BHYT: Bớt gánh nặng cho dân
Hôm 27-9, Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân với mục tiêu tăng số người tham gia, mở rộng phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế.
Đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 đặt ra mục tiêu tới năm 2015 đạt 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt trên 90% dân số có BHYT. Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), khác với các dự thảo lần trước chỉ chú trọng mở rộng về số lượng người tham gia BHYT lần này, dự thảo đề xuất lộ trình BHYT toàn dân trên cả 3 phương diện: số người tham gia, quyền lợi dịch vụ và tăng chi trả từ quỹ BHYT.
Người rất cần lại chưa được tham gia
So sánh tỉ lệ người dân tham gia BHYT ở thời điểm hiện tại là 64,9% với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân không có sự chênh lệch quá xa, tuy nhiên, bà Hương cho rằng để đạt được điều này còn rất nhiều thách thức. “Việc mở rộng đối tượng bao phủ còn nhiều khó khăn, kể cả những đối tượng bắt buộc tham gia BHYT cũng chưa đạt 100%. Đối tượng tự nguyện vì nhiều lý do tỉ lệ tham gia không cao. Trong khi đó nếu so sánh với những nước có điều kiện hơn như Hàn Quốc cũng mất 26 năm cho tiến trình này, còn Nhật Bản và Thái Lan mất đến 36 năm, trong khi Việt Nam mới có 20 năm thực hiện BHYT”- bà Hương nói.
Tham gia BHYT, người dân được hưởng lợi nhiều hơn trong khám chữa bệnh. Ảnh: XUÂN THẢO
Cũng theo bà Hương, hơn 30% người dân chưa tham gia BHYT phần lớn là những người rất cần thẻ BHYT. Họ là những người cận nghèo, nông dân, học sinh – sinh viên, lao động tự do cuộc sống còn khó khăn nếu bị ốm đau, bệnh trọng mà không có thẻ BHYT rất dễ bị nghèo hóa. Với đối tượng cận nghèo, mới chỉ có hơn 27% có thẻ BHYT mặc dù ngân sách Nhà nước và địa phương đã hỗ trợ 70%-90% mệnh giá thẻ.
Video đang HOT
Vì thế dự thảo đề án này đã đề xuất hỗ trợ nhóm học sinh – sinh viên 50% giá trị thẻ BHYT. Với nhóm người cận nghèo, cũng đề xuất ngân sách sẽ hỗ trợ nốt 30% giá trị tiền thẻ BHYT còn lại đối với người dân thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi hoặc các đối tượng mới thoát nghèo dưới 2 năm.
Luật BHYT đã quy định từ 1-1-2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT từ ngân sách Nhà nước cho đối tượng nông – lâm – ngư – nghiệp, trong dự thảo đề án BHYT toàn dân đã đề xuất tăng mức hỗ trợ này lên 50% vì đời sống của đối tượng này vẫn thực sự khó khăn. “Tuy nhiên, 3 năm nay tiêu chí thế nào là “hộ nông dân có mức sống trung bình” vẫn chưa xác định được nên chưa thể cấp thẻ BHYT cho nhóm này”- bà Hương nói.
Mức phí thấp, thụ hưởng cao
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng so với các nước trong khu vực, mức đóng BHYT của Việt Nam thấp (khoảng 550.000 đồng/người/năm) nhưng người bệnh lại có những ưu đãi khá lớn như chi trả nhiều loại thuốc đặt trị đắt tiền, ung thư và hàng loạt kỹ thuật cao… Tính nhân văn của BHYT là sự chia sẻ cộng đồng giữa người khỏe và người ốm, phòng tránh rủi ro tài chính liên quan tới đau ốm, nhất là với nhóm người nghèo.
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, cũng khẳng định tham gia BHYT, quyền lợi của người bệnh sẽ được bảo đảm tốt hơn, nhất là khi giá viện phí mới vừa được áp dụng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng do công tác tuyên truyền còn hạn chế nên người dân chưa hiểu rõ lợi ích của việc mua thẻ BHYT. Lý giải tại tình trạng này, bà Hương cho rằng một phần là do chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu người dân, thủ tục khám chữa bệnh BHYT phiền hà, quyền lợi của người tham gia BHYT vẫn bị hạn chế.
“Trước đây tiền khám bệnh chỉ có 3.000 đồng/lần, ai cũng có thể bỏ tiền ra khám. Các gói dịch vụ cũng chưa tính đúng, tính đủ nên giá trị chi trả của BHYT quá thấp. Một ca phẫu thuật hết hơn 1 triệu đồng trong khi quỹ BHYT chỉ thanh toán khoảng 100.000 đồng thì chẳng bõ để người bệnh chật vật với các thủ tục” – bà Hương phân tích.
Tuy nhiên, với chính sách viện phí mới, các dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ… nhiều ý kiến cho rằng người dân sẽ cảm thấy lợi ích thiết thân của thẻ BHYT. “Đơn cử với các bệnh nhân chạy thận nhân tạo mỗi năm tiêu tốn từ 80 – 100 triệu đồng, nếu có thẻ BHYT người bệnh chỉ phải trả khoảng 20 triệu đồng, còn không sẽ là gánh nặng lớn đối với gia đình” - bà Hương dẫn chứng.
