cũng trở nên khó khăn. Qua thông tin sơ bộ, bác sỹ Vân – ở trạm y tế xã, là người tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân Nương và cũng là người đã tiến hành khám chữa bệnh ban đầu cho bệnh nhân Nương. Cũng chính vị bác sỹ này sau đó đã chủ động đưa Nương lên bệnh viện đa khoa Hoài Đức cấp cứu. Tuy nhiên, dù ra trạm y tế xã Tiền Yên hay về nhà riêng, chúng tôi vẫn không thể gặp gỡ, trao đổi được với bác sỹ Vân để tìm hiểu thông tin.
Liên lạc với bác sỹ Vân không được, chúng tôi đã tìm cách để liên hệ với ông Nguyễn Doãn Tất, Trưởng trạm y tế xã Tiền Yên. Khi chúng tôi hỏi nhân viên y tế tại trạm y tế xã Tiền Yên thì họ cho rằng ông Tất đi họp. Cũng như “dấu vết” của bác sỹ Vân, ông Tất đột ngột “mất tích” khó hiểu. Khi tìm đến nhà và trò chuyện với bà Nguyễn Thị Hồng Liên, vợ của ông Tất, chúng tôi một lần nữa gọi điện cho ông Tất nhưng ông không cầm máy, trong khi đó bà Liên gọi thì ông lại bắt máy, nghe. Rõ ràng, cán bộ y tế xã Tiền Yên đang cố tình không tiếp xúc với PV nhằm che đậy thông tin gì đó. Buổi chiều, chúng tôi lên trung tâm Y tế huyện Hoài Đức và kết quả cũng là các lãnh đạo đi họp hết, không có ai ở nhà. Việc tác nghiệp rất khó khăn, khiến chúng tôi càng nghi ngờ về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Nương.
Những nghi vấn cần làm rõ
Trong quá trình xác minh mà PV có nhận được thông tin cho rằng, bệnh nhân Nương trước đây có tiền sử bị bệnh suyễn. Và, theo như một số người, bệnh nhân Nương sốt cao là do bệnh suyễn tái phát. Trong khi đó một thông tin lại cho rằng, khi đến khám chữa bệnh cho bệnh nhân Nương, bác sỹ Vân đã truyền nước nhằm hạ sốt. Nhưng cũng có thông tin cho rằng, bệnh nhân Nương có tiền sử bị tim, nhưng lại có thông tin bệnh nhân Nương vốn là người bình thường. Qua thu thập thông tin, chúng tôi nghi ngờ rằng, do bệnh nhân Nương bị suyễn, viêm phổi dẫn tới sốt cao, dịch tràn phổi. Khi truyền nước vào cơ thể, khiến dịch phổi nhanh chóng tràn phổi, khiến phổi không thể hoạt động dẫn tới cơ thể thiếu ô xi, toàn thân bầm tím và tử vong. Cũng liên quan đến cái chết của bệnh nhân Nương, nhiều thông tin cho rằng do bệnh nhân bị H5N1, tuy nhiên theo ông Dinh, Trưởng thôn Yên Thái thì từ trước đến nay, thôn Yên Thái chưa hề có dịch hô hấp cấp, H5N1 nên khả năng cháu Nương nhiễm phải căn bệnh này như một số người đồn đoán là không chính xác.
Theo Đời sống & Pháp luật
Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có...
Nhiều đại biểu đã "giật mình" sau khi nghe báo cáo về tình trạng yếu kém trong ban hành văn bản hướng dẫn luật.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Phát biểu tại phiên họp sáng 20/9 về kết quả triển khai thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận: "Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm".
Nhiều đại biểu đã "giật mình" sau khi nghe báo cáo về tình trạng yếu kém trong ban hành văn bản hướng dẫn luật.
Bộ nào cũng "nợ"
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tình trạng nợ đọng các văn bản luật vẫn rất phổ biến. Nếu năm 2001 có 60 văn bản nợ, năm 2002 là 80, năm 2003 là 50, năm 2006 vọt lên 165 văn bản do quá trình gia nhập WTO, 2007 còn 52, 2010 nợ 45, năm 2011 có 58 văn bản thì đến thời điểm hiện tại của năm 2013 là nợ 93 văn bản.
Trong đó, bộ nợ nhiều văn bản chi tiết luật nhất là Bộ Lao động-Thương binh Xã hội với 28/42 văn bản. Bộ Giáo dục-Đào tạo về nhì khi còn nợ 14/15 văn bản (mới ban hành được 1 văn bản). Bộ Tài chính nợ 12/19 văn bản và cá biệt, Bộ Công Thương phải ban hành 10 văn bản thì nợ cả 10/10, trong đó có Luật Điện lực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bức xúc: "Hết nhiệm kỳ nào cũng báo cáo rất tiến bộ, làm tốt cả, giờ mới thấy hóa ra không phải thế. Lâu nay cứ tưởng thế, nhưng giờ nhìn lại là đủ ớn". Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải quy trách nhiệm cho rõ địa chỉ, như trách nhiệm của người trình, người thẩm tra, người đề nghị và cả trách nhiệm của đại biểu và người thông qua để tăng cường quy trình làm luật.
