Bí ẩn 80 năm ‘khinh khí cầu ma’ của Hải quân Mỹ
Tháng 8/1942, khinh khí cầu L-8 trở về sau chuyến tuần tra bờ biển California để tìm tàu ngầm Nhật Bản, nhưng phi hành đoàn hai người của nó đã biến mất, trở thành một bí ẩn vẫn chưa có lời giải sau 8 thập niên.
Hình ảnh khí cầu nhỏ L-8 trước khi xảy ra vụ biến mất của 2 phi công. Ảnh: smithsonian
Khoảng 6 giờ sáng 16/8/1942, chiếc khinh khí cầu nhỏ L-8 của Hải quân Mỹ cất cánh từ một sân bay nhỏ trên đảo Treasure, một hòn đảo nhân tạo được xây dựng ở Vịnh San Francisco. Trên khoang lái L-8 khi đó có hai người là Trung úy Ernest DeWitt Cody và Thiếu úy Charles Ellis Adams.
Năm giờ sau, chiếc L-8 rơi xuống con phố ngoại ô ở Daly City, California gần đó, làm hỏng các mái nhà và đứt đường dây điện. Đội cứu hỏa địa phương đã buộc phải rời đám cháy ở ngọn đồi gần đó để nhanh chóng đến địa điểm này để dập tắt lửa và giải cứu phi hành đoàn của khinh khí cầu nhỏ. Nhưng họ nhanh chóng phát hiện ra không có ai để cứu. Cả hai phi công bằng cách nào đó đã biến mất. Các tờ báo sau đó đặt cho L-8 biệt danh gắn liền với nó cho đến ngày nay: Khinh khí cầu ma.
Vào thời điểm đó, Mỹ đã tham chiến được hơn 8 tháng. Người Mỹ lo lắng về nguy cơ phát xít Nhật Bản tấn công Bờ Tây nước này, vì vậy để theo dõi tàu ngầm Nhật Bản, Hải quân Mỹ đã tập hợp một phi đội khí cầu ở đó, giống như việc họ đã làm ở Bờ Đông để tuần tra tàu ngầm phát xít Đức.
Hầu hết khí cầu Hải quân Mỹ lựa chọn cho nhiệm vụ này đều là khinh khí cầu nhỏ. Không giống như khí cầu với khung kim loại bên trong, chẳng hạn như khí cầu zeppelin của Đức, khinh khí cầu nhỏ bao gồm một quả bóng chứa đầy khí, với giỏ khí cầu được gắn bên dưới. Vì tính đơn giản của chúng, các khí cầu nhỏ có thể dễ dàng vận hành bởi phi hành đoàn ít người. Chúng thậm chí có thể ở trên cao và trôi nổi mà không cần phi hành đoàn trừ khi bóng khí của chúng bị thủng và khí gas rò rỉ ra ngoài.
Nhà sử học hàng không Dan Grossman chia sẻ với tạp chí Smithsonian: “Khinh khí cầu nhỏ có khả năng hoạt động hoàn hảo cho tuần tra ven biển. Chúng có thể ở trên không trong thời gian dài, bay chậm và bay ở độ cao thấp, lơ lửng trên mục tiêu và hoạt động trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và trần mây thấp, tất cả đều là những thứ mà máy bay cánh cố định ở thời điểm đó không thể làm được”.
L-8 trước đây là khí cầu nhỏ mà công ty sản xuất lốp xe Goodyear chế tạo cho mục đích quảng cáo. Vào đầu năm 1942, Hải quân Mỹ đã trưng dụng nó cùng với bốn khí cầu dòng L khác và đặt chúng tại sân bay Moffett ở hạt Santa Clara, California.
