Bí ẩn 3 chiếc ô tô Ấn Độ nhập về Việt Nam có giá tới 1,5 triệu đô
Theo báo cáo từ Tổng cục Hải Quan, tháng 7/2020, Việt Nam chi tới 1,5 triệu USD để nhập chỉ 3 xe ô tô từ Ấn Độ.
Ô tô nhập khẩu Ấn Độ có giá trị trung bình tới 500.000 USD mỗi chiếc
Báo cáo từ Tổng cục Hải quan, tháng 7/2020, Việt Nam nhập khẩu 4.760 ô tô các loại với tổng trị giá đạt 107.685.928 USD. Trong đó, Thái Lan là nước xuất khẩu ô tô sang Việt Nam nhiều nhất với 2.324 xe trong tháng 7. Xếp sau là Indonesia với 1.302 chiếc. Tuy vậy, giá trị trung bình mỗi chiếc ô tô nhập khẩu về Việt Nam cao nhất lại thuộc về Ấn Độ, khi chỉ nhập về 3 xe nhưng tổng giá trị lên tới 1.500.000 USD.
Như vậy, mỗi chiếc xe ô tô từ Ấn Độ nhập về Việt Nam trong tháng 7 có giá trị nhập khẩu trung bình tới 500.000 USD (khoảng 11,53 tỷ đồng). Điều này trái ngược với hồi giữa năm 2016, khi giá trị trung bình ô tô Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam chỉ khoảng 5.300 USD (khoảng 122 triệu đồng).
Trong tháng 7/2020, xếp sau Ấn Độ, Anh là nước có giá trị trung bình ô tô nhập khẩu cao thứ hai, đạt 102.212 USD (tháng 7 ô tô từ Anh nhập khẩu về Việt Nam có 19 chiếc, trị giá 1.942.033 USD). Đứng ở vị trí thứ ba là Hàn Quốc khi nhập khẩu 121 ô tô các loại, đạt giá trị 8.660.504 USD. Trung bình mỗi xe nhập khẩu từ Hàn Quốc có giá trị 71.574 USD.
Tuy có số lượng nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất song giá trị trung bình ô tô từ Thái Lan và Indonesia lại thấp nhất. Trung bình, giá trị ô tô Thái Lan nhập khẩu về Việt Nam là 16.307 USD (khoảng 376 triệu đồng) và Indonesia là 10.841 USD (khoảng 250 triệu đồng).
Hiện tại, ô tô nhập khẩu về Việt Nam từ Thái Lan và Indonesia hầu hết là xe bán tải, các mẫu ô tô giá rẻ như Mitsubishi Attrage, Xpander, Honda Brio,…, SUV 7 chỗ có giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng và một số mẫu sedan hạng D như Toyota Camry hay Honda Accord.
Cũng theo báo cáo Tổng cục Hải quan, tình hình nhập khẩu ô tô tại Việt Nam đã khởi sắc hơn so với tháng trước. Lượng ô tô nhập khẩu về nước trong tháng 7/2020 tăng 35% về lượng và 10% về giá trị so với tháng 6/2020. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, cả nước đã nhập khẩu 44.973 ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 47,5% về lượng và 47,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Bán tải là phân khúc không bị ảnh hưởng về sự cạnh tranh khi có ưu đãi giảm lệ phí trước bạ cho xe CKD bởi toàn bộ xe bán tải tại Việt Nam đều nhập khẩu từ Thái Lan
Theo một vài chuyên gia nhận định, ô tô nhập khẩu về Việt Nam sụt giảm không phải gặp vấn đề về nguồn cung mà các hãng đã chủ động nhập khẩu ít xe lại, bởi sức mua trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, ô tô nhập khẩu cũng đang gặp khó khi cạnh tranh với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước (CKD) khi khách mua xe CKD được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ từ Chính phủ. Để cạnh tranh, nhiều mẫu xe nhập khẩu đã phải giảm giá bán mạnh, hoặc hãng xe tung ra ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ để tự tạo thế cân bằng với xe CKD.
Hãng nào bán được nhiều xe nhất tại thị trường Việt Nam?
Sau 7 tháng đầu năm 2020, thị trường ô tô đã có nhiều biến động với những ảnh hưởng của Covid-19 và sự thay đổi của các chính sách, giá xe...
Thị trường ô tô Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu năm 2020, nhưng đang hồi phục dần trong giai đoạn giữa năm và có cơ hội cao sẽ hồi phục vào giai đoạn "nước rút" cuối năm. Điều này được nhiều người dự đoán thông qua việc theo dõi thị trường và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Nhưng trong tháng 7 vừa qua, thị trường vẫn chưa có cải thiện rõ rệt so với tháng trước.
Theo đó, tháng 7 vừa qua đánh dấu tháng đầu tiên áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ dành cho khách hàng mua ô tô lắp ráp nội địa, thực tế cho thấy tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tăng không đáng kể so với tháng trước đó, chỉ 0,3%, đạt 24.065 xe, và thậm chí giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường ô tô Việt đang gặp nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Sản lượng của ô tô lắp ráp trong nước chỉ tăng 2% so với tháng trước, đạt 16.088 chiếc, và số lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc là 7.977 chiếc, giảm 2% so với tháng 6/2020.
