Bí ẩn “băng tóc”
Được mô tả lần đầu tiên cách đây gần một trăm năm, cấu trúc băng giá bất thường này được cho liên quan đến nấm và chỉ đến năm 2015 các nhà khoa học cuối cùng mới xác định ra loài nấm chịu trách nhiệm.
Phát triển dưới sự che chở của bóng tối trong mùa đông ẩm ướt, thường là giữa vĩ độ 45 đến 55 độ Bắc, hiện tượng này có thể nhanh chóng biến mất dưới lớp tuyết trắng và mặt trời.
Một kiểu “băng tóc” kì lạ.
Mặc dù nó thường được gọi là “băng giá”, nhưng điều đó không đúng về mặt kỹ thuật. Các tinh thể băng được hình thành ở nhiệt độ dưới mức đóng băng, nhưng sau đó chúng được “điêu khắc” thành những sợi tóc mịn bởi một loại nấm có tên là Exidiopsis effusa.
Chính xác làm thế nào nó có thể làm được vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng nó có thể phải tạo ra một chất ức chế tái kết tinh do nấm cung cấp.
“Cùng một lượng băng được sản xuất trên gỗ có hoặc không có hoạt động của nấm, nhưng không có hoạt động này, băng tạo thành một cấu trúc giống như lớp vỏ. Hành động của nấm cho phép băng tạo thành những sợi lông mỏng với đường kính khoảng 0,01 mm và giữ hình dạng này trong nhiều giờ ở nhiệt độ gần 0 độ C”, nhà vật lý Christian Mtzler, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Gỗ có thể được bao phủ trong lớp băng như vậy thông qua một quá trình gọi là phân tách băng, khi nước gần bề mặt cành va chạm với không khí lạnh, từ đó đưa chất lỏng vào một lớp băng mỏng, sau đó vắt qua các lỗ gỗ và đóng băng chồng lên nhau.
Khi băng tích tụ, chồng một viên pha lê lên nhau, nó làm một điều gì đó kỳ lạ. Thay vì hình thành các tinh thể băng lớn trên bề mặt gỗ, các sợi vẫn tách biệt và siêu mỏng.
Các phân tích hóa học từ năm 2015 cho thấy khi E. effusa phá vỡ gỗ, nó tạo ra các phân tử phức tạp như lignin và tannin, có thể trộn với nước lỏng và ngăn các dải băng tụ lại thành hình dạng ổn định hơn.
“Các thành phần này có thể là những thành phần ngăn chặn sự hình thành các tinh thể băng lớn trên bề mặt gỗ”, nhà hóa học Diana Hofmann, đồng tác giả cho biết.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Science Alert
"Cha đẻ" thuốc kháng sinh và phát minh vĩ đại cứu sống hàng triệu người
Ngày nay, chúng ta đã quá quen với thuốc kháng sinh. Nhờ nó mà hàng loạt căn bệnh viêm nhiễm từng đe doạ sức khoẻ của nhân loại đã được khống chế.
Thuốc kháng sinh cũng là người hùng cứu sống hàng triệu sinh mạng trong thế chiến thứ 2. Nhưng bạn có biết rằng, "phương thuốc kỳ diệu" này đã được phát minh một cách tình cờ, nhờ sự bừa bộn và đãng trí của một nhà hoá học nổi tiếng. Tên của ông là Alexander Fleming.
Theo người nổi tiếng
"Đứng tim" ảnh khó tin có thật, chắc chắn phải nhìn 2 lần Những hình ảnh ấn tượng này có thể gây hiểu nhầm ngay khi bạn vừa nhìn nhưng nếu dừng lại lâu hơn, chắc chắn sẽ có bất ngờ dành cho bạn. Nguồn: Lolwot Đây là một loài động vật ngoài hành tinh? Những hình ảnh khó tin nhưng có thật, có thể gây hiểu nhầm này chỉ là một hình ảnh ấn tượng...