Bí ẩn 3 xác ướp có lưỡi vàng trong lăng mộ cổ ở Ai Cập
Các nhà khảo cổ tìm thấy ba xác ướp có chiếc lưỡi ngậm vàng tại Ai Cập.
Bí ẩn 3 xác ướp có lưỡi vàng trong lăng mộ cổ ở Ai Cập
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hài cốt của ba cư dân Ai Cập cổ đại. Đó là một người đàn ông, phụ nữ và trẻ em có những chiếc lưỡi bằng vàng.
Các chuyên gia cho rằng người ta làm như vậy để coi như một kho báu có khả năng giúp người chết có thể nói chuyện với vị thần Osiris ở thế giới bên kia.
Các xác ướp thuộc một trong hai ngôi mộ lân cận. Một trong những ngôi mộ đã bị bọn trộm cướp phá, chứa hài cốt của một người phụ nữ và một đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng ngôi mộ của người đàn ông thuộc thời kỳ Saite vẫn còn khá nguyên vẹn.
Họ chết vào khoảng năm 525 trước Công nguyên vào cuối triều đại Saite, đây là lần cuối cùng người Ai Cập bản địa trị vì vương quốc của họ trước cuộc chinh phục của người Ba Tư vào thế kỷ 6 trước Công nguyên.
Esther Pons Mellado, giám đốc sứ mệnh khảo cổ của Oxyrhynchus cho biết: “Phát hiện rất quan trọng. Vì hiếm khi tìm thấy một ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn”.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu phát hiện xác ướp có lưỡi vàng tại địa điểm khảo cổ Oxyrhynchus, gần thị trấn El Bahnasa ngày nay, cách thủ đô Cairo khoảng 160 km về phía nam.
Oxyrhynchus từng là nơi nổi tiếng với giấy cói mà người ta thường tìm thấy tiếng Hy Lạp cổ đại, tiếng Latinh và các ngôn ngữ khác.
Ngôi mộ của người đàn ông chứa một xác ướp nằm trong một cỗ quan tài bằng đá vôi có nắp hình người, cùng với bốn chiếc lọ hình tròn chứa nội tạng của người quá cố. Đi cùng với đó là bùa hộ mệnh bao gồm một con bọ hung, chuỗi hạt màu xanh lá cây và khoảng 400 bức tượng nhỏ.
Những bức tượng nhỏ này giống với thần Horus, một vị thần Ai Cập Cổ đại thường đại diện là một người đàn ông với đầu giống con chim ưng, có nhiệm vụ bảo vệ.
Các nhà sử học từ lâu đã kết luận rằng các vật dụng cá nhân chứa trong quan tài để đi cùng người chết đến với thế giới bên kia.
Đây là lần thứ hai trong năm các nhà khảo cổ tìm thấy lưỡi vàng trong khu chôn cất của người Ai Cập cổ đại.
Vào tháng 1/2021, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập phát hiện xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi bằng vàng tại Taposiris Magna, địa điểm khảo cổ trên bờ biển Địa Trung Hải, Ai Cập.
Xác ướp nữ ca sĩ bí ẩn trong cỗ quan tài cổ chưa bao giờ được mở nắp
Cỗ quan tài chứa xác ướp 2.700 tuổi của nữ ca sĩ nhà thờ Ai Cập cổ đại chưa từng được mở nắp nhưng đã bị thiêu rụi trong một vụ hỏa hoạn ở nơi đất khách quê người.
Theo Ancient Pages, năm 1875, hoàng đế Brazil Dom Pedro II (1825-1891) có chuyến thăm Ai Cập và được quốc vương Ai Cập Ismail Pasha tặng cho cỗ quan tài tuyệt đẹp chứa một xác ướp còn nguyên vẹn bên trong làm quà.
Là người yêu thích tìm hiểu lịch sử và văn hóa Ai Cập cổ đại, hoàng đế Dom Pedro II đã đưa chiếc quan tài 2.700 năm tuổi đến cung điện São Cristóvão của ông, nơi nó được trưng bày cho đến năm 1889.
Cỗ quan tài tuyệt đẹp chứa xác ướp ca sĩ nhà thờ kiêm nữ tu Ai Cập cổ đại trước khi bị thiêu rụi.
