Beriev A-50: “Mắt thần” chỉ huy trên không của Nga
Máy bay Beriev A-50 là máy bay cảnh báo sớm hiện đại nhất của Nga có khả năng chỉ huy và kiểm soát mọi hoạt động tác chiến trên không.
Beriev A-50 là dòng máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không cấp chiến lược được Nga phát triển từ những năm 1980 dựa trên nền tảng máy bay vận tải chiến lược Ilyushin Il-76, đến nay đã có hơn 40 chiếc hoạt động trong biên chế của Không quân Nga.
Hiện nay, dòng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không này đã được Nga phát triển thành 4 phiên bản khác nhau gồm: A-50M, A-50U, A-50I và A-50E/I. Trong đó, phiên bản cơ bản A-50M được trang bị radar “Vega-M” có thể phát hiện đồng thời 300 mục tiêu với khoảng cách lên tới gần 300km đối với các mục tiêu dưới mặt đất và khoảng 640km đối với các mục tiêu trên không. Đây là phiên bản được biên chế nhiều trong không quân Nga.
Máy bay cảnh báo sớm A-50
Tính năng kỹ thuật
Máy bay cảnh báo sớm A-50 có chiều dài 49,59m; sải cánh 50,5m; chiều cao 14,76m; tốc độ tối đa 900 km/giờ; trần bay 12.000m; trọng lượng rỗng 75 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 190 tấn; tầm hoạt động 6.400km; phi hành đoàn 15 người gồm: 2 phi công, 1 hoa tiêu, 1 kỹ sư điện tử; 1 chuyên gia về thông tin liên lạc thực hiện việc điều khiển chiếc máy bay, 1 sĩ quan chỉ huy, 3 kỹ sư điều khiển, 3 kỹ sư định vị và 3 kỹ sư khác thuộc kíp trắc thủ, chịu trách nhiệm vận hành các thiết bị radar.
Chức năng, nhiệm vụ
Video đang HOT
A-50 chủ yếu dùng để thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bám các mục tiêu trên không, tàu chiến mặt nước, đồng thời thông báo về sở chỉ huy thuộc các quân chủng để lực lượng này kịp thời ra quyết định tác chiến.
Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định, A-50 còn có thể được dùng để chỉ huy các đơn vị không quân khi dẫn đường cho lực lượng này tiếp cận các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển, hoặc có thể được dùng làm sở chỉ huy tiền phương di động trên không.
Các thiết bị trinh sát trên A-50
Đặc điểm chủ yếu
- Hệ thống radar: Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, A-50 được trang bị hệ thống radar Phalcon Active dạng vòm có đường kính 36ft đặt trên lưng, có chu kỳ quay 6 vòng/phút, có thể theo dõi cùng một lúc cả các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 600km lẫn những mục tiêu trên mặt đất với bán kính tối đa 300km trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm.
- Khả năng tác chiến điện tử: Thiết bị vô tuyến điện và thiết bị tác chiến điện tử của A-50 có khả năng trinh sát, phát hiện và chế áp điện tử rất mạnh, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trong trường hợp địch gây nhiễu điện từ mạnh.
Buồng lái A-50
- Khả năng kiểm soát trên không: A-50 có thể kiểm soát đồng thời tới 10 chiếc máy bay chiến đấu thực hiện cả các phi vụ đánh chặn trên không và tấn công các mục tiêu dưới mặt đất. Được biên chế tổng số 15 phi hành đoàn và nhân viên vận hành thiết bị điện tử, A-50 có thể bay liên tục 4 giờ với tầm hoạt động 1.000km. Đồng thời, tầm hoạt động có thể xa hơn khi được tiếp dầu bằng máy bay tiếp dầu Il-78.
- Khả năng theo dõi, phát hiện mục tiêu: A-50 có thể phát hiện máy bay ném bom ở khoảng cách 650km; máy bay chiến đấu cách xa 300km; mục tiêu dưới mặt đất/mặt biển là 300km; tên lửa hành trình ở khoảng cách 215km và có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu khác nhau.
Cận cảnh một phần hệ thống trinh sát điện tử trên A-50
Với những đặc điểm tác chiến ưu việt trên, giới phân tích kỹ thuật quân sự quốc tế đều nhận định, các tính năng của A-50 không hề thua kém máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3 Sentry của Không quân Mỹ, và đây sẽ là hai đối thủ đáng gờm trong cuộc chạy đua giành quyền chỉ huy, kiểm soát trên không trong tương lai giữa hai cường quốc quân sự Nga – Mỹ.
Theo Lam Ngọc (Kiến thức)
6 oanh tạc cơ Nga dội bom phá hủy hai đồn chỉ huy IS
6 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 dội bom phá hủy hai đồn chỉ huy của Nhà nước Hồi giáo gần thành phố Palmyra, Syria.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 Nga
Sáng sớm ngày 21.7, 6 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 cất cánh từ một căn cứ không quân Nga để không kích nhằm vào mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS) ở phía đông thành phố Palmyra, ngoại ô các thị trấn As-Sukhnah, Arak và At-Taybah, RT dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"Đợt không kích phá hủy hai đồn chỉ huy của nhóm khủng bố, nhân lực và phương tiện (của chúng) trong nơi trú ẩn", theo thông báo. Các thiết bị tình báo, bao gồm cả vệ tinh, được điều động để hỗ trợ không kích và "xác định, tấn công thêm mục tiêu IS theo thời gian thực".
Để giảm thiểu nguy hiểm, 6 chiếc Tu-22M3 được một nhóm chiến đấu cơ Su-35, xuất kích từ căn cứ không quân Hmeimim, Syria, hỗ trợ. Nga đã thông báo cho liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu trước khi bắt đầu chiến dịch.
Oanh tạc cơ Tu-22M3 thỉnh thoảng cất cánh từ Nga để oanh tạc khủng bố ở Syria, bắt đầu từ ngày 12/7.
Quân đội Nga tuyên bố kết thúc "giai đoạn tích cực" trong chiến dịch chống khủng bố tại Syria từ tháng 3, khi một lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Nga đã rút phần lớn lực lượng từ Syria về nước nhưng vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại đây, đặc biệt là ở cảng Tartus và căn cứ Hmeimim.
Theo Như Tâm (Vnexpress)
Chiến đấu cơ Syria dội bom tiêu diệt chỉ huy hàng đầu IS ở Raqqa Nguồn tin quân sự ngày 16-6 cho biết, các chiến đấu cơ Syria đã dội bom tiêu diệt một chỉ huy chiến trường hàng đầu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía tây Raqqa. Một chỉ huy hàng đầu IS thiệt mạng ở Raqqa. (Ảnh minh họa) Liên minh không quân Nga, Syria đã không ngừng tấn công...