Video đang HOT
L-8 rơi xuống khu phố tại Daly City, California. Ảnh: smithsonian
Cả Cody và Adams đều là những phi công lái khinh khí cầu có kinh nghiệm. Cody (27 tuổi), tốt nghiệp Học viện Hải quân năm 1938. Adams (34 tuổi), đã gia nhập Hải quân hơn một thập niên. Anh ta đã sống sót sau thảm họa khinh khí cầu nổi tiếng: vụ va chạm và rơi khí cầu U.S.S. Macon ngoài khơi bờ biển California năm 1935.
Người đàn ông thứ ba, thợ máy James Riley Hill, đã ở trên khinh khí cầu một thời gian ngắn, nhưng Cody đã ra lệnh cho anh ta rời đi ngay trước khi L-8 rời Đảo Treasure. Hill tin rằng Cody lo lắng về trọng lượng tăng thêm trên chiếc L-8.
Một tiếng rưỡi đầu tiên của hành trình dường như không có gì bất ổn. Sau đó, vào lúc 7 giờ 50 phút sáng 16/8/1942, Cody và Adams thông báo qua đài phát thanh rằng họ đã phát hiện ra vết dầu loang trong nước – một dấu hiệu cho thấy có thể xuất hiện tàu ngầm – và đang điều tra nó. Đó là lần cuối cùng thế giới bên ngoài nghe được tin tức từ họ.
Lo lắng khi L-8 không báo cáo lại, Hải quân Mỹ đã điều máy bay tìm kiếm chiếc khí cầu nhỏ. Nỗi sợ hãi lắng xuống khi một căn cứ quân sự gần đó báo cáo rằng khinh khí cầu nhỏ hạ cánh ở đó và hai phi công đã thoát ra ngoàitin tức này sau đó nhanh chóng được chứng minh là sai. Thay vào đó, khinh khí cầu đã hạ xuống một bãi biển cách đó khoảng một dặm. Người dân cho biết không có ai ở trên phương tiện này. Một số người tìm cách ghìm giữ khí cầu lại, nhưng nó vẫn bứt lên không và trôi về phía Daly City.
Cảnh sát và lực lượng cứu hỏa ở Daly City đã phát hiện phần cửa khoang điều khiển của L-8 mở nhưng không có dấu hiệu cháy hoặc hư hỏng nào khác. Đài radio của L-8 vẫn hoạt động bình thường và dù của cả hai phi công vẫn còn nguyên. L-8 bị mất một trong những bom chìm chống tàu ngầm mà nó thường mang theo. Tuy nhiên, quả bom này sau đó được phát hiện trên một sân golf gần đó. Ngoài hai phi công, thứ duy nhất biến mất là áo phao của họ. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì đó là thông lệ tiêu chuẩn khi các phi công mặc áo phao trong chuyến bay.
Bức ảnh chụp phi công Ernest DeWitt Cody năm 1938. Ảnh: smithsonian
Bí ẩn thêm khó hiểu khi các nhà điều tra thăm dò thêm. Vùng biển ngoài khơi San Francisco ngày hôm đó tấp nập tàu đánh cá cũng như các tàu của Hải quân và Cảnh sát biển, vì vậy rất nhiều người đã quan sát được chuyển động của khinh khí cầu nhỏ này. Theo lời khai mà các nhà điều tra đã ghép nối lại thì L-8 đã thả hai đèn báo khói xuống vết dầu loang để đánh dấu vị trí của nó, sau đó bay lên cao hơn. Một chiếc thủy phi cơ Pan Am Clipper đi ngang qua đã quan sát thấy L-8 đang bay. Một chiếc máy bay tìm kiếm phát hiện ra nó ở độ cao 609 mét, cao gấp đôi so với mức L-8 thường bay. Trong khi đó, trên mặt đất, hàng trăm người đã thấy L-8 dần xì hơi và ngày càng biến dạng khi nó trôi dạt trên bầu trời.
