Bí ẩn bức tượng Phật nằm trên ‘ Con đường tơ lụa’ và vị Nữ Đế hiểm độc nhất lịch sử Trung Quốc
Trong tín ngưỡng Phật giáo, người ta coi những bức tượng Phật là hiện thân của Đức Phật. Vì vậy, ở đâu có tượng Phật ở đó hiện hữu một cảm giác thanh tịnh và hòa bình đến lạ kì. Đức Phật sẽ ban phước lành cho tất cả chúng sinh tạc tượng của Ngài, đảnh lễ và cúng dường trước tượng của Ngài. Oai lực của Ngài sẽ rọi sáng tâm trí chúng sinh về con đường giác ngộ chân chính.
Trung Quốc vốn nổi tiếng là quốc gia tôn sùng đạo Phật, quốc gia này có nhiều địa danh linh thiêng nằm rải rác trên các sườn đồi và đỉnh núi, thu hút phật tử khắp nơi đến thiền định. Một trong số đó phải kể đến hang động Xumishan – nơi thờ cúng bức tượng Phật Di Lặc vĩ đại.
Hang động Xumishan
Hang động Xumishan gồm hơn 130 ngôi chùa Phật giáo, được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 cho đến thế kỷ thứ 10, nằm ở rìa phía đông núi Xumi thuộc khu tự trị Ningxia Hui của Trung Quốc.
Lịch sử
Quần thể các ngôi chùa thuộc hang động được bắt đầu xây dựng trong triều đại Bắc Ngụy (368-534). Địa danh này nằm dọc theo Con đường tơ lụa – tuyến đường quan trọng trong công cuộc truyền bá Phật giáo. Tuyến đường thương mại này có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của hang động Xumishan, được biểu hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí đậm văn hóa Ấn Độ và Trung Á. Trước khi xây dựng quần thể các ngôi chùa trong hang động, khu vực này được gọi là Fengyishan.
Hang động Xumishan
Hang động Xumishan được chia thành 5 khu danh lam thắng cảnh: Tháp Dafo, Cung điện Zisun, Đền Yuanguang, Đền Xiangguo và Hang Taohua. Trong các hang động, du khách sẽ bắt gặp nhiều tượng, tranh treo tường và tấm bia khắc. Các hang động tại địa danh này được xây dựng, chạm khắc vào vách đá sa thạch đỏ, nên nhiều hang động hầu như không có họa tiết trang trí. Người ta cho rằng các hang động này được xây để làm nơi trú ở của nhà sư.
Tượng Phật Di Lặc
Video đang HOT
Tượng Phật Di Lặc thuộc hang động số 5 nằm ở Sanying, Guyuan, Ningxia, Trung Quốc. Bức tượng có tổng chiều cao 20,6 m, riêng chiều cao của đầu Phật là 5 m, tai dài 3 m. Bức tượng bắt đầu được xây dựng từ đầu triều đại nhà Đường trong thời kì cai trị của Nữ Đế Võ Tắc Thiên (690 – 705 Công nguyên). Bức tượng được hoàn thành dưới triều đại của Hoàng đế Tang Xuan Zong (712 – 756 Công nguyên). Nữ Đế Võ Tắc Thiên muốn tiêu trừ nghiệp chướng và tích đức nên đã cho xây tượng Phật này. Trong thời kì trị vì của bà, bà đã gây đổ máu và chiến tranh quá nhiều.
Đến thăm ngôi làng Myanmar mưu sinh bằng cẩm thạch
Những hạt bụi mịn màu trắng bủa vây ngôi làng ở miền bắc Myanmar cũng phủ lên nhà điêu khắc Chin Win khi anh dựa vào bức tượng Phật được hoàn thành một nửa.
Một công xưởng tạc tượng tại Sagyin. Ảnh: Reuters
Chin Win nói: "Chúng tôi thật sự may mắn khi được tạc tượng Phật". Làng của Chin Win có tên Sagyin - nghĩa là cẩm thạch trong tiếng Myanmar. Ngôi làng được bao quanh bởi 7 ngọn đồi trắng.
Qua nhiều thế hệ, nghệ sĩ tại làng Sagyin đã khai thác cẩm thạch để mưu sinh. Những bức tượng Phật thường được bán ở thành phố Mandalay gần đó hoặc xuất khẩu đến Trung Quốc, Thái Lan.
