BHXH Việt Nam và Bộ Công an tăng cường phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN
Chiều 21/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Bộ Công an đã tổ chức lễ ký Quy chế phối hợp về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc và Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và BHXH Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì lễ ký kết.
Trong những năm qua, các đơn vị chức năng của Bộ Công an và BHXH Việt Nam đã phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực công tác, đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến pháp luật; thanh tra, kiểm tra liên ngành; xây dựng, chia sẻ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và thân nhân.
Nổi bật, từ năm 2017 đến năm 2021, các cơ quan, đơn vị của hai ngành đã phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với gần 6.000 đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh, góp phần chủ động phòng ngừa, phát hiện và kịp thời đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi gian lận, trục lợi trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.
Năm 2021, hai ngành đã tổ chức kết nối, chia sẻ thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (kết quả đến nay, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện chia sẻ khoảng 33 triệu lượt thông tin công dân có trong cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư để xác thực), góp phần thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hình mới, kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, phát sinh trong thực tiễn, đồng thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa hai ngành, tại buổi Lễ, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc và Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đã ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và BHXH Việt Nam.
Video đang HOT
Quy chế bao gồm 3 Chương, 9 Điều, quy định đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Công an và BHXH Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN và được áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an và BHXH Việt Nam ở tất cả các cấp.
Theo Quy chế, Bộ Công an và BHXH Việt Nam thực hiện phối hợp triển khai một số nội dung như: Trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an, BHXH Việt Nam; Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh mạng và bí mật nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc BHXH Việt Nam; phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH và dân cư.
Thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân Công an, người làm việc theo hợp đồng lao động và thân nhân cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, thân nhân công nhân Công an; Đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; Phối hợp trong công tác cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành; Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, những kết quả của ngành BHXH Việt Nam đạt được trong thời gian qua có sự hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhấn mạnh, việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư đã giúp cho ngành BHXH Việt Nam triển khai các hoạt động nghiệp vụ một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; giúp cải cách, giảm thủ tục, giấy tờ, thời gian và chi phí cho công dân khi tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; nâng cao tính chính xác và năng lực quản lý dựa trên dữ liệu; tạo điều kiện tăng cường công tác thanh, kiểm tra điện tử; hạn chế gian lận, trục lợi trong đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN…
Nội dung và kết quả phối hợp này được các Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp đánh giá cao.
Để triển khai Quy chế đạt hiệu quả, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát nội dung Quy chế, phối hợp chặt chẽ với Công an các tỉnh, thành phố trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương, cụ thể hóa Quy chế thành các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện, giúp hai ngành cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
Chia sẻ tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, dự báo nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, thậm chí giải thể, phá sản sẽ làm gia tăng tình trạng trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN và phát sinh nhiều vướng mắc trong việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động. Tình hình tội phạm “hậu COVID-19″ diễn biến phức tạp, trong đó có tội phạm liên quan đến hành vi chiếm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
Do đó, việc ký kết Quy chế phối hợp giữa hai ngành ngày hôm nay sẽ “tạo cơ chế, hành lang quan trọng để chúng ta phối hợp toàn diện, có chiều sâu, thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa trên tất các mặt công tác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai ngành”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công an cũng đề nghị, sau khi ký kết Quy chế, Công an các đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quy chế phối hợp giữa hai ngành; các đơn vị được giao vai trò là cơ quan Thường trực của Bộ Công an và BHXH Việt Nam cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả phối hợp thực hiện Quy chế trong toàn quốc để có các biện pháp, giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mức kịp thời.
Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đã trao Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho 12 đồng chí thuộc BHXH Việt Nam vì có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Hà Nội kiến nghị sớm đồng bộ thông tin tiêm chủng vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Hà Nội kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông sớm đồng bộ dữ liệu tiêm chủng vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Chiều 18/1, Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tại hội nghị, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, một trong số các nhiệm vụ trọng tâm được Thành ủy Hà Nội ban hành trong 10 chương trình công tác lớn giai đoạn 2021 - 2025 là "Phát triển hạ tầng số làm nền tảng cho xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số".
Các bến xe ở Hà Nội đã được lắp đặt hệ thống quét QR Code, có thể quét từ thẻ CCCD gắn chip hoặc từ điện thoại thông minh có cài đặt các phần mềm kiểm soát COVID-19.
Năm 2021, với nguyên tắc "5K vaccine công nghệ ý thức người dân"; Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã có nhiều cuộc họp với Bộ Công an để bàn và thống nhất triển khai các giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước công dân trong quản lý xã hội, phòng chống dịch COVID-19 và phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Chu Ngọc Anh, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt Công an Thành phố phối hợp với các sở ban, ngành hoàn thành 2 dự án đúng tiến độ. Trong đó, đã cập nhật được 99,5% thông tin công dân thường trú trên địa bàn Thành phố vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; đồng thời, duy trì thường xuyên đảm bảo dữ liệu "Đúng, đủ, sạch, sống".
Đáng chú ý, trong năm 2021, nhiều ứng dụng trên nền tảng khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Thành phố triển khai mạnh mẽ như: Đăng ký cư trú trực tuyến, đăng ký phương tiện giao thông, đăng ký và kê khai thuế trực tuyến, cấp thẻ bảo hiểm y tế, thanh toán bảo hiểm, cập nhật dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19, liên thông kết quả xét nghiệm của các cơ sở y tế, trợ cấp cho người dân và chủ cơ sở kinh doanh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19...
Để triển khai hiệu quả Đề án của Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia tiếp tục tham mưu, xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù để sửa đổi, bổ sung, thay thế, nhất là các văn bản pháp luật, nhằm tạo hành lang pháp lý cho địa phương tổ chức thực hiện.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông sớm đồng bộ dữ liệu tiêm chủng vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; sớm có hướng dẫn về quy chuẩn của thiết bị để triển khai ứng dụng quét mã QR code trên thẻ căn cước công dân phục vụ các yêu cầu về phòng dịch, quản lý cán bộ và đảm bảo an ninh, trật tự.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng mong muốn Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương rà soát, đánh giá toàn bộ dịch vụ công đang thực hiện để có hướng dẫn phù hợp với giai đoạn hiện nay. Các Bộ, ban, ngành Trung ương cần đảm bảo đồng bộ, thống nhất các phần mềm ứng dụng, kịp thời thay thế những hệ thống không còn phù hợp, không có khả năng kết nối liên thông...
Bộ Công an lên tiếng vụ bán "chui" cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết những vấn đề được dư luận quan tâm, Bộ Công an sẽ thực hiện một số công tác nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ. Ngày 12-1, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc Bộ Công an có chỉ đạo đơn vị nghiệp...