Bí ẩn âm mưu ám sát Kim Nhật Thành
Cách đây gần 50 năm, Hàn Quốc từng huấn luyện một đơn vị đặc biệt có nhiệm vụ ám sát lãnh đạo CHDCND Triều Tiên khi đó là Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Các thành viên một đơn vị biệt kích của Hàn Quốc Business Insider
Giới quan sát cho rằng thông tin về âm mưu sát hại Chủ tịch Kim Nhật Thành đã làm sáng tỏ phần nào cuộc chiến gián điệp bí mật của Hàn Quốc chống Triều Tiên thời hậu chiến, cùng việc chính quyền Seoul đối xử tàn tệ với công dân của mình trước khi tiến trình dân chủ hóa bắt đầu ở Hàn Quốc vào năm 1987.
Đơn vị 684
Ngày 21.1.1968, 15 năm sau Chiến tranh Triều Tiên, các biệt kích Triều Tiên bị phát hiện âm mưu ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee. Trong trang phục binh sĩ Hàn Quốc, các biệt kích miền Bắc đã cố gắng vượt biên giới và chỉ còn cách Nhà Xanh, nơi ở và làm việc của tổng thống Hàn Quốc tại thủ đô Seoul vài trăm mét. Sau một cuộc đấu súng ác liệt với các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc, 29 trong số 31 biệt kích hoặc bị tiêu diệt hoặc tự sát. Một trong 2 người trốn thoát trở lại miền Bắc và được thăng quan tiến chức, trong khi người còn lại bị bắt giữ và ân xá trước khi trở thành mục sư ở Hàn Quốc.
Vụ tấn công trên đã khiến giới chức Hàn Quốc khi đó nổi giận. Theo trang tin Business Insider, nhằm trả đũa các âm mưu của miền Bắc, Hàn Quốc đã lên kế hoạch ám sát của riêng mình chỉ 3 tháng sau đó.
Cụ thể, quân đội nước này đã tuyển mộ 31 người từ các nhà tù hoặc sống lang thang trên đường phố để thành lập Đơn vị 684. Nhiệm vụ của đơn vị này là vượt biên giới rồi tìm đường đến thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên để hạ sát Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Video đang HOT
Cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành và con trai – cố lãnh đạo Kim Jong-il AFP
Trang tin Mỹ dẫn các nguồn tin cho biết 31 người nói trên được đưa đến Silmido, một hòn đảo không người ở của Hàn Quốc trên Hoàng Hải, sau khi nhận được những lời hứa hẹn của giới chức quân đội về lương bổng và việc làm một khi hoàn thành sứ mệnh được giao.
Chế độ huấn luyện trên đảo Silmido được cho là cực kỳ khắc nghiệt. Theo các nguồn tin được Business Insider viện dẫn, hơn 1/5 trong số những người được tuyển mộ đã thiệt mạng trong quá trình rèn luyện các kỹ năng được cho là cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bao nhiêu công sức và mồ hôi của họ cuối cùng đã “đổ sông đổ biển”, do sứ mệnh ám sát Chủ tịch Kim Nhật Thành bị bãi bỏ sau khi quan hệ căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên bất ngờ hạ nhiệt.
Phẫn nộ sau 3 năm tập luyện gian khổ và không được phép rời đảo, các thành viên của Đơn vị 684 đồng loạt nổi loạn.
Cuộc nổi loạn trên đảo
Ông Yang Dong-su, một trong 6 sĩ quan huấn luyện sống sót sau vụ nổi loạn năm 1971, đã kể lại biến cố này trong một cuộc phỏng vấn trên tờ The New York Times hồi năm 2004. Ông Yang cho biết vào buổi sáng hôm xảy ra vụ việc, đa số đội ngũ huấn luyện vẫn còn say khướt sau khi được uống rượu lần đầu tiên kể từ lúc ra đảo. Những người được tuyển mộ đã xông vào phòng một viên chỉ huy, dùng búa đập chết người này trước khi ra tay với những sĩ quan huấn luyện khác và lính canh. Bản thân ông Yang đã bị bắn ngay cổ nhưng may mắn toàn mạng.