Nhiều trong số hàng nghìn người dân làng Sagyin sống thoải mái nhờ mỏ cẩm thạch. Họ khai thác cẩm thạch dưới ngọn đồi, tạc thành tượng rồi bán và xuất khẩu thành phẩm.
Cẩm thạch Myanmar có màu trắng đến màu xám, thường được giá cao bởi kết cấu rắn chắc. Một phiến cẩm thạch 45 tấn có thể bán được giá 40.000 USD. Tại Sagyin, bụi cẩm thạch có thể được dùng để đánh răng, giặt quần áo. Chin Win nói: "Chúng tôi trưởng thành bằng việc hít bụi cẩm thạch. Chúng tôi sử dụng bụi cẩm thạch để làm kem đánh răng, son môi, xà phòng".
Chin Win đã tạc tượng từ năm 11 tuổi. Đá cẩm thạch thường được chạm trổ bằng tay nhưng nay đã có máy móc thay thế.
Trẻ em chơi với cẩm thạch tại một công xưởng. Ảnh: Reuters
Tượng phật được tạc bên đường ở làng Sagyin. Ảnh: Reuters
Mya Lay và đồng nghiệp chụp ảnh tại nơi làm việc. Ảnh: Reuters
Bụi cẩm thạch bám trên mặt một công nhân. Ảnh: Reuters
Mya Lay (25 tuổi) chia sẻ: "Tôi sinh ra tại làng Sagyin và trong nhiều thế hệ đây là việc chúng tôi đã làm: đàn ông chạm khắc cẩm thạch trong khi phụ nữ làm việc ở mỏ hoặc đánh bóng tượng". Nhiều năm qua, cô thường đi bộ đến mỏ từ sáng sớm và làm việc vận chuyển phiến đá cẩm thạch trên đầu cho đến tối muộn. Mya Lay nhận được thù lao 3,5 USD/ngày.
Nhưng Mya Lay nói: "Nếu có thể, tôi sẽ rời ngôi làng và tìm một công việc trong thành phố". Mya Lay chia sẻ rằng cô muốn con gái mình có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Công nhân khai thác cẩm thạch thường không đeo khẩu trang và đồ bảo hộ. Ảnh: Reuters
Tượng trong quá trình tạo tác ban đầu và thành phẩm (ảnh phải). Ảnh: Reuters
Một bức tượng phật khổng lồ chưa hoàn thiện tại làng Sagyin. Ảnh: Reuters
Cẩm thạch tại một công cưởng. Ảnh: Reuters
Một người thợ tạo tác cẩm thạch tại xưởng. Ảnh: Reuters
Phụ nữ làm công việc đánh bóng tượng Phật. Ảnh: Reuters
Nhiều người lo lắng rằng những đám mây bụi ngập tràn ngôi làng có thể khiến họ bị ốm. Việc hít phải bụi cẩm thạch được cho có liên quan đến căn bệnh bụi silic phổi.
Người lao động tại Sagyin ít khi đeo khẩu trang hoặc quần áo bảo hộ. Chủ một phân xưởng địa phương, ông Kyi Khaing cho biết hầu hết người dân quá nghèo để lo lắng về sức khỏe của họ.
Ông Kyi Khaing nói: "Tôi cho rằng bụi cẩm thạch không an toàn nhưng hầu hết người dân ở đây chị tập trung vào sinh tồn thay vì sức khỏe của họ".
Một lo lắng khác là ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Việc đóng cửa biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar khiến việc xuất khẩu tượng không được như thường lệ. Ông Kyi Khaing nói: "Tôi không thể vận chuyển các bức tượng đến bất kỳ đâu. Người mua không còn đến đây nữa".
Nhưng có một điều ông Kyi Khaing quả quyết: "Tôi tin rằng ngay cả đến khi mình chết đi thì vẫn còn đá cẩm thạch ở đây. Bất cứ nơi đâu bạn đào sẽ có đá cẩm thạch".
Khách du lịch ngán ngẩm trước những bức tượng kỳ quái của khu du lịch mới mở ở Đà Lạt Ảnh chụp những bức tượng bài trí trong không gian khu du lịch này đang nhận về nhiều sự chú ý và tranh cãi của cư dân mạng, đặc biệt là những người yêu mến xứ sở Đà Lạt bình yên. Đà Lạt là một trong những thành phố hút khách du lịch hàng đầu Việt Nam với nhiều địa điểm tham quan,...