Bí ẩn buồng lái MH17 bị cưa đôi
Buồng lái của máy bay MH17 được cho là đã bị cưa đôi sau khi rơi xuống khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát ở miền đông Ukraine.
Một binh sỹ nổi dậy xem xét một mảnh vỡ của Mh17.
Tờ USA Today của Mỹ cho biết các quan sát viên quốc tế, những người mới được phép tiếp cận hiện trường vụ rơi máy bay MH17, cho biết họ đã phát hiện buồng lái của máy bay có vẻ như đã bị cưa đôi bằng cưa diesel.
Michael Bociurkiw, phát ngôn viên của nhóm quan sát viên quốc tế từ Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu (OSCE), cũng cho biết với tờ USA Today rằng: “Phần sau của máy bay, một trong những phần lớn nhất còn nguyên vẹn, rõ ràng là bị đập phá để vào.”
Các quan sát viên quốc tế được quân nổi dậy “hộ tống” tại hiện trường MH17 rơi.?
Video đang HOT
“Quân nổi dậy đang đưa bằng chứng ra khỏi hiện trường”, ông nói. “Tất cả làm dấy lên câu hỏi: Họ đang muốn che giấu điều gì”.
Buồng lái được tìm thấy ở hiện trường máy bay MH17 bị rơi và ngay lập tức được lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraine phong tỏa trong hai ngày sau vụ việc. USA Today dẫn lời các nhân chứng cho biết khu vực buồng lái được tìm thấy cũng là nơi những thi thể đầu tiên được đưa đi.
Giới chức trách điều tra vụ tai nạn tin rằng những mảnh vỡ lớn của buồng lái và phần thân, những bằng chứng quan trọng, đã bị đưa đi.
Các nhà điều tra Malaysia tại hiện trường MH17 rơi.
MH17 đã rơi xuống miền đông Ukraine vào ngày 17/7 vừa qua với 298 người trên khoang. Máy bay được cho là đã bị trúng tên lửa đất đối không và tên lửa này được phóng từ khu vực do quân nổi dậy Ukraine kiểm soát. Tuy nhiên cả Nga và quân nổi dậy đều phủ nhận liên quan đến vụ rơi máy bay và cho rằng chính Ukraine đã bắn MH17.
Hiện cuộc điều tra máy bay MH17 rơi đang được tiến hành, với hộp đen được đưa tới Anh để phân tích, trong khi các thi thể nạn nhân được chuyển tới Hà Lan để nhận dạng.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Vụ MH17 rơi ở Ukraine: Truyền thông Nga, Trung Quốc đổ tội CIA
Thủ phạm bắn rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines còn chưa được tìm ra, truyền thông Nga đã nhanh chóng đổ tội cho Mỹ, trong khi Trung Quốc lại bênh vực "ông hàng xóm".
Một mảnh vỡ của máy bay MH17 tại hiện trường gần làng Hrabove, Donetsk, Ukraine.
Chỉ một ngày sau khi thảm kịch máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi khiến 298 người thiệt mạng, kênh Channel One của Nga đã phát sóng chương trình tố cáo "toàn bộ vụ việc là tác phẩm của Ukraine, do Mỹ khởi xướng và hỗ trợ". Channel One cho rằng Mỹ từng lên kế hoạch tương tự trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba hồi năm 1962.
Theo kênh CNBC, khán giả Nga được Channel One tiêm nhiễm "Mỹ đã bố trí toàn bộ vì chính phủ Ukraine không đủ năng lực để làm". Kênh truyền hình của Nga giải thích động cơ của Mỹ là do e ngại tăng trưởng kinh tế mau lẹ của quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới cùng sự tiến triển của khối BRIC gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.
Channel One khắc họa Nga như người lãnh đạo của khối này dù theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, kinh tế của Nga chỉ là chú lùn bên cạnh Trung Quốc, nhỏ hơn Brazil và chỉ lớn hơn một chút so với Ấn Độ.
Trong cuộc chiến đổ lỗi cho nhau, Nga không đơn độc dù bị truyền thông phương Tây không ngừng gây sức ép. Ít nhất Nga cũng tìm được tiếng nói ủng hộ từ phương Đông. Từ cuối tuần trước, báo chí Trung Quốc liên tục chỉ trích các nước phương Tây vì đã sớm quy kết tác giả của thảm kịch là phiến quân do Nga chống lưng, ngụ ý Nga phải chịu trách nhiệm trước bạo động leo thang.
Hãng Tân Hoa Xã gọi quan chức Mỹ và Úc là "cẩu thả" trong việc vu tội cho Nga trước khi có kết luận điều tra vụ bắn rơi MH17. Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu lại mỉa mai "phiên tòa non nớt của truyền thông phương Tây không dựa trên sự thực và logic".
Đây là dấu hiệu cho thấy bất chấp khác biệt về lịch sử và hoài nghi giữa hai nước, Nga - Trung đang dần tìm được tiếng nói chung. Cả hai đang phải trải qua quan hệ căng thẳng với phương Tây và đều bị cáo buộc thực thi các chính sách ngoại giao gây mất ổn định khu vực: với Nga là Ukraine và với Trung Quốc là Biển Đông.
Trong một bài xã luận cuối tuần, Thời báo Hoàn Cầu đứng về phía Nga trong tranh chấp Ukraine. "Thủ phạm thực sự chính là tình hình hỗn loạn tại Ukraine theo sau khủng hoảng Crimea. Các quốc gia phương Tây chủ trương và ủng hộ "cách mạng dân chủ" tại Ukraine để dỗ dành nước này làm tiền đồn trong cuộc bành trướng của phương Tây. Ukraine đã phải trả cái giá quá đắt", bài báo viết. Trong mắt Trung Quốc, phương Tây phải chịu trác nhiệm cho các rắc rối tại Ukraine, quan điểm cho thấy nước Nga không cô đơn ngay cả khi ngày càng bị cô lập.
Theo Infonet
Phiến quân Ukraina lấy hệ thống tên lửa Buk ở đâu để bắn hạ MH17? Nếu phiến quân Ukraina đã sử dụng hệ thống tên lửa Buk để bắn rơi MH17, vậy họ lấy chúng từ đâu? Rất nhiều tình huống đã được đặt ra để trả lời cho câu hỏi này. Dưới ánh mặt trời oi ả vào một buổi trưa hè đầu tháng 6, một nhóm phiến quân thân Nga tại miền đông Ukraina đang đào...