Bí ẩn bộ tộc có đôi mắt của cá
Kỹ năng kiếm sống trong môi trường nước đã dần tiến hóa vượt trội cho các thế hệ sau ở bộ tộc này.
Sinh sống chủ yếu trên đảo Surin, giữa biên giới Myanmar và Thái Lan, bộ tộc Moken vẫn giữ cho mình lối sống du mục biển như tổ tiên họ đã sinh sống ngàn năm qua. Bộ tộc này có số dân ước tính khoảng 150 ngàn người.
Người Moken sống chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn của &’mẹ biển’, gồm tất cả sản vật dưới đáy đại dương. Điều đặc biệt kỳ lạ của tộc người này là khả năng nhìn dưới đáy biển mà không cần bất kỳ thiết bị bảo vệ mắt nào.
Từ những con cá to cho đến con vật bé như nghêu, sò, tôm cua, ốc đều khó có thể lọt qua ánh nhìn của người Moken khi họ lặn xuống biển. Chính vì khả năng siêu việt đó mà các nhà khoa học đã mệnh danh cho bộ tộc Moken là &’bộ tộc có đôi mắt cá’.
Không chỉ những người trưởng thành mà ngay cả những em nhỏ từ 5 – 7 tuổi của bộ lạc này đều có thể uốn lượn, tung tăng dưới nước như loài cá mà không cần bất kì phương tiện bảo vệ nào.
Người Moken thực sự là những con rái cá khi ngâm mình dưới biển.
Người bình thường lặn xuống đáy biển thì đôi mắt gần như &’mù’, bởi cấu tạo của mắt người chỉ thích nghi với môi trường ánh sáng và có không khí. Khả năng kỳ diệu của người Moken đã gây tò mò cho các nhà khoa học. Họ đã nghiên cứu và đưa ra giải đáp thỏa đáng.
Nhóm nghiên cứu của GS. Anna Gislen thuộc Trường Đại học Y khoa Thụy Điển cho biết bí quyết của bộ tộc này là khi lặn họ thu hẹp đồng tử lại. Đây là khả năng thích ứng và tập luyện vô thức của bộ tộc Moken.
Ngoài ra, người Moken còn có khả năng nén thủy tinh thể để chúng trở nên dày hơn bình thường, dòng ánh sáng đi vào có thể bị bẻ cong, vì vậy mà họ có thể nhìn rõ mọi vật dưới nước.
Tất cả con người, thậm chí là cả động vật có vú đều có cơ chế đặc biệt này, chỉ có điều đôi mắt của người Moken được đáp ứng, thích nghi và một số dây thần kinh thị lực phát triển mạnh hơn mà thôi.
Kỹ năng kiếm sống trong môi trường nước đã dần được tiến hóa vượt trội cho các thế hệ sau ở bộ tộc này.
Video đang HOT
Điều này giải thích cho việc trẻ em của bộ tộc Moken có khả năng tinh nhạy gấp 3 lần so với trẻ em châu Âu trong các nghiên cứu của các nhà khoa học.
Một số hình ảnh về bộ tộc kỳ lạ này:
Theo Datviet
Rợn người bộ tộc dùng gai xăm mình chi chít
Bộ tộc ở Ethiopia và Sudan đã thực hiện những hình xăm phức tạp, đẫm máu của mình bằng cách sử dụng gai và dao lam.
Cách xăm mình gây sốc này là của bộ lạc Bodi, Mursi và Surma tại Ethiopia. Theo họ, đây là một nền văn hóa lâu đời và tất cả mọi thứ là biểu hiện cho vẻ đẹp tuổi trưởng thành. Chỉ có điều, hình xăm được tạo ra từ vết thương và thịt lồi ra sau đó.
Nhưng bộ tộc Ethiopia không phải là những người duy nhất làm hình xăm từ gai cây. Tại Uganda, người Karamojong cũng nổi tiếng với vết sẹo phức tạp của họ, và bên kia biên giới Ethiopia với Sudan, người Nuer chịu những vết sẹo trên trán.
Người chứng kiến đã kể lại, cô gái 12 tuổi không nói một câu nào trong khoảng thời gian rạch da 10 phút này. Mẹ cô bé lấy một cái gai để kéo da và dùng dao lam để cắt. Có lẽ đã quá quen với phong tục này mà cô gái không có một biểu hiện đau đớn nào trên khuôn mặt. Có thể, cô phải chịu đựng bởi một tiếng rên la được coi là điều đáng xấu hổ của gia đình và vết sẹo là biểu hiện vẻ đẹp của bộ lạc.
Các bộ lạc khác, những người sống ở thung lũng Omo, trong đó có Bodi, cũng rạch da bằng vỏ cây. Sau đó họ dùng nhựa hoặc tro cây để làm cho vết thương lồi ra khi lành.
Tuy nhiên, cách xăm ghê rợn, đẫm máu này lại là cơ hội để cho các bệnh lây lan qua đường máu tăng nhanh. Ở phía nam Omo, sử dụng chung lưỡi lam khiến cho bệnh viêm gan siêu vi và AIDS ngày một lan rộng. Thế nhưng, đối với các bộ tộc, điều này không quan trọng bằng việc họ tình nguyện tạo ra những vết sẹo bởi nó là cuộc sống của họ.
Nhiều phụ nữ Surma xăm ngực và tạo khuyên môi.
Người Mursi xem vết sẹo như một dấu hiệu của vẻ đẹp và sức mạnh
Bộ tộc Menit và Surma
Một người phụ nữ từ bộ tộc Menit, sống gần với Surma tại Thung lũng Omo. Cả hai bộ tộc hiện bị đe dọa di dời do lấn chiếm rừng.
Các bộ tộc này dùng dao lam và gai nhọn để tạo hình xăm. Sau khi vết thương lành lặn sẽ tạo ra vết lồi thế này.
Vẻ đẹp biểu tượng của bộ lạc, song khi các bé gái này đi học lại phải che giấu bởi sự trêu chọc của các bạn.
Hình xăm râu của phụ nữ Afar.
Một người thuộc bộ lạc Toposa với chi chít vết xăm.
Để có được vẻ đẹp này, họ phải chịu đựng đau đớn không một tiếng kêu.
Theo Datviet
Bộ tộc mẫu hệ ở Ấn Độ sính 'phi công' trẻ Bonda - bộ lạc lâu đời ở Malkangiri, Tây Nam bang Orissa - đề cao sự chung thủy, rất khắt khe với việc ngoại tình. Được biết, dân số bộ lạc Bonda đang sụt giảm nghiêm trọng bởi tình trạng nghiện rượu không chỉ ở đàn ông mà tất cả phụ nữ, trẻ em của Bonda đều có thể uống rượu thay nước....