‘Bếp trên đỉnh đồi’ đạo nhái Lý Tử Thất hay chỉ là cuộc đụng độ vô tình của những ý tưởng lớn?
Ý tưởng ‘về quê nuôi cá và trồng thêm rau’ vốn không bắt nguồn từ Lý Tử Thất, nhưng cô lại là vlogger nổi tiếng, thành công nhất với phong cách ‘cổ phong mỹ thực’.
Mới đây, kênh Bếp trên đỉnh đồi của vlogger Tâm An đã bị netizen Trung Quốc tố đạo nhái kênh Lý Tử Thất với lời lẽ rất gay gắt. Đa số netizen Việt cũng đồng tình, cho rằng việc này ‘không bênh được’ và khuyên chủ nhân kênh Bếp trên đỉnh đồi nên tìm ra phong cách riêng, thay vì cố gắng sao chép người khác.
Chủ nhân kênh Bếp trên đỉnh đồi.
Ai đã định hình phong cách Lý Tử Thất?
Ý tưởng đưa cuộc sống ‘về quê nuôi cá và trồng thêm rau’ lên màn ảnh đã có trong phim điện ảnh Nhật Bản Little Forest, gồm 2 phần Hạ – Thu và Đông – Xuân, lần lượt ra mắt vào năm 2014 – 2015. Bộ phim được chuyển thể từ bộ manga cùng tên.
Không ai nghĩ bộ phim chỉ đơn giản ghi lại cuộc sống của một cô gái nơi thôn dã với những cảnh nấu nướng, thu hoạch rau củ lại có sức hút mãnh liệt đến thế. Bộ manga Little Forest cũng đã được Hàn Quốc mua bản quyền chuyển thể và ra mắt năm 2018.
Thiên nhiên bốn mùa trong Little Forest.
Cô gái tận hưởng cuộc sống ‘nuôi cá và trồng thêm rau’.
Tự mình chế biến các món ăn.
Lý Tử Thất có lẽ là người đầu tiên đưa ý tưởng trên từ phim ra ngoài đời thực. Không rõ cô có lấy cảm hứng từ Little Forest không, hay chỉ đơn giản là ‘ý tưởng lớn gặp nhau’.
Đến nay, dù có nhiều kênh với style tương tự trên khắp thế giới thì Lý Tử Thất vẫn là vlogger nổi tiếng nhất, thành công nhất với phong cách ‘cổ phong mỹ thực’ Trung Hoa không lẫn vào đâu được.
Cô đã định hình được phong cách ‘tiên nữ đồng quê’ của riêng mình với những món ăn cầu kỳ, mang tinh hoa ẩm thực vùng Tứ Xuyên. Ngoài ra, Lý Tử Thất cũng trổ tài làm đồ thủ công mỹ nghệ, dệt vải, nhuộm vải, viết thư pháp,… với độ thẩm mỹ cao.
Vì cô là người tiên phong, cũng là người thành công nhất nên những kênh ra đời sau đều không tránh khỏi sự liên tưởng, so sánh, thậm chí nghi vấn đạo nhái.
Lý Tử Thất là vlogger thành công nhất với những video ‘cổ phong mỹ thực’.
Có nhiều kênh được coi là các phiên bản khác nhau của Lý Tử Thất nhưng Bếp trên đỉnh đồi là phiên bản giống nhất?
Dạo vòng quanh thế giới trên YouTube, không khó để tìm ra những kênh có format hao hao Lý Tử Thất. Ngay ở Trung Quốc có kênh Điền tây tiểu ca cũng rất nổi tiếng. Ở Sri Lanka có kênh Traditional Me. Ở Campuchia có kênh Polin Lifestyle. Còn ở Việt Nam có một số kênh được nhiều người biết đến như Ẩm thực mẹ làm, Ẩm thực đồng hao, Khói lam chiều và tất nhiên không thể thiếu Bếp trên đỉnh đồi.
Điền tây tiểu ca.
Mặc dù giống nhau về format (ghi lại cảnh nấu ăn, sinh hoạt, làm việc nhà nông trên nền nhạc êm đềm) nhưng mỗi kênh đều định hình được phong cách riêng.
Điền tây tiểu ca mang đến hình ảnh một ‘cô hàng xóm’ giản dị, dễ gần cùng nét văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng Vân Nam. Kênh Traditional Me lại đem đến hình ảnh một quốc gia Nam Á xinh đẹp với những món ăn truyền thống của Sri Lanka và những nước tương đồng về văn hóa như Ấn Độ, Ả Rập, Malaysia. Tương tự, kênh Polin Lifestyle cũng giới thiệu cảnh quan, nét văn hóa, ẩm thực ở quê hương mình.