Các nhân chứng đưa ra những lời kể trái ngược nhau. Một số tuyên bố họ không nhìn thấy ai trên khinh khí cầu. Một người phụ nữ đang cưỡi ngựa trong khu vực cho biết cô ấy đã sử dụng ống nhòm và phát hiện không chỉ hai mà là ba người đàn ông trên tàu. Những người khác nói rằng đã nhìn thấy những người đàn ông nhảy dù.
Hải quân tiếp tục tìm kiếm vùng biển ngoài khơi San Francisco trong nhiều ngày. Nhưng không có dấu vết nào về hai phi công và những chiếc áo phao cũng chưa bao giờ được tìm thấy.
Khoang điều khiển L-8. Ảnh: smithsonian
Trong những thập niên tiếp theo, nhiều giả thuyết đã xuất hiện. Có giả thuyết cho rằng hai phi công đã bị phát xít Nhật bắt giữ. Thêm vào đó còn có giả thiết họ đã bị sát hại bởi một kẻ trốn trên khinh khí cầu, họ đã giết nhau trong cuộc tranh giành, họ bị người ngoài hành tinh bắt cóc… Nhiều chuyên gia ngày nay ủng hộ giả thuyết rằng họ chỉ đơn giản là bị ngã, có thể là khi một người đi sửa chữa thứ gì đó bên ngoài tàu và bị trượt chân, tiếp theo là người kia cố gắng cứu anh ta và cũng bị ngã. Hải quân cũng ủng hộ lời giải thích đó, nhưng thừa nhận đó chỉ là “phỏng đoán”.
Những người khác cho rằng một phi công đã rơi từ khinh khí cầu và người còn lại nhảy xuống biển để hỗ trợ anh ta. Nhưng nhà sử học Grossman bác bỏ ý tưởng đó. Ông nói: “Chắc chắn có khả năng cả hai sĩ quan vô tình rơi xuống biển. Nếu một sĩ quan ngã xuống biển, người kia sẽ ở trên khinh khí cầu nhỏ gọi hỗ trợ từ radio và đánh dấu vị trí của đồng đội. Có bản năng ăn sâu trong bất kỳ người lính Hải quân nào là không từ bỏ con tàu của mình trừ khi thực sự cần thiết”.
L-8 quay trở lại phục vụ Hải quân sau khi được sửa chữa. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nó quay trở về với công ty Goodyear. Đến năm 1982 nó “về hưu” và phần khoang điều khiển được chuyển đến trưng bày ở Bảo tàng Hàng không Hải quân quốc gia ở Pensacola, Florida.
Khi đường dây nóng quân sự Mỹ - Trung im lìm sau sự cố trong quan hệ song phương
Trong vòng vài giờ sau khi tiêm kích F-22 thuộc Không quân Mỹ bắn rơi khinh khí cầu của Trung Quốc bay ngang qua không phận nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã liên hệ với người đồng cấp Trung Quốc thông qua một đường dây đặc biệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Austin muốn có trao đổi nhanh chóng để giải thích mọi thứ và giảm bớt căng thẳng. Nhưng Lầu Năm Góc cho biết nỗ lực của ông Austin hôm 4/2 đã thất bại khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từ chối tham gia cuộc điện đàm.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ từ chối cuộc gọi từ Bộ trưởng Austin sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ vì Mỹ đã "không tạo ra bầu không khí thích hợp" để đối thoại và trao đổi". Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào ngày 9/2 tuyên bố động thái của Mỹ đã "vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quốc tế và tạo ra một tiền lệ nguy hiểm".
Hãng thông tấn AP cho biết, theo quan điểm của người Mỹ, việc thiếu loại hình liên lạc khủng hoảng đáng tin cậy đang làm gia tăng mối nguy hiểm trong mối quan hệ Mỹ - Trung hiện nay - thời điểm mà quân đội Trung Quốc đang lớn mạnh và căng thẳng với Mỹ gia tăng. Nếu không có khả năng để các tướng lĩnh hai bên có thể làm sáng tỏ mọi thứ một cách nhanh chóng, người Mỹ lo lắng rằng những hiểu lầm, báo cáo sai hoặc va chạm ngẫu nhiên có thể khiến một cuộc đối đầu nhỏ trở thành xung đột lớn hơn.
