Bhutan trồng 108.000 cây xanh kỷ niệm hoàng tử bé đầy tháng
Một trăm nghìn người dân vương quốc Bhutan chào đón hoàng tử bé đầy tháng bằng cách trồng hàng trăm nghìn cây xanh, biểu thị lời chúc phúc cho người thừa kế ngai vàng.
Nhà vua và Hoàng hậu Bhutan khoe con trai mới chào đời. Ảnh: New My Royals
Theo Diplomat, Thủ tướng Tshering Tobgay cùng ba bộ trưởng cũng tham gia ngày trồng cây hôm 6/3, một tháng sau khi Quốc vương Khesar và Hoàng hậu Jetsun đón con trai đầu lòng hôm 5/2.
“Trong Phật giáo, cây xanh nuôi dưỡng và là khởi nguồn của mọi sự sống, là biểu tượng của trường thọ, sức khỏe, vẻ đẹp và lòng từ bi”, Tenzin Lekphell, điều phối viên sáng kiến trồng cây cho biết. Ông nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà đức Phật Tổ giác ngộ dưới gốc đa.
Số cây xanh được trồng chính xác là 108.000 cây. “108″ là con số linh thiêng trong Phật giáo, biểu thị sự thanh tẩy 108 phiền não ngăn cản con người đến con đường giác ngộ, Lekphell cho biết. “Chuỗi tràng hạt cũng có 108 Phật châu”.
82.000 hộ dân trong nước mỗi hộ trồng một cây xanh, 26.000 cây còn lại được các tình nguyện viên trồng trong các khu đặc biệt ở 14 huyện thị.
“Mỗi cây con là một lời cầu nguyện và chúc phúc từ người trồng tới Hoàng tử, mong muốn ngài giống như cây, lớn lên khỏe mạnh, thông tuệ và giàu lòng bác ái”, Lekphell nói.
Bhutan là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, nổi tiếng là cõi hạnh phúc của miền hạ giới bên triền dãy Himalaya xa xôi, với dân số chỉ 750.000 người và quốc gia duy nhất đo chỉ số hạnh phúc (GNH) thay vì GDP (tổng sản phẩm quốc nội) như nhiều quốc gia khác.
Đương kim hoàng thượng của Bhutan từng du học ở Anh và Mỹ, chính thức lên ngôi năm 2008 sau khi cha ông – nhà vua thứ 4 thoái vị hai năm trước đó. Ông từng được coi là “chàng hoàng tử bạch mã trên dãy Himalaya” và được lòng tất thảy dân chúng.
Video đang HOT
Toàn dân Bhutan trồng cây kỷ niệm hoàng tử bé ra đời. Ảnh:The Iogical Indian
Hồng Hạnh
Theo VNE
Tục thờ "của quý" ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Suốt nhiều thế kỉ, những Phật tử ở vương quốc nhỏ bé khép kín nằm trong dãy núi Himalaya đã thờ cúng một thứ có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: bộ phận sinh sản nam.
Biểu tượng của quý được khắc họa trên các bức tường ở Bhutan nhằm xua đuổi tà ma, mang đến sự sinh sôi nảy nở
Ở vương quốc Bhutan, nơi được mệnh danh là "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới", hình ảnh "của quý" được thấy ở khắp mọi nơi: Vẽ trên tường, treo trên cửa, gắn trên mái, là một phần không thể thiếu của các lễ hội truyền thống Bhutan.
Người Bhutan tin rằng đó là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, mang đến sự bảo vệ khỏi quỷ dữ và xua đuổi tà ma.
Giờ đây, người Bhutan đang tìm cách bảo tồn tục thờ cúng truyền thống lâu đời này bằng những cách thể hiện mang tính nghệ thuật.
Những hình vẽ như thế này xuất hiện ở mọi nơi, từ nhà riêng cho tới các không gian công cộng
"Tôi không chỉ nhìn thấy "của quý" ở mọi loại hình, từ làng quê tới thành thị, mà còn bị cuốn hút bởi câu chuyện đằng sau tính biểu tượng của nó", Karma Choden, tác giả cuốn sách "Dương vật: Sự thông thái điên rồ của người Bhutan", chia sẻ.
Tính phổ biến của tục thờ này ở Bhutan được cho là xuất phát từ nhà truyền bá Phật giáo nhánh Kim cương thừa hồi thế kỷ 15 tên là Drukpa Kunley, còn được gọi với cái tên "Thánh điên".
