BHXH Việt Nam đề nghị quy định rõ hơn về đình chỉ công chức bị khởi tố
“Đề nghị quy định rõ hơn về thời hạn đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức, viên chức bị cơ quan có thẩm quyền điều tra, khởi tố hoặc chờ xử lý vi phạm”.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã đề nghị như vậy với Bộ Nội vụ.
Trong văn bản trả lời, Bộ Nội vụ cho biết ngày 23/5/2024 Bộ Chính trị ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ đã rà soát các quy định có liên quan đến tạm đình chỉ công tác để kịp thời thể chế hóa các quy định của Đảng.
Đỗ Thương Thương, Kế toán viên BHXH quận Nam Từ Liêm, Hà Nội bị khởi tố về tội Tham ô tài sản vào tháng 5 (Ảnh: Công an Hà Nội).
Hiện nay, theo Bộ Nội vụ, nội dung về tạm đình chỉ công tác đối với công chức đã được bổ sung tại khoản 45 Điều 1 Nghị định số 116/2024.
Để giải quyết khó khăn, vướng mắc về việc tạm đình chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến các vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Bộ Nội vụ cho biết, khoản 20 Điều 1 Nghị định số 71/2023 (bổ sung tại Điều 41 Nghị định 112/2020) đã quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì đương nhiên bị tạm đình chỉ công tác.
Trường hợp hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ công tác thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
“Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã có quyết định khởi tố bị can nhưng được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ công tác được thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền quản lý”, Bộ Nội vụ cho hay.
Ông Thân Đức Lại, nguyên Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang, cùng 4 người khác bị Cơ quan An ninh điều tra khởi tố cùng về tội Nhận hối lộ (Ảnh: Bộ Công an).
Trong khi đó, tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể việc hạ một mức khen thưởng đối với cá nhân bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo.
Bộ Nội vụ cho biết, Nghị định 98/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng đã quy định rõ việc này.
Cụ thể, không khen thưởng đối với cá nhân bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc; bị tước danh hiệu quân nhân, công an nhân dân, quân hàm sĩ quan hoặc quân hàm chuyên nghiệp.
Đối với cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ Đảng, sau đó đã sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu và được kết nạp lại vào Đảng, nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định thì thời gian, chức vụ sau khi kết nạp Đảng lần sau được xét khen thưởng.
Hạ một mức khen đối với cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng sau đó được kết nạp lại, cá nhân bị cách chức, giáng chức, giáng cấp bậc, quân hàm, hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo.
Hình thức kỷ luật chỉ xem xét một lần đối với một hình thức khen thưởng (những lần xét khen sau không căn cứ vào hình thức kỷ luật đã xét khen thưởng lần trước).
Bộ Nội vụ đề nghị địa phương thực hiện theo quy định nêu trên và quy định của pháp luật về khen thưởng, cống hiến để quyết định khen thưởng với cá nhân bị kỷ luật.
Nhiều cán bộ BHXH bị bắt
Như Dân trí phản ánh, cuối tháng 5 năm nay, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Thương Thương, 34 tuổ.i, kế toán viên BHXH quận Nam Từ Liêm về tội Tham ô tài sản. Thương bị cáo buộc đã chiếm đoạt của BHXH quận Nam Từ Liêm hơn 68 tỷ đồng.
Đến ngày 12/7, Bộ Công an thông báo Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Thân Đức Lại (nguyên Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang) và bà Trương Thị Thu Hương (Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên) về tội Nhận hối lộ.
Cùng bị khởi tố về tội danh trên nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú còn có Võ Thị Kim Loan (nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bến Tre), Đinh Thị Mộng Thanh (nguyên Giám đốc) và Nguyễn Thị Hiệu (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Tây Ninh).
Trước đó, cuối năm 2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố 6 người về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để làm rõ những sai phạm xảy ra tại BHXH tỉnh Bắc Ninh.
Các đối tượng bị khởi tố gồm: Ông Phạm Đức Cường (Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh), ông Phạm Hồng Ánh (Phó giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh), ông Trần Xuân Trọng (Chánh văn phòng BHXH tỉnh Bắc Ninh), ông Nguyễn Quốc Hoàn (Kế toán trưởng BHXH tỉnh Bắc Ninh), ông Nguyễn Quang Sơn (42 tuổ.i) và ông Nguyễn Hữu Khoa (36 tuổ.i).
Triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn 'khí cười'
Công an Hà Nội vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm, vì gây thiệt hại cho nhà nước hơn 23 tỷ.
XEM CLIP khám xét khẩn cấp, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, tang vật. Clip: CACC
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can với Nguyễn Tuấn Linh (SN 1987), Phạm Minh Giang (SN 1986), Đặng Huy Hiển (SN 1983, cả 3 đều ở Hà Nội) về các tội Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối tượng Chu Bích Ngọc (SN 1986, ở Hà Nội), Nguyễn Thị Hiền (SN 1976, ở Hải Phòng) bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Hoàng Bùi Khanh (SN 1985, ở Hà Nội) bị khởi tố về tội Buôn lậu.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Công an Hà Nội phát hiện đối tượng Nguyễn Tuấn Linh cùng đồng bọn có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu, kinh doanh khí N2O (khí cười) tại Công ty TNHH thương mại DCMC Việt Nam, nên tiến hành điều tra.
Ngày 7/11, cơ quan Công an triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O cùng nhiều phương tiện khác và tạm giữ 23,17 tỷ cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội.
Công an xác định, Linh đã bàn bạc với Giang, Hiển, Ngọc thành lập Công ty DCMC và Công ty Tam Mộc làm nhà máy san chiết khí tại Tân Tiến (Văn Giang, Hưng Yên) với mục đích nhập khẩu khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam để bán lại cho một số doanh nghiệp rồi từ đó tiêu thụ đến các đối tượng, cơ sở kinh doanh quán bar, pub, vũ trường...
Công ty DCMC do Khanh làm Giám đốc từ năm 2019 đến tháng 11/2022, Hiển làm Giám đốc từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2024 và Giang làm Giám đốc từ tháng 3/2024 đến nay.
Gây thiệt hại cho nhà nước nhiều tỷ đồng
Từ năm 2019 đến nay, Công ty DCMC mở 364 tờ khai nhập khẩu nguyên liệu khí N2O khai báo là phụ gia thực phẩm tổng khối lượng 7.338 tấn khí N2O, trị giá khoảng 126,8 tỷ đồng. Sau đó, thuê vận chuyển về kho của Công ty Tam Mộc tại Hưng Yên hoặc kho của Công ty DCMC tại Bắc Ninh.
Một số tang vật thu giữ. Ảnh: CACC
Số khí N2O nhập khẩu về chủ yếu được Công ty DCMC bán cho Công ty TNHH Royal Gas (Công ty Royal Gas, sau đó đổi tên thành Công ty TNHH thực phẩm sạch Sóng Biển) thông qua Hiền và Nguyễn Lương Hà (SN 1984, ở Sơn La là Giám đốc Công ty Royal Gas).
Hà đang thi hành án tại Trại giam Xuân Nguyên và có Lệnh truy nã Quốc tế của Cảnh sát Séc về hành vi sản xuất m.a tú.y, chất hướng thần.
Công an xác định, từ năm 2022 đến nay, Công ty DCMC đã kê khai hải quan việc nhập khẩu khoảng 6.190 tấn khí N2O, trị giá khoảng 108,3 tỷ đồng với mục đích sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
Tuy nhiên, Công ty DCMC không thực hiện đúng như khai báo, chỉ sử dụng số lượng ít vào mục đích sản xuất, kinh doanh thực phẩm và đã bán khoảng 4.327 tấn...
Trên thực tế Công ty Royal Gas và Công ty Tấn Lộc đã trả cho Công ty DCMC khoảng 260 tỷ đồng, tuy nhiên, Công ty DCMC chỉ kê khai thuế với số tiề.n khoảng 115,13 tỷ đồng, còn lại để ngoài sổ sách, không kê khai thuế; ước tính trong 2 năm 2022 - 2023, các đối tượng đã gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 23,73 tỷ đồng.
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây m.a tú.y Mở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ 'mắt xích' cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và "cô tiên từ thiện" Trúc Phương. Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã...