BH Media phản hồi vụ ‘nhận vơ và trục lợi bản quyền Tiến quân ca’ trên VTV
Phía BH Media khẳng định không “đánh gậy bản quyền” cũng như không “nhận vơ” quyền tác giả của cố nhạc sĩ Văn Cao như VTV thông tin.
Đơn vị này sẽ có công văn gửi tới VTV để làm rõ vụ việc.
Trưa 4/11 trên kênh VTV1, tiêu điểm chương trình Chuyển động 24h chủ đề “ Trục lợi từ bản quyền các tác phẩm nghệ thuật trên nền tảng số” xoay quanh vụ lùm xùm bản quyền có liên quan đến công ty BH Media.
Người dẫn bản tin nói: “Không chỉ các tác phẩm bị sở hữu trái phép, một số tác phẩm dân gian hoặc của Nhà nước cũng đang bị khai thác trái phép. Điển hình như ca khúc Tiến quân ca – quốc ca được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân, Tổ quốc lại bị BH Media xác nhận sở hữu bản quyền”.
Báo điện tử VTV News của Đài truyền hình Việt Nam cũng đăng tải nội dung tương tự trong bài viết có tiêu đề “Chiếc gậy” của BH Media, nhận vơ và sự trục lợi bản quyền các tác phẩm trên nền tảng số.
BH Media bị VTV “gọi tên”.
Trả lời VietNamNet, BH Media đưa ra các phản hồi chính thức thông tin trên với 3 quan điểm.
Đầu tiên, công ty này cho biết từ “chiếc gậy” trong bài viết “Chiếc gậy” của BH Media, nhận vơ và sự trục lợi bản quyền các tác phẩm trên nền tảng số phản ánh không đúng bản chất vấn đề. Đó là thư thông báo xác nhận tự động của YouTube khi phát hiện sự trùng khớp của bản ghi chứ không phải “đánh gậy bản quyền”.
Thứ hai, BH Media yêu cầu VTV cung cấp thông tin về nguồn gốc bức ảnh chụp màn hình và video được sử dụng trong bản tin thuộc kênh YouTube nào của VTV.
BH Media cho hay qua hệ thống, họ phát hiện ảnh chụp màn hình thông báo xác nhận bản quyền từ YouTube được sử dụng trong bài viết của Báo điện tử VTV News là từ một video lậu giả danh VTV1, sử dụng bản Tiến quân ca của Hồ Gươm Audio không xin phép. Đó là lý do video này bị YouTube khiếu nại về bản quyền.
Thứ ba, BH Media nhấn mạnh cố nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của bài Tiến quân ca, luôn có quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Quyền tác giả của nhạc sĩ Văn Cao quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (SĐ, BS năm 2019).
Trường hợp cá nhân, pháp nhân, tổ chức bỏ thời gian, công sức, kỹ thuật, tiền bạc sản xuất bản ghi Tiến quân ca thì cá nhân, pháp nhân, tổ chức đó có quyền liên quan đến quyền tác giả, cụ thể là quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình theo Điều 30 luật này.
Hồ Gươm Audio sản xuất và là chủ sở hữu bản ghi Tiến quân ca. Hồ Gươm Audio ủy quyền cho BH Media quản lý, khai thác bản ghi này trên YouTube. Đồng nghĩa khi BH Media đưa bản ghi Tiến quân ca của Hồ Gươm Audio lên YouTube, nếu có kênh đăng tải video sử dụng bản ghi này sẽ bị YouTube gửi thư thông báo xác nhận bản quyền. Nếu các kênh tự sản xuất bản ghi Tiến quân ca của riêng mình sẽ không bị YouTube nhận diện bản quyền.
“Chúng tôi chỉ là công ty được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác bản ghi Tiến quân ca. Do đó việc nói “BH Media nhận sở hữu bản quyền cả ca khúc Tiến quân ca” trên fanpage là chưa hiểu về Luật Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi sẽ có công văn gửi tới Đài Truyền hình Việt Nam để làm rõ vụ việc này”, BH Media thông tin.
Công ty này nói thêm, Hồ Gươm Audio khi sản xuất album có bản ghi Tiến quân ca đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan cấp phép. Khi Hồ Gươm Audio ủy quyền cho BH Media quản lý và khai thác bản ghi Tiến quân ca trên YouTube, công ty này không hề bật nút kiếm tiền, quảng cáo để đảm bảo tính tôn nghiêm cho tác phẩm, người dân được nghe miễn phí.
BH Media đưa ra dẫn chứng quốc ca một số nước trên thế giới có nhiều bản ghi khác nhau do các hãng đĩa sản xuất. Các hãng đĩa Gothic, Universal Music Group,… là chủ sở hữu hợp pháp bản ghi bài quốc ca Mỹ The star-spangled banner do mình sản xuất. Bất cứ cá nhân, tổ chức nào muốn sử dụng phải xin phép các hãng này.
Những vụ đánh bản quyền vô lý Vpop: Sơn Tùng "dính đạn" nhưng giải quyết trong 1 nốt nhạc, sốc nhất là nữ ca sĩ "bay" luôn 3 MV đình đám
Trước những ồn ào bản quyền xảy ra ở thời điểm hiện tại, một số nghệ sĩ Việt đã bị gỡ MV vì lý do "trời ơi đất hỡi".
