Berkshire Hathaway đứng trước những thách thức hậu đại dịch
Các nhà đầu tư lâu nay tin tưởng vào các thị trường mà ông Buffett chọn, nhiều người vẫn tin rằng sự phát triển của Berkshire sẽ mạnh hơn nếu kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi sau khi giảm sút vì đại dịch.
Tỷ phú Warren Buffett. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một số cổ đông của Berkshire Hathaway đang quan tâm đến cách mà tập đoàn của tỷ phú Warren Buffet t sẽ ứng phó với một loạt các thách thức hậu đại dịch như nguy cơ lạm phát hay ít các vụ thâu tóm.
Các nhà đầu tư lâu nay tin tưởng vào các thị trường mà ông Buffett chọn, và nhiều người vẫn tin rằng sự phát triển của Berkshire sẽ mạnh hơn nếu kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi sau khi giảm sút vì đại dịch. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng Berkshire đang đứng trước nhiều khó khăn để có thể tăng trưởng mạnh hơn.
Đối tác kinh doanh lâu dài của ông Buffett, Charlie Munger, cho rằng việc kiếm tiền tại Berkshire từng rất dễ dàng nhưng nay đã khó khăn hơn.
Trong khi đó, ông Bill Smead cho biết, công ty Smead Capital Management của ông đã giảm đầu tư vào Berkshire trong một số năm, với số cổ phần trong tập đoàn này đã giảm xuống 2,2% trong danh mục đầu tư 2,5 tỷ USD, so với mức 5% của một thập kỷ trước.
Ông cho rằng, khi các biện pháp kích thích chưa từng có của chính phủ và lãi suất thấp kỷ lục có khả năng sẽ khiến lạm phát tăng, Berkshire có thể là quá lớn để có thể chuyển hướng sang các công ty hưởng lợi từ việc giá cả tăng.
Video đang HOT
Một số cổ đông không hài lòng trước việc tỷ phú Buffettd đã không tăng cường mua cổ phiếu của các công ty khi dịch bắt đầu bùng phát, đánh mất cơ hội khi chỉ số S&P 500 tăng gần 90% so với mức thấp trong năm ngoái.
Ông Steve Haberstroh, một đối tác của cổ đông trong Berkshire là CastleKeep Investment Advisors, cho biết công ty này thất vọng khi ông Berkshire đã không sớm mua lại các công ty gặp khó khăn.
Một vấn đề khác đang cản trở khả năng kiếm tiền của Berkshire là lãi suất thấp kỷ lục khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cam kết sẽ duy trì ở mức gần 0% trong vài năm.
Berkshire hiện có được khoảng 20 triệu USD mỗi năm từ số tiền đầu tư trên 100 tỷ USD vào trái phiếu chính phủ Mỹ, so với khoảng 1,5 tỷ USD trước đại dịch.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Berkshire vẫn tăng cao hơn của chỉ số S&P 500 trong năm nay, khi tăng 18,6% so với mức tăng 11,84% của chỉ số này.
Theo nhà phân tích James Shanahan tại Edward Jones & Co, khi nền kinh tế cải thiện, Berkshire sẽ được hưởng lợi và nếu có thách thức sẽ liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn. Số tiền mặt dự trữ của tập đoàn, hiện vào khoảng 145,4 tỷ USD, có thể tăng thêm 25 tỷ USD vào cuối năm.
Tỷ phú Buffett nói ông sẽ dành 70-80 tỷ USD cho các vụ thâu tóm.
Tuy nhiên, sự gia tăng của các công ty thâu tóm với mục đích đặc biệt với vai trò giúp các công ty tư nhân niêm yết cổ phiếu đã khiến việc mua hoàn toàn một công ty của Berkshire trở nên tốn kém hơn.
Warren Buffett xin lỗi sau khi chuỗi quyết định đầu tư 'sai lầm'
Tại cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire, phù thủy đầu tư muốn nói lời xin lỗi sau khi quyết định bán tháo cổ phiếu Apple vào năm ngoái.
Ghi nhận từ cuộc học thường niên hôm 1/5, Bloomberg cho biết tỷ phú Warren Buffett đã thẳng thắn thừa nhận các quyết định chưa phù hợp tại cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway diễn ra hôm 1/5.
Nhà đầu tư nổi tiếng thể hiện sự hối tiếc và muốn nói "xin lỗi" các cổ đông về việc bán đi các cổ phiếu Apple, nóng vội bán tháo cổ phiếu hàng không và vấp phải thất bại trong thương vụ đầu tư vào dự án chăm sóc sức khỏe đắt giá.
Nói về động thái rút danh mục đầu tư Apple vào năm ngoái, Buffet nói rằng "Đó có lẽ là một sai lầm". Chủ tịch hội đồng quản trị Charlie Munger cũng có chung nhận định về vấn đề này trong cuộc họp trực tuyến.
