BHXH Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát: Tăng cường phối hợp hoạt động
Đó là nhận định của các đại biểu tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) vừa diễn ra tại Huế.
Thượng tá Vũ Duy Hà- Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, quy chế phối hợp giữa hai ngành đã kết nối và phát huy được chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành trong quá trình phát hiện, điều tra, kết thúc vụ án về BHXH, BHYT. Theo ông Hà, nhờ sự phối hợp này mà từ năm 2012 đến nay Công an TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện, điều tra, xử lý 9 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Qua đó cơ quan công an đã khởi tố, truy tố 4 vụ với 15 bị can, xử lý khác 3 vụ và đang điều tra 2 vụ; thu hồi gần 10,1 tỷ đồng trong tổng thiệt hại hơn 15,2 tỷ đồng.
BHXH Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) ký quy chế phối hợp giai đoạn 2017-2020. Ảnh: An Sơn
Để việc phối hợp có hiệu quả hơn, bà Nguyễn Thị Thu – Phó Giám đốc BHXH TP.Hồ Chí Minh cho rằng, tình hình vi phạm pháp luật BHXH, BHYT ngày càng tăng và tinh vi, do đó cần thiết phải có chương trình phối hợp cụ thể định kỳ hàng quý, hàng năm giữa BHXH và công an. Trung tướng Trần Văn Vệ – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH cần tập trung vào các nội dung: Tăng cường phối hợp giữa hai lực lượng, hoàn thiện các quy định, chế tài xử phạt; lực lượng công an triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm; hai bên trao đổi thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý các doanh nghiệp, cơ sở y tế và cá nhân có vi phạm để phục vụ công tác quản lý…
Theo bà Nguyễn Thị Minh – Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, sự phối hợp của hai ngành đã phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, qua đó góp phần giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính trị – xã hội ở địa phương, phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Trong 5 năm, từ 2012-2017, BHXH các tỉnh, thành phố thường xuyên chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; phối hợp Công an và các cơ quan có liên quan ở địa phương thực hiện được 835 cuộc thanh tra, kiểm tra, xác minh liên ngành tại 2.308 đơn vị, thu hồi hàng trăm tỷ đồng, bảo vệ quyền lợi cho hàng nghìn lao động.
Theo Danviet
Cậu bé chơi đàn và chuyện trẻ em kiếm tiền
Việc cha mẹ nào để con cái đi kiếm tiền thường xuyên, kể cả kéo đàn chơi nhạc dù núp dưới hình thức từ thiện nào đều coi là phản giáo dục và phạm pháp.
Video đang HOT
Câu chuyện về cậu bé kéo đàn bị hỏi giấy phép ở phố đi bộ, tới giờ, đúng sai đã rõ, mẹ của bé V.D.H.N đã xin lỗi công an quận Hoàn Kiếm, cho rằng do nóng vội và thương con nên đã đăng thông tin xúc phạm cán bộ.
"Tôi đăng dòng trạng thái này kính gửi lời xin lỗi sâu sắc tới các anh vì sự việc tôi đưa lên Facebook cá nhân tối 28.7. Do nóng vội và thương con một cách mù quáng, tôi đã đăng tải thông tin xúc phạm lực lượng an ninh các anh về sự việc diễn ra khi mà tôi là người không có mặt ở đó. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các anh, làm ảnh hưởng uy tín và danh dự của các anh...Tôi xin được chính thức rút lại lời nói thiếu căn cứ của tôi và xin được xin lỗi các anh. Sau khi đăng tải dòng trạng thái này, tôi sẽ trực tiếp đến gặp các anh để xin lỗi" - mẹ cậu bé viết.
Lời xin lỗi của mẹ cậu bé
Từ sự việc, nhìn rộng ra, ở nước ta do nền kinh tế phát triển chưa cao nên hiện tượng trẻ em phải lao động kiếm tiền, thậm chí tự nuôi mình và giúp cha mẹ đó là một điều xấu hổ và đau lòng. Trẻ em phải có quyền vui chơi, học tập. Để chúng như hôm nay thật xấu hổ!
Các nước phát triển người ta có luật pháp rất rõ ràng bảo vệ trẻ em. Việc vụ em bé kéo đàn sai đúng tôi không muốn nhắc lại trong một sự việc quan hệ dân sự đã được giải quyết sau lá thư xin lỗi chân thành dũng cảm của người mẹ cháu bé (như trên).
Ở đây có một chi tiết cần bàn là mẹ cháu bé rất tự hào việc cháu đi kiếm tiền và muốn con như vậy. Cháu bé cũng nói với công an rằng, cháu nhiều lần làm như thế!
Vậy vấn đề đưa cần bàn là việc nhận thức giáo dục con như thế sai hay đúng?
Phương Tây giáo dục trẻ em ra sao?
Tôi sống ở Đức, có con theo học từ bé tới khi học hết 12. Nước Đức rất quan tâm tới việc này.
Ngay từ khi con gái tôi học lớp 3, cháu đã được tham gia tổ chức bán hàng như người lớn.
Các cháu mang tới lớp bánh do ở nhà cùng cha mẹ làm, nước ngọt và đồ chơi tự làm. Cô giáo (thường là có thêm cả sinh viên thực tập hoặc ban phụ Huynh) giúp các cháu bầy bán và bán đúng như quy trình luật buôn bán ờ Đức. Hàng phải có giá, bán đúng giá và chất lượng hàng phải tốt.
Việc buôn bán như người lớn này để có tiền được cô thầy giám sát và có giáo dục một cách bài bản. Nó giúp cho con trẻ hiểu thế giới của người lớn, mang tính giáo dục là chính, rằng, cha mẹ chúng đã vất vả ra sao để có tiền. Rằng, xã hội người lớn với hành vi buôn bán diễn ra ra sao.
Càng lên lớp lớn thì việc giáo dục này sâu sắc hơn để trẻ em sau lễ trưởng thành (16 tuổi, có bang là 15), trẻ em có thể đi thực tập ở các cửa hàng buôn bán chuyên nghiệp và phải lấy giấy chứng nhận về thái độ và ý thức kết quả lao động sau khi thực tập.
Việc để trẻ em ở Đức kiếm tiền như thế, nó mang tính giáo dục hơn là cổ vũ cho sự kiếm tiền dù bất cứ dưới mục đích thiện chí nào.
Việc cha mẹ nào để con cái đi kiếm tiền thường xuyên, kể cả kéo đàn chơi nhạc dù núp dưới hình thức từ thiện nào đều coi là phản giáo dục và phạm pháp.
Hình ảnh con trai chị Hằng kéo đàn trên phố đi bộ.
Người ta quan niệm rằng, nếu cho chúng thường xuyên như thế một là mất đi quyền học hành vui chơi, hai là ở trí óc non nớt của chúng việc tham gia sinh lợi nhuận ấy lợi bất cập hại.
Tôi bán hàng hơn 10 năm ờ Chợ Trời Teltow, trong các phiên Noel cũng thấy trẻ em đi bán đồ chơi, chúng có thể là một lớp nào đó giáo viên đứng ra tổ chức, phải xin phép chủ chợ đàng hoàng và hoạt động này nằm trong Giáo dục ngoại khóa.
Cũng thấy trẻ em đi bán hàng, nhưng phải có cha mẹ đi kèm, bởi luật pháp Đức cấm việc có tính hành nghề của trẻ em dưới vị thành niên, dù là một ngày mà không có cha mẹ.
Và, với người Đức, sự giám sát chúng cũng như để chúng "bán đồ chơi cũ" cũng mang tính giáo dục chứ không có tính lợi nhuận.
Nhận thức sự giáo dục trẻ em ở Đức tôi thấy cách nghĩ và làm là đúng. Đầy trách nhiệm và hiểu rất rõ con người.
Tôi cũng mong Thành phố Hà Nội sớm có quyết định sáng suốt "cấm việc trẻ em đến phố đi bộ thường xuyên làm việc gì đó, kể cả biểu diễn nghệ thuật để kiếm tiền".
Chúng ta đã tham gia những công ước quốc tế về bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thì việc cấm ấy là tuân thủ nghiêm ngặt những điều thế giới quy định về quyền của trẻ.
Trẻ em phải được học hành. Phố đi bộ có thể cho trẻ em ra đấy biểu diễn, nó vừa làm đẹp Hà Nội vừa cho trẻ thực tập cơ hội tiếp xúc với khán giả còn nếu như động viên trẻ ra đường phố kiếm tiền thường xuyên với nghệ thuật là phản giáo dục.
Theo Danviet
Trâu chọi húc chết chủ ở Đồ Sơn âm tính với chất kích thích Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều nay (18/7), ông Đinh Duy Sinh, Bí thư Quận ủy Đồ Sơn, TP Hải Phòng cho biết, Viện Khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã có kết quả giám định trâu số 18 (trâu chọi húc chết chủ tại vòng đấu loại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017). Theo...