Trong một nghiên cứu về văn hóa thờ sinh thực khí nam năm 2011, nhà sử học Pháp Prancoise Pommaret và học giả người Bhutan Tashi Tobgay cho rằng Drukpa Kunley đã truyền bá cho người dân về khả năng xua đuổi tà ma của thứ đồ thờ kỳ lạ này.
Một khách nước ngoài thích thú chụp ảnh bên một biểu tượng "của quý" ở Bhutan
Sự truyền bá không chính thống của Drukpa Kunley được cho là một dạng đơn giản hóa của giáo pháp Mật giáo. Drukpa Kunley nổi tiếng với câu nói: "Rượu ngon nằm ở cuối hũ, hạnh phúc nằm ở dưới rốn".
Tác giả Choden cho rằng, người Bhutan có thể trở nên rất sáng tạo khi họ vẽ hoặc khắc hình "của quý". "Mọi hình dạng đều được khắc họa. Có cái cười, có cái giận dữ, có cái phô phang một cách lộ liễu", bà viết.
Theo ông Kinley Tshering, Tổng thư kí Hội Nhà báo Bhutan, thế hệ trẻ đang định nghĩa lại biểu tượng này, không chỉ là một hình ảnh hay biểu tượng mang tính nghi lễ, mà tự thân nó là một ý tưởng.
Ống thoát nước ở quốc gia này cũng mang hình "của quý"
Ví dụ, nhà làm phim người Bhutan Tashi Gyeltshen sẽ khám phá ý tưởng đó trong bộ phim sắp tới mang tên "Của quý đỏ". Gyeltshen cho rằng, đây là một vật thể mang đến sự sinh sôi và phá hủy; nó là biểu tượng của sự sống và cái chết, là hai mặt của sự tồn tại.
Mặt khác, một nhà làm phim trẻ người Bhtan là Phuntshok Rabten cho rằng người Bhutan hiện đại không biết phải làm gì để giữ gìn biểu tượng phổ biến này. "Chúng tôi không hiểu sự sâu sắc của truyền thống này, cũng như không rõ liệu chúng tôi có thực sự hiện đại như người phương Tây hay không", Rabten nói.
Dù được hiểu với nghĩa như thế nào, "của quý" vẫn là một phần không thể thiếu của văn hóa Bhutan. Một chiếc "của quý" bằng tre nhẵn bóng được Drukpa Kunley mang về từ Tây Tạng hiện nằm trong tu viện Chimi Lhakhang, được xây năm 1499 nhằm tôn vinh nhà truyền giáo lập dị. Vật này được cho là có sức mạnh giúp những cặp vợ chồng vô sinh tìm lại khả năng sinh sản của mình.
Tu viện Chimi Lhakhang, nơi lưu giữ chiếc "của quý" được cho là giúp các cặp vô sinh tìm lại khả năng sinh sản
Một nghi lễ cổ có trước khi đạo Phật được mang đến Bhutan vẫn đang được cử hành ở vùng phía tây Bhutan. Trong lễ hội "Lhabon" (nghĩa là "gọi thần linh") này, cộng đồng sẽ dùng một chiếc thang một đầu có khắc hình "của quý". Họ tin rằng các thần linh sẽ theo chiếc thang xuống phù hộ cho họ sức khỏe và sự thịnh vượng.
Trong khi đó, ở huyện Lhuntse thuộc miền đông Bhutan có lễ hội cổ mang tên "Wayo" nhằm kiềm kế ham muốn tình dục. Trong lễ hội này, người ta trưng bày những biểu tượng bộ phận sinh dục nam và nữ, ngâm và bình những vần thơ đầy ý nghĩa ân ái.
Tuy nhiên, báo Mỹ Huffington Post dẫn lời nhà nhân chủng học Tandin Dorji nói rằng nền giáo dục hiện đại, thay vì mở rộng quá trình tư duy lại đang đè nén "tính mở" của thứ tạo nên văn hóa của người Bhutan.
Theo Danviet
Bhutan, nước không có quan hệ với Mỹ Trên thế giới hiện chỉ còn 3 nước không có quan hệ ngoại giao với Mỹ, trong đó có một nước hoàn toàn không tồn tại bất kỳ xung đột nào với Washington, đó là Bhutan. Bhutan là một trong những quốc gia khép kín nhất thế giới - Ảnh: Reuters Hôm 1.7, Mỹ và Cuba đã thông báo đạt thỏa thuận mở...