Bà Bonnie Glaser tại Quỹ Marshall (Đức) cho biết vấn đề không phải là thiếu sót kỹ thuật với thiết bị liên lạc mà là sự khác biệt cơ bản trong cách Trung Quốc và Mỹ nhìn nhận giá trị và mục đích của các đường dây nóng giữa quân đội hai bên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghi ngờ toàn bộ khái niệm của Mỹ về đường dây nóng. Họ coi đó là một kênh của Mỹ để trao đổi về cách thoát khỏi sự phản đối đối với một hành động khiêu khích.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Ely Ratner ngày 9/2 đã đề cập đến khó khăn trong việc liên lạc giữa quân đội với quân đội của Mỹ và Trung Quốc. Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Ratner nhận định các tướng lĩnh Mỹ kiên trì nỗ lực mở thêm đường dây liên lạc với các đối tác Trung Quốc. "Cho đến nay, quân đội Trung Quốc vẫn chưa đáp trả kêu gọi đó", ông Ratner nói.
Nhiều chuyên gia và quan chức Mỹ nhận định rằng việc Trung Quốc từ chối đường dây nóng quân sự khi căng thẳng gia tăng khiến Tổng thống Joe Biden cùng các nhà ngoại giao và phụ tá an ninh hàng đầu của ông phải nỗ lực xây dựng kênh liên lạc của riêng họ với Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức hàng đầu khác của Trung Quốc.
Tổng thống Biden đã nhấn mạnh việc xây dựng các đường dây liên lạc với Trung Quốc để "quản lý một cách có trách nhiệm" sự khác biệt. Sau cuộc gặp vào tháng 11/2022 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden đã có thông báo rằng hai chính phủ sẽ nối lại một loạt các cuộc đối thoại mà Bắc Kinh đã ngừng lại sau chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện khi đó là bà Nancy Pelosi.
Cái được coi là đường dây nóng quân sự và dân sự giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là những chiếc điện thoại màu đỏ cổ điển trên bàn. Theo thỏa thuận năm 2008, đường dây nóng quân sự Trung - Mỹ là một quy trình gồm nhiều bước, trong đó mỗi bên chuyển tiếp yêu cầu cho phía còn lại về một cuộc gọi chung hoặc hội nghị video trực tuyển giữa các quan chức hàng đầu trên đường dây được mã hóa. Phía bên kia có 48 giờ trở lên để trả lời. Bên cạnh đó, thỏa thuận này không hề ngăn cản các quan chức hàng đầu nói chuyện ngay lập tức.
David Sedney, cựu phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, người đã đàm phán về hệ thống này, cho biết Washington đã mất hàng thập niên nỗ lực để khiến Bắc Kinh đồng ý với hệ thống liên lạc quân sự này. Ông tiết lộ rằng khi người Mỹ gọi điện chúc mừng vào một số ngày lễ của Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc sẽ bắt máy và nói lời cảm ơn. Nhưng với những điều nhạy cảm hơn, các nhân viên trả lời điện thoại sẽ nói: "Chúng tôi sẽ kiểm tra. Ngay khi lãnh đạo của chúng tôi sẵn sàng nói chuyện, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn". "Nhưng chẳng có gì xảy ra cả", ông Sedney cho biết.
Tình báo Mỹ đưa ra báo cáo giữa sự cố khí cầu làm quan hệ Washington - Bắc Kinh căng thẳng Một khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc đã bay qua Hawaii và Florida khi đi vòng quanh Trái Đất vào năm 2019, bốn năm trước khi Mỹ bắn hạ vật thể tương tự vào cuối tuần trước, theo báo cáo tình báo của lực lượng không quân Mỹ. Cơ quan chức năng thu hồi mảnh vỡ của khinh khí...