Berlin “tỉnh táo”, Bắc Kinh “ngượng ngùng”
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Đức hôm 28/3 đã kết thúc với nhiều câu chuyện bên lề khá đặc biệt. Thông qua những câu chuyện này cho thấy một nước Đức khá “ tỉnh táo” trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Lời từ chối khéo và món quà đầy “ý nghĩa”
Có một câu chuyện không nhiều người biết trước chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hồi cuối tháng Ba chính là sự việc ông muốn đến thăm Đài tưởng niệm Holocaust ở Đức.
Trước khi đến thăm quốc gia đứng đầu khối Liên minh châu Âu, ông Tập Cận Bình đã có nhã ý muốn tới thăm khu tưởng niệm những nạn nhân Do Thái đã thiệt mạng trong Thế chiến II. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từ chối lời đề nghị này.
Giới phân tích chính trị khẳng định việc ông Tập muốn đến đó không hẳn là vì một “thành ý” mà chẳng qua chỉ là một thông điệp ngầm nhằm chứng minh với Đức hay những nước khác rằng, Trung Quốc “đàng hoàng” hơn Nhật Bản.
Nếu diễn ra, đây là một sự đối lập với những chuyến viếng thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Bà Merkel đã rất tỉnh táo để không bị Tập Cận Bình lợi dụng nhằm hiện thực hóa những “bực dọc” của Trung Quốc với Nhật Bản
Đài tưởng niệm Holocaust.
Theo tờ The Washington Post, Thủ tướng Đức đã nhắn gửi thông điệp ngoại giao tới Chủ tịch Trung Quốc rằng ông có thể tới thăm Đài tưởng niệm Holocaust với tư cách cá nhân. Phía chính phủ Đức sẽ không thực hiện một chuyến thăm ngoại giao mang tính chất nhà nước tới địa điểm đặc biệt này.
Nổi trội nhất và cũng là câu chuyện được giới truyền thông bàn tán mạnh nhất chính là việc Thủ tướng Đức đã có một món quà có nhiều ý nghĩa cho ông. Đó là tấm bản đồ cổ của Trung Quốc. Tấm bản đồ được trao cho ông Tập trong ngày 28/3, ngày đầu tiên của chuyến thăm tới Đức.
Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 – 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ, được một nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735.
Theo tờ Vesti của Nga, trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý. Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa. Và điều đặc biệt khác nữa chính là bản đồ này không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và những phần khác của Biển Đông.
Video đang HOT
Chính sách ngoại giao khéo léo của Đức
Hai câu chuyện tuy chỉ là sự kiện bên lề của một chương trình ngoại giao cấp cao giữa hai quốc gia, tuy nhiên nó đã cho thấy một nước Đức rất “đề phòng” Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy và muốn trở thành một trong những cường quốc lớn mạnh nhất thế giới, việc các quốc gia khác buộc phải quan tâm và xem trọng ngoại giao với Bắc Kinh là điều dễ hiểu.
Bởi có mối quan hệ tốt với Bắc Kinh, thì quốc gia đó sẽ có cơ hội tiếp cận với một thị trường hơn 1 tỷ người và một nguồn tài nguyên giá rẻ.
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28/3/2014.
Đức không nằm ngoài xu hướng hướng đông này của thế giới. Giao thương giữa quốc gia đông dân nhất thế giới và nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào năm ngoái đã vượt mức 161,5 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở châu Á, còn Đức là bạn hàng số một của Trung Quốc tại châu Âu.
Theo nhật báo Đức Handelsblatt, nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình, thị trường Frankfurt có thể sẽ khai trương một cơ chế giao dịch dùng đồng nhân dân tệ Trung Quốc, điều chưa từng có tại châu lục này.
Tuy vậy, Đức không hoàn toàn để những cái lợi về kinh tế này điều khiển mối quan hệ giữa hai bên, đặc biệt là sức ảnh hưởng của Trung Quốc hiện nay đối với các vấn đề thế giới có thể tạo cho Bắc Kinh thế “trên cơ” tại các diễn đàn quốc tế.
Đức đã tỏ ra khéo léo khi từ chối thiết kế một chuyến thăm cấp nhà nước tới Đài tưởng niệm Holocaust. Việc viếng thăm đài tưởng niệm những người Do Thái thường là một phần quan trọng trong chuyến thăm Berlin của nhiều vị khách, với ông Tập thì sẽ trở thành một chuyến thăm nhạy cảm.
Theo tờ Der Spiegel của Đức cho biết, lý do thực sự không liên quan nhiều chủ đề người Do Thái. Nguyên nhân là vì giới quan chức Đức lo ngại rằng họ sẽ bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường rất căng thẳng khi nói đến một đền thờ chiến tranh có tên là Yasukuni tại Tokyo. Đây là đền thờ những người lính đã khuất trong Chiến tranh thế giới thứ 2, bao gồm cả những vị tướng lĩnh từng bị xét xử vì tội ác chiến tranh.
Bản đồ Trung Hoa cổ mà bà Merkel tặng cho ông Tập Cận Bình.
Việc Trung Quốc muốn tới thăm Đài tưởng niệm Holocaust có thể nhằm nêu bật sự trái ngược giữa cách thức đối mặt với hậu chiến tranh của Nhật Bản với sự hối lỗi của người Đức. Và rõ ràng là Đức đã không mắc bẫy Tập Cận Bình để trở thành “kẻ thứ ba” trong mối quan hệ phức tạp này.