Tuy nhiên, đa số các hãng xe tại Việt Nam đều có mức tăng doanh số tháng 7/2020 so với tháng trước đó, điển hình như: Suzuki, Toyota, Ford, Isuzu, Kia, Mazda và Nissan. Trong số đó, Suzuki sở hữu mức tăng cao nhất, lên tới 39%, dù tất cả các sản phẩm kinh doanh ở Việt Nam của hãng này đều được nhập khẩu.
VinFast chỉ tăng nhẹ 2% doanh số so với tháng 6, đạt tổng cộng 2.214 chiếc trong tháng 7. Fadil vẫn là mẫu xe thành công nhất với 1.577 chiếc, tăng trưởng 15,6%. Tuy nhiên, hai mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 lại đang có xu hướng giảm, với lần lượt chỉ 355 và 282 chiếc bán ra.
Doanh số các thương hiệu ô tô tại Việt Nam trong tháng 7.
Mitsubishi đã giảm doanh số 6% so với tháng trước đó dù hai mẫu xe bán chạy nhất của hãng - Xpander và Outlander - đều đang được lắp ráp trong nước và hưởng mức giảm 50% lệ phí trước bạ.
Giảm mạnh nhất trong tháng 7 vừa qua là Honda (63%), điều này phần lớn đến từ sự "thất thế" quá lớn của hai mẫu xe chủ lực là City và CR-V. Nhưng theo dự đoán, hãng này sẽ tăng trưởng doanh số trở lại trong thời gian tới khi CR-V lắp ráp nội địa chính thức được bán ra, hưởng lợi thế về lệ phí trước bạ.
Trong khi đó, TC Motor đã có một tháng 7 thành công với toàn bộ sản phẩm là xe Hyundai lắp ráp trong nước. Đây cũng chính là thương hiệu xe giành được "ngôi vương" trong tháng 7 vừa qua khi đứng đầu về doanh số bán hàng tại Việt Nam với 7.606 chiếc, tăng 35,5% so với tháng 6/2020.
Nổi bật nhất trong dải sản phẩm của TC Motor là Hyundai Accent, mẫu xe này đã dẫn đầu về doanh số với 2.219 chiếc trong tháng 7/2020, tăng trưởng 90,7%. Tucson và Santa Fe cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 62% và 47%.
Tuy nhiên, nếu tính theo nhà sản xuất thì Thaco sẽ ở vị trí đầu tiên với doanh số 8.430 xe bán ra, gộp từ các thương hiệu Kia, Mazda, Peugeot,...
7 tháng đầu năm đã trôi qua vừa với những "thăng trầm" của thị trường xe Việt Nam do đại dịch Covid-19, các hãng xe cũng đã "vật lộn" tốt để đạt được những doanh số bán hàng tốt nhất, dù chưa thể phục hồi lại như năm ngoái.
Doanh số của các thương hiệu ô tô tại Việt Nam (VinFast chỉ gửi thống kê từ tháng 5)
Hyundai vẫn là thương hiệu được người tiêu dùng Việt ưa chuộng nhất trong khoảng thời gian đã qua của năm 2020, với doanh số 35.620 xe. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, con số này vẫn thấp hơn 16%, điều này khá dễ hiểu trong hoàn cảnh cả nước đã thực hiện cách ly xã hội trong tháng 4/2020 do dịch Covid-19.
Ở vị trí cuối cùng là Nissan với chỉ 1.204 chiếc bán ra trong 7 tháng đầu năm. Có lẽ kết quả kinh doanh không khả quan là một trong những lý do khiến Nissan chấm dứt hợp đồng sản xuất với nhà máy Tan Chong Motor ở Đà Nẵng và hiện chưa rõ số phận của thương hiệu này tại Việt Nam sẽ ra sao.
Sau 7 tháng đầu năm 2020, Ford đang là hãng xe du lịch phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giảm doanh số 42% so với cùng kỳ năm ngoái, giai đoạn cuối năm hứa hẹn sẽ còn nhiều khó khăn cho hãng khi lợi thế về phí trước bạ chỉ được áp dụng cho mẫu EcoSport lắp ráp trong nước.
Trong khi đó, Suzuki lại tăng trưởng 5% trong cùng giai đoạn, nhưng doanh số của hãng này ngoài xe du lịch còn có các mẫu xe thương mại. Bên cạnh đó, Isuzu cũng là một trong các hãng hiếm hoi có mức tăng trưởng với 4%.
Sắp đến giai đoạn nước rút cuối năm, các hãng xe ở Việt Nam chắc chắn sẽ phải tung những chiêu bài ưu đãi để kích cầu người tiêu dùng nhằm cứu vãn tình hình kinh doanh năm 2020. Ít nhất trong tháng Ngâu sắp tới (tháng 7 âm lịch), thị trường ô tô có thể sẽ đón hàng loạt khuyến mại hấp dẫn./.
Hưởng ưu đãi kép, giá lăn bánh KIA Cerato còn bao nhiêu? Sau khi giảm giá và phí trước bạ, tại Hà Nội, khách hàng chỉ cần từ 564,8 triệu đồng là có thể lăn bánh chiếc KIA Cerato 1.6 MT. Được hưởng lợi kép, khách hàng mua KIA Cerato trong tháng 7 chỉ tốn từ 564,8 triệu đồng KIA Cerato - mẫu xe bán chạy nhất của KIA trong tháng 6/2020 với 1.046 xe...