Được biết nhân vật nằm bên trong quan tài là Sha-Amun-en-su, ca sĩ nhà thờ kiêm nữ tu Ai Cập cổ đại sinh ra vào khoảng năm 800 trước Công nguyên và sống trong Vương triều thứ 22 của Ai Cập do Pharaoh Shishak (Sheshonq I) cai trị.
Khi còn sống, Sha-Amun-en-su là một thành viên quan trọng của xã hội. Những đồ vật danh dự tinh xảo, tuyệt đẹp được chôn cùng bà bên trong quan tài là minh chứng cho điều này.
Theo những dòng chữ tượng hình trên quan tài thì Sha-Amun-en-su là một "Heset", có nghĩa là "ca sĩ". Bà là con gái một ca sĩ của đền thờ Amun. Các thành viên của Heset là những nữ ca sĩ kiêm nữ tu tại đền thờ Amun. Họ thực hiện trọng trách làm lễ cho các vị thần và nữ thần. Trong các nghi lễ và lễ hội, Sha-Amun-en-su tham gia vào một số nghi thức và hát thánh ca để tôn vinh thần Amun.
Tuy nhiên đa phần thông tin về Sha-Amun-en-su rất ít ỏi. Các nhà nghiên cứu không biết khi nào, ở đâu và ai đã khai quật quan tài của Sha-Amun-en-su. Chỉ biết rằng, quan tài của bà được tìm thấy ở đâu đó gần Thebes (một trong những thành phố quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại), nhưng vị trí chính xác thì không thể xác định được. Cũng không có thông tin gì về gia đình của ca sĩ kiêm nữ tu này, nhưng một dòng chữ trên quan tài tiết lộ bà có một cô con gái nuôi.
Bên cạnh đó quan tài của Sha-Amun-en-su chưa bao giờ được mở ra nên các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu xác ướp bên trong bằng công nghệ tia X.
Xác ướp được bảo quản trong tình trạng khá tốt.
Theo đó, xác ướp của nữ ca sĩ dường như được bảo quản trong tình trạng khá tốt, không có chấn thương hay thương tích. Điều này cho thấy bà qua đời vì nguyên nhân tự nhiên ở tuổi 50. Sha-Amun-en-su có hàm răng nguyên vẹn, cổ họng được bao phủ bởi một lớp bọc nhựa để bảo vệ họng nhằm đảm bảo bà vẫn có thể tiếp tục cất tiếng hát ở kiếp sau. Trong số đồ tạo tác danh dự của Sha-Amun-en-su có một con bọ hung hình trái tim được làm bằng đá xanh tuyệt đẹp có khắc tên của bà.
Tiếc rằng các chuyên gia chưa kịp tìm hiểu sâu hơn về cỗ quan tài cùng xác ướp quý hiếm thì nó đã bị phá hủy trong một vụ hỏa hoạn sau nhiều lần "gặp nạn".
Lần đầu do một trận bão, chiếc quan tài đã bị gió thổi rơi khỏi giá trưng bày trong cung điện São Cristóvão của Brazil. Nó bị thổi bay và đâm vào cửa sổ văn phòng của hoàng đế Dom Pedro II.
Sau đó dù được sửa lại nhưng cỗ quan tài không thể hoàn chỉnh như ban đầu. Đến năm 1889, món cổ vật được chuyển đến bảo tàng Quốc gia Rio de Janeiro để được trưng bày và nghiên cứu trong nhiều năm.
Song vào ngày 2/9/2018, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi mọi đồ vật trong bảo tàng này. Cỗ quan tài của Sha-Amun-en-su cùng với xác ướp nữ ca sĩ cổ đại bí ẩn và tất cả các đồ tạo tác bằng vàng của bà cũng bị ngọn lửa "nuốt trọn".
Đây là một tổn thất lớn đối với giới khảo cổ và những người quan tâm đến lịch sử Ai Cập cổ đại, vì một tuyệt tác đã biến mất và nhiều bí ẩn về cỗ quan tài vẫn chưa được khám phá cũng bị chôn vùi mãi mãi.
Khó giải xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới Các chuyên gia mới công bố phát hiện xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới. Thi hài này có niên đại vào thế kỷ thứ nhất tại Ai Cập. Người phụ nữ qua đời khi mang thai khoảng 6,5 - 7,5 tháng. Các nhà khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Ba Lan làm việc trong Dự án Xác ướp...