Bêu tên á hậu bán dâm: Sai luật
Tuần qua, cơn bão thông tin trên báo và mạng xã hội phản ánh vụ bắt giữ một người môi giới mại dâm liên quan đến đường dây mua bán dâm cao cấp giá ngàn USD.
Kèm theo đó là hàng loạt bài viết và hình ảnh về những người bán dâm là á hậu, MC, người mẫu… trong đường dây.
Hậu quả là người bán dâm bị “ném đá”, phải chịu đựng những búa rìu dư luận, thậm chí bị khủng bố về tinh thần, có khi nặng nề hơn nhiều phán quyết của tòa án.
Suy xét về luật và thực tiễn có thể cảnh báo rằng việc đăng hình ảnh, thông tin công khai về các hành vi vi phạm của người bán dâm là xâm phạm quyền công dân, quyền con người. Bêu riếu danh tính họ không có ý nghĩa giáo dục và ngăn chặn được tệ nạn xã hội. Ngược lại, việc phơi bày, mô tả chi tiết về hành vi mua bán dâm vô hình trung lại “quảng cáo” câu like lối sống đồi trụy, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Mua bán dâm là tệ nạn xã hội ở bất cứ xã hội, chế độ nào cũng có. Ở ta mua bán dân là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo luật hình sự thì hành vi bán dâm không bị coi là tội phạm. Người có hành vi bán dâm chỉ bị xử phạt theo Nghị định số 167/2013 của Chính phủ (xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội…). Cụ thể, theo khoản 1 Điều 23 nghị định thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng người bán dâm. Nếu bán dâm cho nhiều người cùng một lúc thì bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng theo khoản 2.
Cạnh đó, một điểm nhân văn là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm như trước đây. Việc xử phạt người bán dâm luật cũng không quy định phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có nghĩa là dù có bị xử phạt thì họ vẫn được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị bạo lực, truy bức hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Video đang HOT
Hiến pháp 2013 đã khẳng định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Vì thế người sử dụng mạng Internet nói chung trước khi đăng hình ảnh hoặc thông tin về việc này cần tự hỏi mình có quyền hay không. Nếu không tìm thấy câu trả lời mà cứ vô tư viết, đăng tải thì chính những người này đã phạm luật. Bởi đây là hành vi xâm phạm quyền con người, có thể bị xử lý theo pháp luật và phải bồi thường, khắc phục hậu quả tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Luật Báo chí đã nghiêm cấm việc tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Luật cũng cấm thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án.
BLDS 2015 thì quy định rõ việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng báo hoặc tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh. Theo đó, người bị xâm phạm có quyền khởi kiện yêu cầu phải thu hồi, chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Về hành chính, khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013 của Chính phủ cũng quy định phạt tiền với các hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích; cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín nhân phẩm của người khác.
Khoản 1 Điều 155 BLHS 2015 (tội làm nhục người khác) thì quy định nếu xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Có thể thấy rất nhiều cách thức để những người bị bêu xấu quá lố bảo vệ quyền nhân thân, uy tín, danh dự như đã nói ở trên. Chỉ có điều hành vi bán dâm trước đó được coi là trái với đạo đức xã hội nên có lẽ họ sẽ không yêu cầu xử lý vì họ sợ “được vạ thì má đã sưng”.
Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà những người dùng mạng Internet cho rằng mình bêu đúng, đừng tùy tiện ban cho mình quyền xúc phạm quyền nhân thân của người khác. Bởi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội cần tôn trọng và thực hiện đúng để quyền con người, quyền công dân được bảo đảm.
Luật sưNGUYỄN HỒNG HÀ, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa
Á hậu, MC, người mẫu bán dâm: Biến tướng tinh vi
Liên quan đường dây Á hậu, MC bán dâm 25.000 USD/lượt vừa bị triệt phá, Đại tá Vũ Viết Phàng cho rằng các đường dây mua bán dâm biến tướng ngày càng tinh vi.
Đường dây Á hậu, MC, người mẫu bán dâm từ 7.000 - 25.000 USD/lượt vừa bị Công an TP.Hồ Chí Minh triệt phá đang khiến dư luận hết sức quan tâm và lên án.
