Bí ẩn ao nước màu tím ở Nam Cực
Một sinh viên người Mỹ và nhóm nghiên cứu đã rất bất ngờ khi phát hiện ra một ao nước màu tím xuất hiện ở Nam Cực đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Hình ảnh ao nước màu tím kì lạ ở Nam Cực.
Scott Hotaling, một nghiên cứu sinh tiến sĩ đến từ Đại học Washington, hiện đang tiến hành nghiên cứu thực địa ở lục địa cực nam để phục vụ cho nghiên cứu về sinh lý học và bộ gene của loài côn trùng đặc hữu lớn nhất ở Nam Cực đã tình cờ gặp một ao nước màu tím nổi bật trong khi làm việc trên hòn đảo nhỏ Humble nằm ngay ngoài khơi Nam Cực.
Hotaling nói rằng cái ao nằm gần trạm Palmer, rất gần bờ biển và ở độ cao chỉ khoảng 5 mét so với mực nước biển. Không thể giải thích được vì sao ao nước này lại có màu tím như vậy, Hotaling đã buộc phải nhờ các đồng nghiệp và các nhà khoa học trên Twitter của mình để cùng tìm lời giải.
Đảo Humble được biết đến như một môi trường sinh sống quan trọng với một số loài chim cánh cụt nên Hotaling cho biết thêm rằng anh ta tin rằng màu sắc có thể đến từ đàn chim cánh cụt ở gần đó gây ra. Nhưng một số người lại cho rằng do phấn hoa oải hương hoặc cũng có khả năng là kết quả của của các vi sinh vật.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng đó là sự nở hoa do vi khuẩn màu tím (sinh vật quang hợp không oxy hóa). Nếu không có mùi H2S (mùi trứng thối), thì các sinh vật đang phát triển cách sử dụng ánh sáng từ các nguồn năng lượng quanh đó”, nhà vi trùng học Michael Madigan nhận định.
Tuy nhiên, Hotaling cho rằng khu vực xung quanh ao không có mùi khó chịu, ít nhất là nhóm của anh ta không thể ngửi thấy nó trên những con hải cẩu voi gần đó.
Stefano Amalfitano, một nhà sinh thái học biển khác lại lưu ý rằng ao nước màu tím kỳ lạ này là một ví dụ về các vi khuẩn tím thường thấy ở Nam Cực. Một số loài vi khuẩn có thể nhắc đến là Halobacterium halobium, Dunaliella salina hoặc Rhodocylcus purpureus.
Mặc dù nhiều nhà khoa học trên Twitter yêu cầu một mẫu thu thập tại hiện trường để có thể nghiên cứu thêm nhưng Hotaling nói rằng anh ta không có kế hoạch theo dõi cái ao màu tím bí ẩn vì giấy phép mà nhóm của anh ta hiện đang làm việc không cho phép thu thập mẫu. Chính điều này là một khó khăn đến nay khiến ao tím bí ẩn ở Nam Cực này vẫn là một dấu hỏi lớn chưa được giải đáp.
Trang Phạm
Ao nước giữa Nam Cực đột nhiên chuyển thành màu tím, khoa học bất ngờ và đến giờ vẫn chưa hiểu tại sao
Tím chắc chắn không phải sắc màu thường thấy của một hồ nước. Vậy mà một cái ao tại Nam Cực bỗng nhiên chuyển sang sắc màu này, mà khoa học vẫn đang tranh cãi nguyên nhân.
Thời buổi tưởng như dân mạng sẽ chẳng quan tâm đến thứ gì khác ngoài dịch bệnh, nhưng không! Mới đây, mạng xã hội đã lan truyền tấm ảnh hết sức lạ về một ao nước tại Nam Cực. Lý do tấm ảnh được quan tâm thì chỉ cần nhìn là thấy: Nó có màu tím!
Scott Hotaling - sinh viên chương trình tiến sĩ tại ĐH Bang Washington, đang thực hiện nghiên cứu thực địa tại Nam Cực nhằm tìm hiểu về tập tính sinh học của loài côn trùng lớn bậc nhất châu lục này. Nhưng trong quá trình làm việc, Hotaling đã bắt gặp chiếc ao với sắc tím hết sức kỳ lạ, tọa lạc trên hòn đảo đá Humble.
Chiếc hồ nước lạ do Hotaling chia sẻ
Hotaling cho biết, ao nước nằm gần trạm Palmer, rất sát biển, cao hơn mực nước biển khoảng 5m và khá nông. Nhưng tại sao màu nước lại kỳ lạ như vậy? Hotaling không biết, và để có câu trả lời, anh quyết định... lên Twitter và hỏi các đồng nghiiệp trong ngày.
Được biết, hòn đảo Humble được xem là môi trường sống tự nhiên hết sức quan trọng của một số loài chim cánh cụt. Hotaling phỏng đoán, màu sắc này nhiều khả năng là do tổ chim gần đó gây nên. Dẫu vậy, một số nhà khoa học khác thì tin rằng có thể nguyên nhân là do vi khuẩn bùng nổ.
"Dựa trên sắc tím của vi khuẩn, tôi dám chắc đây là loại khuẩn tiến hóa để quang hợp không cần oxy. Nếu quanh đó không có mùi trứng thối (khí hydro sulfua), thì chúng có thể phát triển bằng ánh sáng từ các nguồn năng lượng xung quanh" - Michael Madigan, nhà vi sinh vật học chia sẻ. Tuy nhiên, Hotaling sau đó đã đưa thêm dữ kiện là cái ao không có mùi quá kinh khủng - ít nhất là theo những gì đội nghiên cứu của anh cảm nhận sau khi so sánh với đàn hải tượng đang nằm gần đó.
Stefano Amalfitano - chuyên gia sinh thái học đại dương thì nhận định chiếc hồ là một ví dụ thú vị về sự phát triển mạnh của các loài vi khuẩn có khả năng nhuộm màu tại Nam Cực. Một số loài có thể kể đến như Halobacterium halobium, Dunaliella salina, hoặc Rhodocylcus purpureus.
Nguyên nhân vì sao chiếc ao có màu sắc như vậy vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên về mặt tích cực, Hotaling cho rằng mạng xã hội đang là công cụ hết sức tuyệt vời để cộng đồng khoa học trao đổi cùng nhau.
"Twitter thực sự là nơi rất tuyệt. Chúng tôi thấy một thứ thú vị, chia sẻ nó lên và thu được rất nhiều kiến thức "xịn". Dĩ nhiên là cũng có hiệu ứng xấu, nhưng ở trải nghiệm của tôi thì toàn là tích cực." - Hotaling nhận xét.
Nhiều nhà khoa học đã lên Twitter với mong muốn có được một mẫu nghiên cứu, nhưng Hotaling cho biết anh hiện chưa có kế hoạch tiếp tục tìm hiểu thêm về chiếc ao này. Bởi lẽ, giấy phép nghiên cứu họ đang có không cho phép thu thập mẫu vật.
"Chủ yếu tôi muốn chia sẻ ở đây, với mong muốn cộng đồng khoa học có thể lập ra nghiên cứu riêng về chiếc ao này, hoặc các môi trường tương tự ở nơi khác!'
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp băng giá và chim cánh cụt ở Nam Cực Nhiếp ảnh gia người Hà Lan có chuyến trải nghiệm thú vị ngắm vẻ đẹp băng giá và đàn chim cánh cụt ở Nam cực. Ba mẹ con chim cánh cụt tại Nam Cực Nam cực là nơi giá lạnh nhất trên Trái đất với kỷ lục đo được là âm 89 độ C. Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực...