Bị 3 thanh niên tông, gái trẻ có nguy cơ mất cơ hội đi nước ngoài
Cô nữ sinh trẻ học điều dưỡng đã qua cơn nguy kịch nhưng có nguy cơ lỡ việc du học bên Nhật sau khi bị 3 thanh niên đi xe máy tông phải.
Nữ sinh bị đa chấn thương nặng
Nữ sinh trẻ tên L.T.H.H (SN 1992 – xã Đồng Tân, Ứng Hòa, Hà Nội). Sau tai nạn, nạn nhân được chuyển vào bệnh viện Vân Đình (Ứng Hòa) sơ cứu nhưng do tình trạng quá nặng nên phải chuyển lên bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng đa chấn thương, chấn động não, vỡ xương hàm – mặt, mất máu, da nhợt nhạt, gãy xương tay, chân…
BS Thái Ngọc Bình, khoa Chấn thương chung và vi phẫu, bệnh viện Quân y 103 cho biết: “Bệnh nhân H. đối mặt với nhiều nguy cơ, nếu không xử lý kịp thời có thể bị sốc do chấn thương, nguy hiểm dẫn đến tử vong.
Ngay khi đưa xuống khoa, chúng tôi đã tiến hành điều trị tích cực, phẫu thuật cắt lọc vết thương, cố định lại phần xương gãy ngay trong đêm.
Hiện nữ sinh H đã qua cơn nguy kịch
Hiện H. đã qua cơn nguy kịch, phản xạ tốt. Khi sức khỏe bệnh nhân ổn định, chúng tôi sẽ thực hiện chuyển bệnh nhân lên khoa Răng – Hàm – Mặt điều trị tiếp.
Mẹ của bệnh nhân chia sẻ: “Hôm xảy ra tai nạn, con gái tôi đi bộ trên đường thì bị chiếc xe máy chở 3 thanh niên tông vào. Theo người dân quanh đó, nhóm người này đều có dấu hiệu uống rượu, bia.
H học điều dưỡng, dự kiến đầu tháng 4/2019 sẽ lên đường sang Nhật làm việc. Gia đình tôi phải xin hoãn đến tháng 5/2019 nhưng tình trạng này không biết, cháu có kịp hồi phục để đi hay không?”.
70% ca cấp cứu ở bệnh viện liên quan đến rượu bia
Video đang HOT
Tiến sĩ – BS Hoàng Tăng Bình – Phó chủ nhiệm khoa Cấp cứu, bệnh viện Quân y 103) cho biết, trung bình từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết Nguyên đán, bệnh viện tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân/1 ngày, tăng khoảng 20% so với ngày thường.
Trong số đó, 70% ca cấp cứu là liên quan đến rượu như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, ngộ độc rượu, tai nạn giao thông, xô xát sau khi sử dụng rượu, bia…
Sau khi tiếp nhận, xử lý sơ bộ, trường hợp nặng khoa Cấp cứu làm thủ tục chuyển bệnh nhân sang các chuyên khoa phù hợp điều trị. Nhiều trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng, đòi hỏi phải xử trí nhanh và kịp thời mới bảo toàn được tính mạng.
Trong đó số vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia tăng cao, kíp trực cấp cứu phải gồng mình, làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm.
Đề phòng tình trạng tăng đột biến, ngay từ trước Tết, ban lãnh đạo bệnh viện cũng như khoa Cấp cứu đã lên kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để sẵn sàng xử trí, cứu chữa người bệnh kịp thời.
Trong hai ngày mùng 4 và mùng 5 Tết (7/2 và 8/2 dương), khoa Cấp cứu tiếp nhận 2 trường hợp loạn thần do rượu.
Bệnh nhân được gia đình đưa đến trong tình trạng nói nhảm, hành vi không bình thường, có dấu hiệu hoang tưởng, hành hung cả người nhà và bác sĩ.
BS Hoàng Tăng Bình – khoa Cấp cứu bệnh viện Quân y 103.
“Hai bệnh nhân này đều có tiền sử nghiện rượu lâu năm, tinh thần không tỉnh táo, phải điều trị dài ngày tại bệnh viện.
Loạn thần xảy ra khi cơ thể không đào thải được độc tố trong rượu, gây ứ động, tác động nặng nề đến hệ thần kinh trung ương.
Từ đó gây rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan, thận, ảnh hưởng đến vùng cảm xúc và tác động đến chức năng điều khiển hành vi.
Một số người thường xuyên sử dụng rượu, bia nhưng vì lý do nào đó, họ dừng đột ngột cũng gây ra loạn thần (hội chứng cai rượu).
