Bếp Việt và hương vị quê hương
“Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.” Hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Phạm Hữu Quang như gói gọn hết tâm tư của những người con xa nhà, xa quê hương.
Chỉ một điều nhỏ nhoi bình thường như tiếng cơm sôi cũng khiến trào dâng nỗi nhớ khôn nguôi một góc bếp của mẹ, của mái ấm gia đình.
Tôi có anh bạn du học ở Úc mới về nước, bữa nay hẹn cafe hàn huyên sau nhiều năm không gặp. Bạn tôi kể, 5 năm nơi đất khách quê người, điều khó khăn nhất không phải là việc phải tranh thủ đi làm thêm cực khổ sau giờ học để trang trải cuộc sống, mà chính là xa mùi vị các món ăn Việt.
Bạn tôi kể, gần phòng của anh là 2 anh bạn người Ấn, nếu họ xuất hiện sau lưng anh, không cần quay đầu lại, anh vẫn biết đó là người Ấn ở cạnh phòng bởi họ mê Cà Ri nên trên người họ từ tóc tai đến quần áo đều toả đầy mùi Cà ri. “Cũng may người tôi không toả đầy mùi nước mắm” – anh cười lớn sau câu pha trò.
Tôi còn nhớ ngày xưa bạn mẹ tôi mỗi khi từ Phú Quốc đến chơi đều đem tặng mẹ một chai nước mắm nhĩ như một món quà đặc sản.Với mẹ, đó là một món quà rất quý. Mẹ thích mở nắp để cảm nhận mùi hương thơm nồng của chai nước mắm. Mỗi lần như vậy, anh em chúng tôi lại được mẹ nấu cho rất nhiều món ngon và tất nhiên đều là những món được ướp, hoặc chấm bằng nước mắm mẹ vừa được tặng.
Video đang HOT
Người Việt từ nêm nếm tẩm ướp những món ăn cầu kỳ, đến đơn giản như món rau luộc đều không thể thiếu nước mắm. Dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại nước mắm, nhưng những người sành ăn đều biết nước mắm ngon nhất có độ đạm tự nhiên từ 35 – 40 độ thông qua ủ chượp 3 cá 1 muối suốt 7 – 12 tháng mới ra được nước mắm có mùi thơm đặc trưng. Bởi vậy, dù có đi đến phương trời nào, chân có bước đến đâu, cứ nghe mùi nước mắm trong một gian bếp nào đó, hay trong một cửa hàng, một quán ăn dù bình dân hay sang trọng, là dường như đã thấy quê hương bên cạnh. Cái mùi ấy, không quá nồng đậm như mùi cà ri của người Ấn, cũng không ngòn ngọt như mùi nước tương của người Hoa… Nó là một phức hợp mùi vừa tinh tế vừa nồng nàn với các tầng hương vị khác nhau. Chẳng vậy mà người ta đã ví nước mắm của người Việt “vi diệu” không thua gì champagne của người Pháp.
Cũng chính vì là một món tuyệt diệu, đã và đang có một “cuộc chiến” về nước mắm nổ ra giữa hai phe: Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Đây có thể sẽ là một cuộc chiến không hồi kết, bởi “truyền thống” và “công nghiệp” cũng giống như hai mặt trên một đồng xu vậy. Tuy nhiên, vẫn có doanh nghiệp đang làm khá tốt việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và công nghiệp, để cho ra đời những chai nước mắm thơm ngon, chất lượng như nước mắm Hương Việt, nước mắm cao đạm của Cholimex Food. Cộng hưởng với nước mắm còn có nhiều loại gia vị, sốt… để mang đến cho món ăn Việt mùi vị phong phú, cuốn hút, thơm ngon hơn hẳn, ví như một số sản phẩm có tiếng của Cholimex Food sản xuất và được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Từ đó, những người Việt xa xứ cũng dễ dàng tìm cho mình những “hương vị Việt Nam” để thổi hồn Việt cho gian bếp xứ người.
Vậy đó, dù cuộc đời mỗi người luôn có nhiều thay đổi, dù xã hội có đi đến đâu, thì nước mắm vẫn âm thầm mà mạnh mẽ có riêng cho mình một “dòng chảy”. Đó là “dòng chảy” bắt đầu từ nguồn cội và lan tỏa mãi đến tương lai, bởi “ở đâu có người Việt, ở đó có mùi vị nước mắm ấm nồng trong từng gian bếp”.
Theo Giadinh
Mát trời làm giăm bông thơm ngon tê lưỡi chiêu đã cả nhà
Món Jambon ăn với cơm hay kẹp bánh mỳ đều ngon bá cháy mà cách làm lại đơn giản
Nguyên liệu là jambon:
Thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò (cắt bỏ những phần thịt dư bên trên sao cho thành 1 mặt phẳng để cuộn cho dễ): 1kg
- Gia vị ướp thịt: bột nêm 1 thìa, muối 1/2 thìa, xíu mì chính, đường 1 thìa, tiêu xay 1/2 thìa, tiêu hạt, rượi mai quế lộ (hoặc rượi thường) 2 thìa, bột điều 2 thìa, xì dầu 2 thìa, lá nguyệt quế 3 lá.
- giấy không thấm dầu: khổ 30x50 cm
- giấy bạc: 80 cm chiều dài
Cách làm jambon:
- Rửa sạch thịt và thấm khô.
- Trộn đều tất cả các loại gia vị. Đeo găng tay, lấy hỗn hợp đó xoa đều miếng thịt cho ngấm. Cho vào âu để ngăn mát ít nhất 3 tiếng.
- Trải lớp giấy bạc trước, giấy không thấm dầu lên trên. Lấy miếng thịt đặt lên trên cùng.
- Cuộn tròn miếng thịt chắctay. Sau đó dùng giấy không thấm dầu cuộn tròn miếng thịt lại, gập túm 2 đầu. Làm tương tự với phần giấy bạc.
- Cho miếng thịt đã cuộn giấy bạc vào nồi hấp cách thuỷ nhỏ lửa 90p. Lấy ra để nguội rồi cho ngăn mát tủ lạnh, sau 1h là có thể lấy ra cắt dùng được
Lan Hương Nguyễn
Theo emdep.vn
Những món ăn đặc sản "nhìn thì ghê nhưng ăn là mê" ở Ninh Bình Gỏi nhệch, trứng kiến, nhộng ong là những món ăn ở Ninh Bình khiến thực khách vô cùng thích thú, bởi cách ăn độc đáo và hương vị đặc biệt. Gỏi nhệch Kim Sơn Gỏi nhệch là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Ninh Bình khiến bao du khách phải say lòng, ăn một lần nhớ mãi không quên....