Tiền thuốc và viện phí còn cao
Với đề án BHYT toàn dân, Bộ Y tế cũng cam kết sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, từng bước đổi mới cơ chế tài chính để năm 2015 giảm chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40% và dưới 30% vào năm 2020. Hiện tiền chi trực tiếp từ hộ gia đình vẫn chiếm 49,3% viện phí và khoảng 70% tiền mua thuốc. Trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chi phí này không nên vượt quá 30% – 40%.
Theo NGỌC DUNG (Người lao đông)
Viện phí sẽ còn tăng nữa
Theo Bộ Y tế, tới đây viện phí sẽ tính cả cơ cấu lương, phụ cấp cho nhân viên y tế chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học... nên sẽ còn tăng nữa.
Ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban Chính sách BHYT, lưu ý: Bộ Y tế cần kiểm soát tình trạng lạm dụng kỹ thuật, đặc biệt khi đã điều chỉnh giá tăng, vì nhiều cơ sở khám chữa bệnh chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, sử dụng máy móc thiết bị được trang bị từ nguồn vốn xã hội hóa quá mức cần thiết, so với tình trạng bệnh lý kê sai số lượng, đơn giá thuốc, lạm dụng khám cận lâm sàng (chụp chiếu, xét nghiệm), thậm chí bệnh nhân nằm ghép vẫn phải thanh toán mỗi người/định suất giường bệnh. Tại các BV, tình trạng xã hội hóa không chỉ là các thiết bị hiện đại, đắt tiền mà còn xã hội hóa các thiết bị "phổ thông" như siêu âm đen trắng. Đây là thiết bị có tần suất sử dụng rất lớn, có thể lên đến 60-80% trong số bệnh nhân vào khám ở các BV lớn.
Viện phí tăng, nhiều người bệnh lại lao đao trong việc chi trả. Ảnh chụp tại quầy thu tiền khám, chữa bệnh, BV Chợ Rẫy - Ảnh: Hà Minh
"Với mức điều chỉnh giá được phê duyệt, chi phí cho đợt điều trị ước tăng 30-40%. Do đó, nếu không có BHYT thì người dân chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định. Trong khi đó, hiện vẫn còn gần 40% người chưa tham gia BHYT. Ngay cả người có thẻ BHYT thì mức chi trả (5-20%) khi viện phí tăng cũng gây khó khăn nhất định", ông Bằng phân tích.
Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này đã có 21 bệnh viện (BV) T.Ư được phê duyệt khung giá viện phí mới, mức giá trung bình 90-95% so với khung giá tối đa. Trước mắt, sau 3 tháng triển khai, các BV phải có báo cáo đầy đủ số thu theo giá mới, chi tiết theo nhóm dịch vụ và so sánh với giá cũ để có đánh giá, kịp thời phát hiện bất hợp lý nếu có.
Bộ Y tế cũng xác định, hiện tại cơ cấu giá mới chỉ tính các yếu tố trực tiếp, nhưng tới đây viện phí sẽ tính cả cơ cấu cho lương, phụ cấp cho nhân viên y tế chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học khấu hao nhà cửa thiết bị y tế lớn, nghĩa là giá dịch vụ y tế sẽ tiến đến tính đúng, tính đủ, và sẽ còn tăng thêm so với hiện tại. "Do đó mong muốn cháy bỏng của chúng tôi là BHYT toàn dân", Bộ trưởng Kim Tiến nói. Theo bà Tiến, một thẻ BHYT khoảng 500.000 đồng/năm nhưng khi vào viện, mức thanh toán có thể lên đến cả trăm triệu đồng với bệnh nặng, còn bình thường cũng 5-7 triệu đồng, giảm gánh nặng cho người bệnh".
Hiện nay, theo quy định người bệnh có thẻ BHYT sẽ được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh với các trường hợp đúng tuyến, 30% với các trường hợp trái tuyến theo khung giá mới áp dụng.
Gánh nặng điều trị
Một tháng (13-14 lần) đưa con đến BV Chợ Rẫy chạy thận, ông T. (54 tuổi, Q.Gò Vấp) phải bỏ ra hơn 6 triệu đồng dù được BHYT thanh toán 80%. Do mức giá chạy thận nhân tạo định kỳ tăng 53% (từ 300.000 đồng lên 460.000 đồng) nên nay ông T. lại phải bỏ ra số tiền gần 10 triệu đồng (chưa kể thuốc và các chi phí khác).
Theo TNO
Lạm phát bất ngờ bùng phát trở lại, tăng kỷ lục 2,2% Việc tăng giá thuốc, dịch vụ y tế và một loạt các mặt hàng trọng yếu trong rổ tính giá đã tác động mạnh tới CPI tháng 9, khiến chỉ số này bất ngờ tăng mạnh. So tháng 8, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng trên 17%, dịch vụ y tế tăng 23,87%. Tổng cục Thống kê ngày 24/9 chính thức...