Ẩm thực mẹ làm.
Kênh Ẩm thực mẹ làm mang đến hình ảnh những bữa cơm nhà đạm bạc, bình dị, chuẩn cơm mẹ nấu. Ẩm thực đồng hao giới thiệu cảnh thiên nhiên, ẩm thực vùng Đông Nam bộ, ngoài cảnh nấu nướng còn có phần thuyết minh của chủ kênh về món ăn, nguyên liệu. Khói lam chiều giới thiệu văn hóa ẩm thực của miền Tây sông nước với nhân vật chính là cô gái mặc ‘chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm’.
Như vậy, hầu như các kênh đều muốn giới thiệu cho cả thế giới biết nét văn hóa ẩm thực của quê hương mình. Còn kênh Bếp trên đỉnh đồi lại khẳng định: ‘Những video mình làm không nhằm tuyên truyền bất kỳ văn hóa hay nền ẩm thực nào. Chỉ đơn giản là ghi lại những điều giản đơn mình học hỏi và cảm nhận được ở những nơi mình đặt chân đến’.
Tiêu chí của kênh Bếp trên đỉnh đồi.
Bếp trên đỉnh đồi có thật sự đạo nhái?
Xem kênh Bếp trên đỉnh đồi, không khó để nhận ra những điểm tương đồng với Lý Tử Thất. Điều này đã được cả khán giả quốc tế lẫn khán giả Việt để lại bình luận từ trước đó. Nhưng liệu có quá vội vàng khi kết luận Tâm An đạo nhái, ăn cắp phong cách?
Về điều này, có một bình luận của một khán giả quốc tế được kha khá người đồng tình như sau: ‘ People keep saying she is like Liziqi. To me, it’s not at all. She lives, hangs out with villagers. She shows the community. Her video have their own reflection’.
(Tạm dịch: Người ta cứ nói cô ấy giống Lý Tử Thất. Tôi thì thấy không hẳn vậy. Cô ấy sống, giao lưu với dân bản. Cô ấy cho thấy cộng đồng của mình. Video của cô ấy phản ánh cuộc sống của riêng họ.)
Một số ý kiến của khán giả về việc kênh Bếp trên đỉnh đồi có nét giống Lý Tử Thất nhưng về bản chất vẫn khác nhau.
Những người xem kênh tự họ có cảm nhận của riêng mình, người có thiện cảm thì ghi nhận sự khác biệt, người khó tính thì cho rằng đạo nhái và chỉ trích gay gắt. Nhưng nếu xem Bếp trên đỉnh đồi sẽ nhận thấy sự khác biệt thôi.
Tâm An từng lên báo như một hình tượng truyền cảm hướng cho giới trẻ sống cuộc đời mình muốn. Cô đã từ bỏ công việc designer ở thành phố để chọn cuộc sống ‘lặng lẽ Sapa’.
Trong các video của mình, Tâm An nấu ăn cho tụi nhỏ ở miền núi và bà con dân bản, đem đến một hình ảnh hết sức thân thương. Những món cô ấy nấu, có thể là món ẩm thực đặc trưng vùng Tây Bắc như cơm lam hoặc những món ăn giản dị như xôi đậu đỏ, bánh khoai môn, chè bí đỏ, đậu phụ,…
Tâm An cũng có thể làm những món ăn ít phổ biến hơn như cháo gạo nếp xanh, nấm rơm om dừa, không ai cấm một cô gái sáng tạo trong gian bếp cả. Điều đặc biệt là cô nấu thuần chay hoàn toàn, không sử dụng nguyên liệu động vật trong các món ăn.
Tâm An làm cơm lam cho trẻ em miền núi
Đúng là Tâm An để kiểu tóc và trong một số phân cảnh cô mặc trang phục hao hao Lý Tử Thất nhưng không nên lấy một vài hình ảnh still cut để đánh giá toàn bộ nội dung kênh.
Trong các video, cô ấy vẫn mặc trang phục đa dạng, trong đó có cả những bộ thổ cẩm Tây Bắc. Cô ấy đi chợ phiên, vào rừng, lên đồi, làm rẫy, đi lại trong bản. Nền cảnh thiên nhiên, bản làng là vùng Tây Bắc Việt Nam và một số video được ghi hình ở Tây Nguyên, quê hương cô ấy.
Tâm An cấy lúa cùng bà con người Mông.