Đồng thời với đó, việc Thủ tướng Angela Merkel tặng tấm bản đồ cổ không bao gồm các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đã xâm chiếm hoặc muốn xâm chiếm đã “dội một gáo nước lạnh” vào những tuyên bố chủ quyền gần đây của Bắc Kinh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà họ luôn miệng khẳng định họ có “bằng chứng lịch sử”.
Báo Đất Việt trích dẫn lời một cư dân mạng người Trung Quốc được đăng tải trên Tạp chí Time cho biết: “Chúng tôi luôn nói rằng những khu vực trên là một phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại. Vậy mà bà Merkel lại nói với chúng tôi rằng thậm chí đến thế kỷ 18 những khu vực ấy vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
Đây thực sự là một vố khá “hụt hẫng” của Bắc Kinh trong quan hệ Trung Quốc – EU. Thông qua tấm bản đồ, nước Đức muốn ám chỉ rằng họ không công nhận những tuyên bố chủ quyền táo tợn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như một số khu vực khác. Không chỉ có Đức, các quốc gia EU cũng luôn thể hiện quan điểm khá rõ ràng về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và đề nghị các bên liên quan phải giải quyết vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế.
Theo Infonet
"Số phận MH370 đã kết thúc"
Từ "kết thúc" tại nam Ấn Độ Dương được Thủ tướng Malaysia Najib Razak dùng khi nói về số phận chuyến bay mất tích MH370 là "phù hợp nhất", Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Huang Huikang nhận xét.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (Ảnh: Guardian)
Trong một cuộc họp báo tại Đại sứ quán Trung Quốc hôm 2/4, ông Huang đã bảo vệ Thủ tướng Najib trong cách lựa chọn từ ngữ. "Tôi hiểu, ông Najib đã lựa chọn từ "kết thúc" một cách cẩn thận thay vì từ "sập", "đè bẹp" hay "không ai sống sót" bởi vì nếu ông ấy dùng những từ ngữ đó có thể sẽ tạo ra một cú sốc lớn đối với các thân nhân hành khách".
"Các gia đình Trung Quốc đang hy vọng rằng những người thân yêu của họ vẫn còn sống", tờ New Straits Times trích lời ông Huang.
Tối ngày 24/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã thông báo rằng, chuyến bay MH370 chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn của Malaysia Airlines đã kết thúc tại nam Ấn Độ Dương, dựa trên dữ liệu vệ tinh do Cơ quan Điều tra Tai nạn Hàng không Anh và công ty Inmarsat cung cấp.
Ông Huang nhấn mạnh, từ "kết thúc" mà ông Najib chọn đã cung cấp một hướng quan trọng trong công tác tìm kiếm và cứu hộ, bởi nó giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
"Trước đó chúng tôi có hai khu vực tìm kiếm, hành lang phía bắc (từ Kazakhstan và biên giới Turkmenistan tới bắc Thái Lan) và hành lang phía nam (từ Indonesia tới nam Ấn Độ Dương). Nhưng với kết luận của ông Najib, chúng ta đã thu hẹp phạm vi và tập trung vào phía nam," ông Huang nói.
Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông nước ngoài vì những bài báo gây tranh cãi liên quan tới chiếc máy bay mất tích, vốn khiến thân nhân hành khách Trung Quốc nổi giận và buộc tội Chính phủ Malaysia là thiếu trách nhiệm.
"Chúng tôi muốn nhân cơ hội này để nói rằng những bài báo kiểu như vậy có thể ảnh hưởng tới tình hữu nghị Malaysia Trung Quốc. Và như mọi người điều biết, Malaysia đã cố gắng đem những điều tốt nhất tới cho các gia đình có người thân đi trên chuyến MH370," ông Huang nói.
Trong một diễn biến khác, cảnh sát Malaysia xác nhận, họ đang thẩm vấn các công nhân nông trại xử lý lô hàng 4 tấn măng cụt trên chuyến bay MH370, vì lo ngại chúng được sử dụng để vận chuyển một quả bom lên máy bay.
Tổng thanh tra Malaysia, ông Tan Sir Khalid Abu Bakar, cho biết cảnh sát nước này đang điều tra danh tính của tất cả những người có liên quan tới lô hàng đến từ một vườn cây ăn quả ở Muar, thị trấn nằm cách thủ đô Kuala Lumpur 150km về phía đông nam.
"Chúng tôi đang điều tra xem ai là người thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, nhận, trả tiền cho số măng cụt này," Daily Mail trích lời ông Bakar.
Ông cũng thừa nhận, nguyên nhân MH370 biến mất có thể mãi là bí ẩn. Tuy nhiên, ông đã loại trừ khả năng các hành khách liên quan tới sự biến mất của chuyến bay, trong khi đó các thành viên phi hành đoàn vẫn nằm trong diện nghi vấn.
Hiện các nhà điều tra đang tập trung vào bốn giả thuyết bao gồm không tặc, phá hoại, bất ổn tâm lý và vấn đề cá nhân của các thành viên phi hành đoàn.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Crimea và Kosovo: Một câu chuyện, hai cái kết Câu chuyện dài về phương Tây và Kosovo tưởng chừng đã kết thúc vào năm 2008, khi vùng này tự đứng lên thành lập nhà nước độc lập. Tuy nhiên, chỉ sau 6 năm, kịch bản tương tự đã xảy ra, lần này là ở Crimea. Kosovo và Crimea - vùng đất của Ukraine vừa mới gia nhập Liên bang Nga - có...