Toàn thạc sĩ, tiến sĩ luật mà tính thực tế của luật vẫn hạn chế
Ủy viên Thường vụ Quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết, có 55,6% các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực nhưng chưa có quy định nội dung chi tiết, tức chỉ có 44% luật có đủ điều kiện triển khai.
Tuy nhiên, tỉ lệ nợ đọng văn bản quy định chi tiết pháp luật theo báo cáo thanh tra của UB Pháp luật Quốc hội còn lên đến gần 67%. Đáng chú ý là trong số các văn bản chưa được ban hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì có đến 46 văn bản quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính và 10 văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi), mà đây lại là hai trong số văn bản luật có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tê xã hội.
Ông Hiển lý giải điều này có nghĩa luật hiệu lực thì có, nhưng không được thực hiện đúng thời điểm."Riêng về số lượng đã là đáng quan ngại, chứ chưa nói về chất lượng" - ông nhận định.
Ông dẫn ra nguyên nhân là do chất lượng xây dựng luật chưa tốt, còn tình trạng luật khung, luật ống hay luật chờ nghị định thông tin, luật khẩu hiệu (luật nghị quyết). Ông Hiển cho rằng mấu chốt vấn đề là "ý thức trách nhiệm, sự cương quyết tổ chức thực hiện chưa tốt".
Ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội - bày tỏ sự thông cảm với Chính phủ, bởi cán bộ nguồn nhân lực chưa tương xứng. Ông băn khoăn: "Vụ pháp chế của các bộ gồm toàn cử nhân luật, thậm chí thạc sĩ và tiến sĩ luật cũng rất nhiều, nhưng không hiểu sao tri thức thực tiễn để xây dựng luật vẫn hạn chế".
Ông cho rằng cần phải có cách mạng cải cách về cách làm và hoạt động của các vụ pháp chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đó là chưa kể "cùng một bộ mà thứ trưởng này phát biểu thế này, thứ trưởng khác nói khác".
Luật vừa ban hành đã... kịp lạc hậu
Ông Ksor Phước cho biết khi ông đi giám sát, vấn đề bị kêu nhiều nhất là văn bản dưới luật để hướng dẫn rất chậm, mà nội dung thì khó hiểu. Khi ra được luật thì thực tiễn đã vượt qua luật rồi.
"Khi luật được ban hành, Chủ tịch Quốc hội đã ký, Chủ tịch Nước công bố thì bản thân luật đã lạc hậu. Nhưng nghị định và văn bản hướng dẫn lại còn chậm hơn, nên ra đời xong thì đã phải sửa lại luật. Có những luật từ khi ban hành cho đến khi chưa có hiệu lực đã phải bổ sung, sửa đổi" - ông nói.
Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban Công tác đại biểu QH - "giật mình" trước thực tế triển khai văn bản quy định chi tiết luật "rất yếu".
Một lý do thường được nêu ra để lý giải cho tình trạng này là do nguồn lực hạn chế. Song bà Nương cho rằng, nếu cứ mãi phân tích và kêu ca về nguồn lực theo hướng này thì "còn lâu nữa mới khắc phục được". Bà Nguyễn Thị Nương đề nghị UB Pháp luật báo cáo kinh phí xây dựng luật từ đầu nhiệm kỳ đến nay là bao nhiêu, trong đó chi bao nhiêu cho việc triển khai thực thi các văn bản chi tiết và triển khai luật xuống cuộc sống để các đại biểu Quốc hội đánh giá.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: "Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ra rồi vẫn không làm, đến khi phải ban hành thêm Luật Phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm".
Bà Kim Ngân tóm tắt 5 nguyên nhân chủ yếu là do: "Nợ; chậm tiến độ; chưa nghiêm túc; chất lượng kém và nội dung chưa phù hợp". Bà cho biết, bình quân một luật có 6-7 văn bản luật mới thực hiện được.
Liên quan đến kiến nghị của Chính phủ về việc "Nâng cao nhận thức bộ ngành, địa phương và đề cao trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng", bà Kim Ngân cho rằng "các bộ, ngành, địa phương mà còn không có nhận thức về thi hành pháp luật thì yếu quá".
"Đây là bộ phận tinh túy xã hội, phải lựa chọn để tìm được người vào bộ máy chính trị mà còn phải đi nâng cao năng lực cho họ thì không hiểu ra sao" - Phó Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi. Theo bà, vấn đề phải là kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm và cách xử lý như thế nào.
"Trong thực tế, chúng ta chưa từng xử lý một bộ, ngành nào chưa nghiêm túc triển khai thực hành pháp luật, thì giờ ta phải siết chặt kỷ luật, chứ không phải là nâng cao nhận thức cho họ nữa" - bà nhấn mạnh.
Theo Xahoi
Xử nghịch tử đâm chết cha vì đi hát karaoke Tức giận vì thấy cha đi hát karaoke, Nhân đi uống rượu sau xỉn rồi về cầm dao đâm cha khiến ông này thiệt mạng. Nghịch tử trước vành móng ngựa. Ngày 20/9, TAND TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm, bác kháng cáo, tuyên phạt bị cáo Lê Thành Nhân (SN 1993) tù chung thân về tội giết người. Theo bản án sơ...