Bí ẩn bao trùm cái chết cố Tổng thư ký LHQ hơn 50 năm trước
Liên Hiệp Quốc ngày 18.11 đề nghị Mỹ và Anh công bố những tài liệu mật về cái chết bí ẩn của cố Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjold cách đây hơn 50 năm.
Cố Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjold – Ảnh: AFP
Ông Hammarskjold thiệt mạng sau khi chiếc máy bay Douglas DC-6 ( chuyến bay SE-BDY) chở ông rơi vào ngày 18.9.1961 ở Bắc Rhodesia, thuộc địa của Anh và hiện giờ là Cộng hòa Zambia, nam châu Phi, theo AFP.
Một ủy ban của LHQ hồi tháng 7.2015 cho biết đã phát hiện thông tin mới cho thấy máy bay có khả năng bị tấn công và câu trả lời có thể nằm trong những tài liệu mật do Mỹ và Anh nắm giữ.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng từng lên tiếng đề nghị Mỹ và Anh công bố tài liệu mật hồi tháng 7.2015. Tuy nhiên, Mỹ và Anh đã bác bỏ đề nghị của LHQ.
Video đang HOT
Ông Ban đã lặp lại lời đề nghị này vào ngày 18.11. “Có khả năng những tài liệu mật liên quan đến chuyến bay SE-BDY trong đêm 17 và rạng sáng 18.9.1961 vẫn còn tồn tại. Chính vì thế, Tổng thư ký LHQ một lần nữa đề nghị tất cả các quốc gia thành viên LHQ công bố, giải mật những tài liệu họ đang nắm giữ có liên quan đến vụ rơi máy bay”, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của ông Ban cho biết.
Mặc dù ông Dujarric không nói rõ quốc gia thành viên nào, nhưng các quan chức LHQ xác nhận với AFP rằng Anh và Mỹ đã bác bỏ lời đề nghị cung cấp thông tin.
Bí ẩn bao trùm vụ rơi máy bay trong hàng chục năm qua và ủy ban LHQ từng đề nghị Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Nam Phi và Mỹ cung cấp thông tin để phục vụ công tác điều tra.
Chuyến bay SE-BDY bị rơi khi đưa ông Hammarskjold, người Thụy Điển (lúc đó 56 tuổi) đến tham dự một cuộc đàm phán thỏa thuận ngừng bắn tại tỉnh Katanga, hiện giờ là Cộng hòa Congo, từng là thuộc địa của Bỉ.
Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết hồi tháng 12.2014, đề nghị làm sáng tỏ vụ rơi máy bay khiến ông Hammarskjold thiệt mạng.
Theo AFP, Đại hội đồng LHQ dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua một dự thảo nghị quyết mới trong ngày 19.11, đề nghị tăng cường hành động nhằm làm sáng tỏ vụ rơi máy bay này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tổng thư ký Ban Ki-moon: 'Tương lai ông Assad phải do người Syria quyết'
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phản đối chính sách của Mỹ và cho rằng tương lai của Syria, cũng như Tổng thống Bashar al-Assad, phải do người Syria quyết định.
Tổng thư ký Ban Ki-moon cho rằng tương lai của Syria, cũng như Tổng thống Bashar al-Assad, phải do người Syria quyết định - Ảnh: AFP
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho rằng tương lai của Syria, thậm chí của Tổng thống Bashar al-Assad là do người Syria quyết định, theo hãng tin độc lập RINF (trụ sở tại Lancaster, Anh) hôm nay 1.11.
"Tôi không muốn can thiệp vào tiến trình hội nghị Vienna, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn không công bằng và bất hợp lý khi số phận của một con người làm tê liệt tất cả trong cuộc đàm phán chính trị này. Điều đó không thể chấp nhận và không công bằng", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được các tờ báo Tây Ban Nha đăng hôm 31.10, theo RINF.
Tổng thư ký đưa ra nhận định của ông sau khi cuộc họp ngoại trưởng của 17 nước bao gồm Mỹ, Nga và các nước Trung Đông về vấn đề Syria ở thủ đô Vienna, Áo kết thúc hôm 30.10. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ở Syria ngày càng căng thẳng với sự can thiệp quân sự của các liên minh đối lập quốc tế.
Ông Ban Ki-moon cho rằng không thể chấp nhận khi cuộc đàm phán tìm giải pháp cho vấn đề của Syria lại bị mắc kẹt, bị phụ thuộc vào câu hỏi "tương lai của Tổng thống Bashar là gì", trong khi cuộc nội chiến tại đất nước này đã khiến 250.000 người thiệt mạng, 13 triệu người mất nhà cửa hoặc phải trốn chạy. Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đó lại không phải là vấn đề mà các nước cần đặt thành trọng tâm trong cuộc gặp ở Vienna.
"Tương lai của ông Assad là do người dân Syria quyết định", AFP dẫn lại phát biểu của ông từ bản dịch trên tờ nhật báo Tây Ban Nha El Mundo.
Về điểm này, phát biểu của Tổng thư ký Ban Ki-moon trùng với quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng "vấn đề của Syria không thể được quyết định bởi những người không phải là người Syria". Nga và đồng minh Iran phản đối yêu cầu của Mỹ và phương Tây luôn kiên quyết đòi ông Assad phải ra đi.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Câu hỏi lớn ở Liên Hiệp Quốc Sau việc đưa ra những mục tiêu phát triển bền vững mới cho thời gian từ 2015 - 2030 và bầu 5 ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ, chuyện quan trọng nhất còn lại đối với khóa họp thường niên năm nay của Đại hội đồng LHQ là chính thức khởi động quá trình bầu TTK LHQ mới kế nhiệm ông...