Theo quy định hiện nay, những người mua (trừ mua dâm người chưa thành niên) và bán dâm "giao dịch" với mức giá cao đến mấy cũng chỉ bị xử phạt hành chính cao nhất tới 500 nghìn đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý như vậy là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, khiến cho tệ nạn mại dâm vẫn phức tạp. Theo luồng quan điểm trên, đối với những trường hợp vi phạm đặc biệt như mua bán dâm giá cao hoặc vi phạm nhiều lần thì cần áp dụng biện pháp mạnh hơn đối với cả người mua và người bán dâm để mang tính chất răn đe.
Xung quanh vấn đề trên, Đại tá Vũ Viết Phàng, người từng có nhiều năm trực tiếp tham gia và chỉ đạo triệt phá các vụ án liên quan đến tệ nạn xã hội của cục Cảnh sát Hình sự (bộ Công an) cho biết, các đường dây mua bán dâm biến tướng ngày càng tinh vi.
Đại tá Vũ Viết Phàng phân tích: "Nếu cho rằng phạt nhiều tiền để giảm việc mua bán dâm giá cao thì cũng không hẳn là như vậy. Các đường dây mại dâm sẽ lại chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Ở đây là vấn đề cung - cầu, một số người có tiền đặt "hàng", có thể giá cao hơn nữa để phục vụ cho một cá nhân nào đó, thì họ vẫn cứ mua.
Tôi nghĩ rằng, cả hệ thống cần phải có quyết tâm vào cuộc, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, phải giáo dục để người bán và người mua dâm như thế nào đó để họ không tái phạm. Lâu nay chúng ta vẫn chống, đưa ra các giải pháp, nhưng không thể hết được vì đó là hiện tượng xã hội".
Hai người đẹp vướng vào đường dây Á hậu, MC, người mẫu bán dâm.
Theo vị Đại tá, với một số trường hợp đặc biệt như vi phạm mua, bán dâm nhiều lần... thì cũng có thể công khai tên tuổi để nhằm răn đe, ngăn chặn tình trạng này.
Tuy nhiên, Đại tá Phàng cũng chỉ ra những khó khăn hiện nay của cơ quan công an trong việc xử lý các đối tượng mua, bán dâm.
Vị này nói: "Hiện nay, với người mua, bán dâm chỉ xử lý bằng biện pháp hành chính chứ không phải là đối tượng điều tra, vì thế không thể làm cặn kẽ được. Nhiều khi người bán dâm dùng chứng minh thư giả hoặc có cô ở vùng sâu vùng xa đến hơn 18 tuổi vẫn chưa làm chứng minh thư nhân dân nhưng khi bị bắt về hành vi bán dâm thì lại ở một tỉnh cách rất xa nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, vì thế mà việc xác minh tên tuổi mất rất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, họ lại không phải là đối tượng điều tra, công an không thể giữ người để xác minh kỹ tên tuổi. Khi bắt quả tang hành vi mua, bán dâm thì cơ quan công an tiến hành xử phạt hành chính, họ khai tên tuổi, nộp phạt rồi cho về.
Trước đây, khi còn áp dụng biện pháp đưa gái bán dâm đi các trung tâm phục hồi nhân phẩm thì cơ quan chức năng sẽ phải làm kỹ, xác minh đầy đủ thông tin về lý lịch đầu vào, đầu ra. Như vậy thì tên, tuổi mới thật sự chính xác".
Cũng theo Đại tá Phàng, hiện nay, nhiều "tú ông, tú bà" đang lợi dụng vào "mác" của một số người mẫu, diễn viên, hoa khôi, á khôi... để đẩy giá "đi khách" của các "chân dài" lên đến mức không thể tin nổi, với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Theo nguoiduatin
Công khai danh tính á hậu, diễn viên, MC bán dâm 25.000 USD: Có thể bị kiện ngược? Luật sư cho rằng, hiện nay, không có quy định nào cho phép công khai trước "bàn dân thiên hạ" tên tuổi, địa chỉ của người vi phạm pháp luật. Thậm chí, có những trường hợp phải giữ bí mật danh tính của người vi phạm. Một trong những "người đẹp" trong đường dây mại dâm cao cấp vừa bị công an phá...