Người bị loạn thần có biểu hiện run rẩy, giật mình hoảng hốt, thậm chí là lên cơn co giật, xuất hiện ảo giác. Trong cơn ảo giác họ có thể tấn công bất kỳ ai”, BS Bình nhấn mạnh.
Ngoài ra, các trường hợp khác là tai nạn giao thông, chấn thương do đánh nhau khi dùng rượu bia. Sau khi thăm khám lâm sàng, kết quả kiểm tra máu cho thấy họ đều có nồng độ cồn lớn trong người.
Khi gặp tai nạn trong lúc say rượu, nạn nhân sẽ không có các phản xạ chống đỡ nên tổn thương cũng nặng nề hơn.
“Dịp Tết khoa tôi còn tiếp nhận vài trường hợp ngộ độc, tiên lượng nguy kịch do uống rượu có chứa cồn công nghiệp methanol phải chuyển sang khoa A7 (Chống độc) điều trị lọc máu.
Với đối tượng bị say nặng, chúng tôi tiến hành truyền dịch, thải độc… đến khi tình trạng bệnh nhân trở lại bình thường.
Tôi nghĩ, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng rượu, bia. Các cơ quan quản lý cũng cần siết chặt vấn đề sản xuất và bán rượu, bia”, BS Bình chia sẻ.
Số liệu tổng hợp từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế:
Tính đến sáng mùng 4 Tết đã có 35.366 ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông, chiếm 19,4% trong tổng số khám, cấp cứu trong dịp Tết.
Trong số này có 12.678 trường hợp phải nằm viện điều trị, theo dõi, và 141 trường hợp tử vong tại các bệnh viện, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện.
Ngoài ra, trong 6 ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, cả nước đã có 16.885 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do tai nạn sinh hoạt, trong đó có 21 trường hợp tử vong; có 2.517 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 1,4% trong tổng số khám, cấp cứu.
Diệu Bình
Theo vietnamnet
Nghịch pháo tự chế theo công thức trên mạng, 2 bé trai bị dập nát bàn tay
Chơi pháo tự chế, 2 bé trai ở Nghệ An đã phải nhập viên trong tình trạng đa chấn thương, bàn tay dập nát do pháo nổ trong quá trình chơi.
Thông tin từ Khoa CTCH - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, đơn vị vừa qua đã tiếp nhận 2 bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện với tình trạng bàn tay bị dập nát do bị pháo nổ.
Bàn tay dập nát do pháo nổ. Ảnh minh họa
Trường hợp đầu tiên là Bé T. T. K (9 tuổi) quê ở Tân Thành, Yên Thành, Nghệ An, bị tai nạn pháo nổ, đa vết thương nham nhở bàn tay trái do trước đó Kiên mua diêm về nhà chơi, sau đó cạo đầu đỏ lấy thuốc diêm cho vào 1 đoạn đũa sắt rỗng rồi lấy que nén bột lại. Quả pháo tự chế này nổ tung khi bị tác động khiến bàn tay trái của K. bị dập nát.
Một bệnh nhân khác là P.T.B (15 tuổi), trú tại Hưng Nguyên, Nghệ An, nhập viện cũng do bị pháo nổ, vết thương hở, lộ xương bàn ngón số 1 phức tạp, gãy xương ngón tay cái. B. cho biết mình bị thương do tự chế pháo bằng cách giã nát đầu que diêm rồi lấy chất bột đỏ trộn với phốt pho cạo ra từ vỏ bao, quấn giấy lại làm thành pháo nổ, cách làm em tìm hiểu được trên mạng.
Các bác sĩ cảnh báo trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh, người đốt thường phải tiếp xúc rất gần nên khi phát nổ dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay, cổ, ngực... Vùng tổn thương có thể nhanh chóng phù nề, cản trở hô hấp, gây suy hô hấp.
Bỏng vùng mặt, cổ dễ để lại di chứng thẩm mỹ về sau, ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân. Bỏng ở hai tay và bàn tay sẽ bị sẹo co kéo.
Nguyên Khôi
Theo phunuvietnam
Giám đốc BV trích 1 tháng lương nỗ lực cứu đôi chân bệnh nhân Bệnh nhân cầu cứu các bác sĩ với mong muốn không bị cắt mất đôi chân. Ngày 21-1, thông tin từ bệnh viện E (Hà Nội), cho biết nơi đây vừa trải qua hơn 8 giờ phẫu thuật để cứu đôi chân cho một bệnh nhân bị tại nạn giao thông. Bệnh nhân là một nam thanh niên, trên đường đi làm về...