Một kênh có nội dung nhân văn như Bếp trên đỉnh đồi rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, Tâm An vẫn phải cố gắng thể hiện đậm nét phong cách và chất riêng của mình hơn nữa để thoát khỏi cái bóng của Lý Tử Thất, cũng như cái mác đạo nhái. Bởi xem kênh của cô tuy nội dung có sự khác biệt nhưng phần hình thức, phần ‘nhìn’ lại quá giống khiến người ta không khỏi so sánh, liên tưởng và chỉ trích.
Tâm An cùng các em nhỏ.
Khán giả vẫn chờ đợi một câu trả lời chính thức từ Tâm An, liệu cô có ‘lấy cảm hứng’ hay cố gắng bắt chước Lý Tử Thất sao cho giống nhất có thể không?
Bếp trên đỉnh đồi hoặc phải tạo sự khác biệt hơn nữa, hoặc phải thẳng thắn. Như kênh Traditional Me, cô ấy chú thích ngay ở phần mô tả kênh và dưới video là ‘Lấy cảm hứng từ Lý Tử Thất và Điền tây tiểu ca’, vậy nên không ai có ý kiến gì.
Hoặc như anh Đồng Văn Hùng, đồng sở hữu kênh Ẩm thực mẹ làm, cũng thẳng thắn thừa nhận rất hâm mộ Lý Tử Thất và lấy cảm hứng từ đó để tạo kênh này.
Đương nhiên, dù là lấy cảm hứng hay học hỏi, mỗi chủ kênh cũng cần định hình được phong cách riêng thì mới có thể tồn tại được ở một thị trường đầy tính cạnh tranh và đào thải như youtube.
Vụ Lý Tử Thất bị đạo nhái: YouTube bất lực trước nạn 'xào nấu'
Các công cụ của YouTube chỉ giúp phát hiện các video sao chép y hệt mà không thể xử lý những video ăn cắp ý tưởng.
Vụ việc chủ nhân Bếp trên đỉnh đồi - kênh blog về ẩm thực, đời sống ở Việt Nam - bị tố đạo nhái ý tưởng của vlogger nổi tiếng người Trung Quốc Lý Tử Thất gây xôn xao trên mạng những ngày qua.
Hiện tại, những người trong cuộc và cả phía YouTube chưa lên tiếng hay có bất kỳ động thái nào. Thực tế, đây cũng không phải lần đầu tiên những lùm xùm về vấn đề ăn cắp, sao chép ý tưởng trên YouTube nổi lên, gây tranh cãi.
Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp bị tố đạo nhái tương tự, mọi việc chỉ dừng lại ở việc lên án, chỉ trích từ phía dân mạng. Người trong cuộc im lặng, đại diện nền tảng thờ ơ, thiếu biện pháp xử lý nên hoàn toàn không có bất kỳ kết luận cụ thể nào, tất cả nhanh chóng bị lãng quên.
"Bếp trên đỉnh đồi" bị tố đạo nhái video của vlogger Lý Tử Thất.
Cầu cứu vì bị ăn cắp ý tưởng
Tháng 4/2018, YouTuber Geoff Thew đã phải đăng đàn cầu cứu dân mạng vì bị một kênh khác có tên Mariana Delveccio ngang nhiên sao chép nội dung video. Theo Geoff Thew, kênh YouTube đạo nhái này copy hầu hết ý tưởng của cô và chỉ dịch từ tiếng Anh sang tiếng Bồ Đào Nha.
Geoff Thew còn làm một clip chứng minh, chỉ ra nhiều điểm trùng hợp vô lý giữa các sản phẩm của cô và Mariana Delveccio. Theo Thew, kênh Mariana Delveccio không chỉ đạo nhái clip của mình mà còn ăn cắp ý tưởng của nhiều kênh khác.
Tuy nhiên, lời cầu cứu của Geoff Thew chỉ nhận được sự quan tâm của dân mạng. Trong khi đó, YouTube không đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.
Thời điểm bị đạo nhái sản phẩm, kênh YouTube của Geoff Thew chỉ có 522.000 người đăng ký trong khi Mariana Delveccio có 624.000 người đăng ký. Điều này càng khiến nhiều người bức xúc hơn.
Geoff Thew (bên trái) từng cầu cứu dân mạng vì bị ăn cắp ý tưởng làm video. Ảnh: Twitter.
Sau vụ lùm xùm, Mariana Delveccio đã xóa những video bị cáo buộc đạo nhái, khóa Facebook, Twitter. Tuy nhiên, ít lâu sau, kênh này trở lại hoạt động bình thường, ra video thường xuyên và hiện có hơn 500.000 người đăng ký.