Nhà đầu tư nổi tiếng nói lời "xin lỗi" trước các cổ đông sau các quyết định sai lầm, bán tháo cổ phiếu Apple và các cổ phiếu hàng không trong đại dịch. Ảnh: Bloomberg
"Phù thủy đầu tư" 90 tuổi gần đây gây chú ý khi liên tục vấp phải những thương vụ kém hiệu quả. Trong lá thư gửi các cổ đông hồi tháng 2, Warren phải giải trình về trách nhiệm "đáng kể" của bản thân khi chi quá nhiều cho hãng sản xuất phụ tùng máy bay Precision Castparts. Do đó, cuộc họp thường niên năm nay trước đó đã được dự báo sẽ là buổi thông báo về chuỗi các quyết định sai lầm của tập đoàn đầu tư bất chấp cú hồi phục mạnh mẽ trong thu nhập của hãng kể từ năm 2010.
James Armstrong, chủ tịch của Henry H. Armstrong Associates và hiện quản lý các cổ phiếu Berkshire nhận định "Ông ấy (Warren Buffett) cùng với Charlie đã thừa nhận sai lầm, và họ luôn chọn cách đối mặt. Bên cạnh đó, Buffett cũng hé lộ nhẹ nhàng rằng "hầu hết quỹ của Berkshire vẫn đang được đầu tư hiệu quả".
Tại cuộc họp thường niên, nhà đầu tư nổi tiếng đối mặt với các câu hỏi về việc Berkshire đã không nắm bắt xu hướng khi thị trường suy thoái tạm thời hồi cuối tháng 3/2020 để mua vào cổ phiếu. Thay vào đó, tập đoàn tài chính này đã liên tục bán tháo các cổ phiếu hàng không ngay khi Mỹ đóng cửa lần đầu tiên và hạn chế đi lại. Tiếp đó, Berkshire đã hạ tỷ trọng nắm giữ các cổ phiếu ngân hàng vào cuối năm.
Ngay sau đó, các cổ phiếu của Delta Air Lines và Southwest Airlines mà tập đoàn này từng nắm giữ đã khởi sắc nhanh chóng, tăng hơn 45% từ cuối tháng 5/2020 cho đến hết năm đó.
Buffett cho biết "Rõ ràng đó không phải là thời điểm đáng nhớ trong lịch sử của Berkshire", thừa nhận rằng sự phục hồi kinh tế nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ đã vượt kỳ vọng của hãng.
Buffett lý giải, ban đầu các hãng vận tải có thể sẽ không thể nhận được viện trợ liên bang nếu đang được quỹ lớn đầu tư. Do đó, nếu được thực hiện lại ông vẫn sẽ không đầu tư vào các hãng hàng không trước điều kiện hạn chế về đi lại.
Ngoài việc đặt cược vào các hãng khí đốt tự nhiên, Buffett không có thêm thương vụ nào đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp áp lực khó khăn do đại dịch. Trong khi đó, chủ tịch Munger biện hộ rằng không nên áp đặt rằng bất kỳ nhà quản lý quỹ nào cũng có thể xác định được thời điểm hoàn hảo khi thị trường chạm đáy để rót vốn.
Một số thương vụ khác của Berkshire cũng không đạt kết quả khả quan. Ajit Jain, một phó chủ tịch điều hành về mảng hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho hay, hãng bảo hiểm oto Geico đã chậm trễ trong việc áp dụng viễn thông, thiết bị trong việc theo dõi và chấm điểm tài xế. Buffett cũng nói về liên doanh chăm sóc sức khỏe của Berkshire với JPMorgan Chase và Amazon nhằm tấn công lĩnh vực y tế chi phí cao. Tuy nhiên, liên doanh đã phải đóng cửa trong năm nay khi nhà đầu tư thừa nhận các thách thức to lớn liên quan đến nhiều phía và chiếm quá nhiều vốn.
Cuối cùng, phù thủy đầu tư Buffett chỉ trích sự bùng nổ các SPAC - các thực thể kinh có mục đích đặc biệt. Chủ tịch Munger cũng quy kết tiền điện tử và ảnh hưởng tiêu cực của nó trong giao dịch bán lẻ. Cả hai cho rằng giới đầu tư đang đổ xô vào các quyết định đầu tư rủi ro như canh bạc mạo hiểm. "Điều này càng khiến cơn sốt giá (tiền điện tử) tăng mạnh đầy rủi ro", Munger phát biểu.
Tỷ phú Buffett: Kinh tế Mỹ phục hồi mạnh hơn nhiều so với dự báo Tỷ phú Warren Buffett nói kinh tế Mỹ phục hồi mạnh nhờ các biện pháp hỗ trợ của Fed và các gói kích thích mà Quốc hội thông qua, theo ông, 85% hoạt động của nền kinh tế diễn ra với tốc độ cao. Tỷ phú Warren Buffett. (Ảnh: AFP/TTXVN) Phát biểu tại hội nghị thường niên của tập đoàn Berkshire Hathaway Inc...