Sau cùng, nhóm người nổi loạn rời đảo và cướp một chiếc xe buýt để đi đến thủ đô Seoul. Tuy nhiên, họ đã bị lực lượng hữu trách chặn lại. Một cuộc đấu súng đã nổ ra và kết quả là chỉ còn 4 thành viên đội biệt kích sống sót. Những người này sau đó đã bị tòa án quân sự kết án tử hình.
Tính minh bạch xung quanh sự tồn tại của Đơn vị 684 vẫn là một vấn đề ở Hàn Quốc. Suốt nhiều thập niên, Hàn Quốc vẫn luôn bác bỏ thông tin liên quan đến đơn vị này, thậm chí có những thông tin rằng chính phủ đã gán ghép những người được tuyển mộ là “điệp viên có vũ trang” của miền Bắc sau cuộc nổi loạn năm 1971.
Tuy nhiên, cuối năm 2003, người dân Hàn Quốc hết sức ngạc nhiên khi một bộ phim đề cập âm mưu ám sát Chủ tịch Kim Nhật Thành được công chiếu. Bộ phim được sản xuất dựa trên một bài báo và một cuốn sách về cùng đề tài, đã thu hút một số lượng người xem kỷ lục. Chính điều này buộc quân đội Hàn Quốc phải lên tiếng.
Đến tháng 2.2004, trong phản ứng đầu tiên về cả bộ phim nói trên cũng như cuộc nổi loạn trên đảo Silmido năm 1971, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Dae-yeon thừa nhận sự tồn tại của Đơn vị 684. Ông cũng xác nhận 7 người mất tích tại thành phố Okcheon năm 1968 chính là thành viên của đơn vị này, sau khi nhận được đơn thỉnh cầu của gia đình họ muốn quân đội hỗ trợ tìm kiếm. Tuy nhiên, theo tờ Korea JoongAng Daily, mãi đến năm 2006, chính phủ Hàn Quốc mới chịu công bố báo cáo chính thức về Đơn vị 684 và chương trình huấn luyện của họ. Đến năm 2010, tòa án Seoul mới đưa ra phán quyết cho phép gia đình những người thiệt mạng trong cuộc nổi loạn năm 1971 hưởng một khoản tiền bồi thường tổng cộng 253 triệu won (hơn 5 tỉ đồng).
Nguyên nhân dẫn đến cuộc nổi loạn đến nay vẫn là điều bí ẩn. Theo bộ phim trên, chính quyền Hàn Quốc đã quyết định giết những người được tuyển mộ vì họ biết quá nhiều. Những người tuyển mộ biết được ý định này nên đã chủ động ra tay.
Dù Đơn vị 684 chưa bao giờ đặt chân đến Triều Tiên, song nhiều điệp viên Hàn Quốc khác đã làm việc này. Ông Jung Gil-ryong, một cựu điệp viên hiện là tổng thư ký một tổ chức của các cựu điệp viên và thân nhân, cho biết khoảng 200 trong số 1.100 thành viên thuộc tổ chức của ông đã sang miền Bắc. Không có số liệu chính thức về vấn đề này, nhưng theo các nghị sĩ vận động cho việc bồi thường các cựu điệp viên, hơn 7.700 người đã vượt biên giới để thực hiện các sứ mệnh đặc biệt từ năm 1953 – 1972. Khoảng 5.300 người được cho là đã không trở lại, theo The New York Times.