Từ khoá "bản quyền" đang được cộng đồng mạng quan tâm suốt một ngày qua. Từ sau sự việc ca khúc Giấc Mơ Trưa của nhạc sĩ Giáng Son bị đánh bản quyền, dư luận cùng nhiều nghệ sĩ còn thêm phần bức xức khi ca khúc Quốc ca - Tiến Quân Ca hay video Quốc tang đều bị một đơn vị là BH Media nắm giữ quyền sở hữu. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp đánh bản quyền vô lý xảy ra ở thị trường nhạc Việt. Trước đó từng có không ít nghệ sĩ "dính đạn" vì bỗng dưng bị gỡ sản phẩm bởi hai từ "bản quyền".
Chúng Ta Của Hiện Tại của Sơn Tùng M-TP bị "bay màu" vì producer đánh bản quyền nhưng kết thúc êm đẹp trong một nốt nhạc
Cuối năm 2020, Sơn Tùng M-TP đã gây sốt khi trở lại với sản phẩm âm nhạc Chúng Ta Của Hiện Tại. Thế nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau, sản phẩm của anh đã bỗng dưng "bốc hơi" khỏi YouTube vì bị phía producer đánh bản quyền.
Vụ việc này còn khiến cho cộng đồng mạng đặt nghi vấn nam ca sĩ "đạo beat" của producer GC. Cụ thể hơn, lý do khiến producer GC đã báo cáo YouTube để thu hồi MV này là vì phía Sơn Tùng đã sử dụng đoạn beat của GC type beat mang tên Is You Mine làm theo style Bruno Mars.
Hình ảnh MV Chúng Ta Của Hiện Tại bị gỡ vì khiếu nại bản quyền từ phía producer GC
Sau loạt diễn biến căng thẳng, phía Sơn Tùng M-TP sau đó đã giải quyết bằng cách trao đổi trực tiếp với phía GC. Chỉ "trong một nốt nhạc", phía giọng ca Hãy Trao Cho Anh đã đăng tải hình ảnh producer GC kèm dòng trạng thái: "(Tạm dịch) Âm nhạc không biên giới. Một người bạn mới của M-TP Entertainment ở nơi phương xa".
Không rõ hai bên giải quyết vấn đề ra sao, chỉ biết rằng cộng đồng mạng thời điểm này còn đặt nghi vấn Sơn Tùng M-TP đã bỏ... 700 nghìn để "mua đứt" bản beat thuộc quyền sở hữu GC, khép lại sự việc.
Sau gần 1 năm lên sóng và có cả "bão tố", hiện MV của Sơn Tùng M-TP đã đạt hơn 86 triệu lượt xem
Tăng Nhật Tuệ bị một đơn vị khác khiếu nại bản quyền các ca khúc do chính anh sáng tác
Cách đây không lâu, nam nhạc sĩ/ca sĩ Tăng Nhật Tuệ đã đăng tải dòng trạng thái cho biết một số ca khúc và cả album do chính anh sáng tác và tự thể hiện đều bất ngờ bị khiếu nại. Nam nhạc sĩ còn cho hay, anh không thể tìm được thông tin liên hệ với bên đã đánh bản quyền nên đành chấp nhận khiếu nại dẫn đến tranh chấp. Tăng Nhật Tuệ còn không quên gửi lời nhắn đến các bên đã đánh bản quyền rằng ai đã đăng ký thì hãy trả lại vì đây là tài sản trí tuệ cá nhân.
Tăng Nhật Tuệ hoang mang khi bị khiếu nại bản quyền những ca khúc do chính anh sáng tác
Video album Silver, album Vol.1 Đom Đóm Đêm và cả album Muốn Khóc Thật To đăng tải trên YouTube đều bị đơn vị khác khiếu nại bản quyền dù đó là các ca khúc do Tăng Nhật Tuệ sáng tác
Hiện tại Tăng Nhật Tuệ vẫn chưa thể lấy lại các ca khúc của mình trên YouTube
Min bị vướng bản quyền 3 ca khúc liên tiếp chỉ vì... hiểu lầm
Nữ nghệ sĩ gặp phải ồn ào bản quyền "từ trên trời rơi xuống" nhiều nhất phải kể đến Min khi năm 2018, 3 MV Ghen, Có Em Chờ và Chưa Bao Giờ Mẹ Kể đều "bay màu" khỏi YouTube. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Min đã thông báo với người hâm mộ về việc cả 3 MV này đã trở lại kênh YouTube và vẫn còn nguyên vẹn.
3 MV đình đám của Min từng bị gỡ vì lý do bản quyền nhưng sau đó đã nhanh chóng trở lại
Cô cũng khẳng định 3 sản phẩm này đều đã sở hữu bản quyền đầy đủ. Cụ thể, MV Có Em Chờ được ký độc quyền với Kai Đinh, Ghen thuộc về Khắc Hưng và Chưa Bao Giờ Mẹ Kể là của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa. Chính Min cũng bày tỏ sự bất ngờ khi các sản phẩm này bỗng dưng bị gỡ vì lý do bản quyền.
MV Ghen của Min đạt hơn 132 triệu view sau 4 năm phát hành
MV Có Em Chờ đang được fan chờ đón sẽ sớm đạt cột mốc 100 triệu view
MV kết hợp giữa Min - Erik đạt hơn 51 triệu view
'Chiếc gậy' của BH Media, nhận vơ và sự trục lợi bản quyền các tác phẩm trên nền tảng số Từ các ca khúc nhạc sĩ sáng tác, tự bỏ tiền ra sản xuất cho đến Quốc ca, nhạc dân gian, các vở tuồng cải lương... rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đang bị khai thác trái phép. Trong tuần qua, nhiều phóng sự của VTV đã được thực hiện mà ở đó, nội dung tập trung vào tình trạng các nhạc sĩ...