Tương tự Geoff Thew, một YouTuber khác tên Eric Kotzian cũng từng bất lực vì bị một kênh khác có nhiều subscribe hơn nhái ý tưởng. Kênh của Eric Kotzian có khoảng hơn 39.000 người đăng ký, chuyên chia sẻ các clip đàn piano.
Cuối năm 2017, Kotzian lên tiếng tố một YouTuber khác tên Mateus Hwang có hơn 732.000 người đăng ký tự ý sử dụng các đoạn âm thanh của mình để lồng ghép vào các video ca nhạc.
Cuối cùng, vụ lùm xùm chấm dứt khi Mateus Hwang lặng lẽ gỡ các video vi phạm bản quyền khỏi kênh cá nhân dù không lên tiếng thừa nhận hay xin lỗi về hành vi đạo nhái.
YouTube bất lực
Đối phó với nạn đạo nhái phi văn bản từ lâu đã là thách thức lớn đối với những nền tảng chia sẻ video trực tuyến như YouTube. Khi Google mua lại YouTube vào năm 2006, nền tảng này từng bị ví là "thiên đường" của nội dung ăn cắp, vi phạm bản quyền.
Để khắc phục tình trạng này, YouTube khởi chạy Content ID, một hệ thống tự động phát hiện và xử lý các video trùng lặp. Content ID không quá hoàn hảo nhưng cũng đã làm giảm đáng kể số lượng nội dung lậu, sao chép trái phép.
Tuy nhiên, trong khi vấn đề vi phạm bản quyền vẫn chưa được giải quyết triệt để, YouTube với sứ mệnh ban đầu là trở thành thiên đường cho những người sáng tạo, lại đang trở thành mục tiêu của những "kẻ ăn cắp".
Trong thời đại mạng xã hội, các nền tảng chia sẻ video phát triển mạnh, nội dung liên tục được sáng tạo và cập nhật tạo ra nhiều trend, xu hướng. Các xu hướng lại rất nhanh hết thời. Chính vì vậy, việc chạy theo xu hướng trở thành áp lực với người sáng tạo nội dung.
Thay vì mất thời gian đầu tư, suy nghĩ kịch bản, cách thể hiện hợp trend, nhiều người chọn "đón đầu" xu hướng bằng cách ăn theo, thậm chí sao chép các video có sẵn đang được quan tâm.
Các công cụ chống vi phạm bản quyền của YouTube không xử lý được nạn đạo văn. Illustration: Hà My.
Bằng cách dịch, thay đổi một vài âm thanh, hình ảnh, những clip "sao y bản chính" đã dễ dàng qua mắt các công cụ phát hiện vi phạm bản quyền của YouTube. Đạo nhái và bản quyền vốn là 2 khái niệm khác nhau. Các công cụ của YouTube chỉ giúp phát hiện các video sao chép y hệt mà không thể xử lý những video ăn cắp ý tưởng.
Nói một cách đơn giản, rất nhiều YouTuber đang tìm cách "lách luật" bằng việc đạo nhái ý tưởng nhưng thay đổi các chi tiết như âm thanh, hình ảnh để tránh vi phạm bản quyền.
Theo Jonathan Bailey, người sáng lập trang Plagiarism Today đồng thời là nhà tư vấn chiến lược cho các webmaster, nạn đạo nhái, trong cộng đồng YouTuber, như một con virus, một khi bắt đầu xâm chiếm, gần như không thể chống lại và sẽ dần giết chết những người sáng tạo nội dung chân chính.
"Nếu YouTube và cộng đồng YouTuber không muốn điều này trở thành bình thường, họ phải đẩy lùi nó ngay bây giờ. YouTube cần bổ sung, làm rõ hơn các điều khoản sử dụng dịch vụ để góp phần ngăn chặn những kẻ đạo nhái", ông Bailey nói.
Vì sao nói kênh YouTube Việt đạo nhái vlogger Trung Quốc Lý Tử Thất Cùng bối cảnh làng quê, xu hướng nấu ăn truyền thống, tương đồng góc quay, âm nhạc, trang phục là những yếu tố khiến "Bếp trên đỉnh đồi" bị nói vay mượn từ Lý Tử Thất. Top 1 tìm kiếm trên Weibo Trung Quốc những ngày qua là từ khóa liên quan đến vụ việc kênh vlog Bếp trên đỉnh đồi của Việt...