Biệt đội ám sát của Triều Tiên
The tờ Mirror, biệt đội ám sát được Triều Tiên cử đi “hành thích” Tổng thống Park Chung-hee năm 1968 có tên gọi Đơn vị 124. Đơn vị này được thành lập năm 1967. Kim Shin-jo, thành viên sống sót của nhóm biệt kích, kể lại rằng trong quá trình huấn luyện, họ phải hành quân giữa thời tiết giá lạnh, bị bỏ đói và phải bắt rắn, ếch trong rừng để ăn. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất là phải đào những ngôi mộ để ẩn nấp. “Chúng tôi ngủ với những bộ hài cốt. Nó khiến bạn chẳng biết sợ là gì và sẽ chẳng có ai tìm kiếm bạn trong một nấm mộ”, ông Kim nói.
Năm 1997, Bình Nhưỡng từng cử hai sát thủ sang miền Nam bắn chết ông Yi Han-yong, một người Triều Tiên đào tẩu vốn là cháu vợ của cố lãnh đạo Kim Jong-il. Đến năm 2010, hai sát thủ đóng giả người đào tẩu đã tìm cách ám sát ông Hwang Jang-yop, người đào tẩu từng là thầy dạy của ông Kim Jong-il. Mặc dù phải mất 4 năm huấn luyện, song âm mưu này đã bị phá vỡ, hai sát thủ bị bắt và bị tống giam.
Hiện giới chức Hàn Quốc đang lo ngại Bình Nhưỡng sẽ đẩy mạnh việc triển khai sát thủ qua miền Nam để thực hiện các chiến dịch ám sát trước làn sóng đào tẩu của các quan chức miền Bắc trong thời gian qua.
Theo Thanh Niên
Hiến pháp Triều Tiên thay đổi cách gọi các nhà lãnh đạo
Trong bản hiến pháp mới thông qua, Triều Tiên đã thay đổi cách gọi trước đây đối với các nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.
Hiến pháp mới của Triều Tiên thay đổi cách gọi với các lãnh đạo nhà. Ảnh minh họa: Yonhap.
Phần giới thiệu của bản hiến pháp Triều Tiên mới sửa đổi và được đưa lên cổng thông tin Naenara của nước này hôm 4/9 đã thay đổi cách gọi thường thấy đối với cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, theoYonhap.
"Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thể hiện ý chí vĩ đại của đồng chí Kim Nhật Thành và tư tưởng của đồng chí Kim Jong-il về chủ thể của tổ quốc xã hội chủ nghĩa", hiến pháp Triều Tiên sửa đổi nhấn mạnh. Bản hiến pháp Triều Tiên năm 2013 gọi hai nhà lãnh đạo này là "đồng chí lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành và đồng chí lãnh đạo tối cao Kim Jong-il".
Bản hiến pháp mới được thông qua hồi tháng 6 của Triều Tiên không gọi ông Kim Jong-un là chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên. Thay vào đó, văn kiện này coi chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên là lãnh đạo tối cao của đất nước. Ông Kim Jong-un là đương kim Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên.
Ông Kim Nhật Thành là người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sau khi ông qua đời năm 1994, con trai ông là Kim Jong-il lên kế nhiệm vị trí lãnh đạo Triều Tiên, sau đó qua đời vì bệnh tim cuối năm 2011. Ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo đương nhiệm, là con trai của Kim Jong- il.
Giáo sư Kim Yong-hyun, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Hàn Quốc, cho rằng việc hiến pháp Triều Tiên thay đổi cách gọi các nhà lãnh đạo là "điều đáng quan tâm". "Động thái này có thể cho thấy Triều Tiên muốn người dân tập trung vào nhà lãnh đạo hiện tại là Kim Jong-un thay vì người cha và ông nội quá cố", ông Kim Yong-hyun nói.
Văn Việt
Theo VNE
200 phù hiệu có hình ông Kim Jong-il xuất hiện ở Hàn Quốc Hàn Quốc đang điều tra nguyên nhân 200 phù hiệu có hình cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il được tìm thấy gần sân bay chính ở Seoul. Cố lãnh đạo Kim Jong-il khi còn sống. Ảnh: Reuters. AFP đưa tin cảnh sát và tình báo Hàn Quốc hôm nay đang điều tra về việc các phù hiệu có hình cố lãnh đạo...