Bếp cơm nghĩa tình phục vụ tận bàn, đổi món mỗi ngày
Trên đường Phan Chu Trinh, khu phố Đông Nhì, phường Lái Thiêu, TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) có một bếp cơm nghĩa tình mỗi trưa thu hút hàng trăm người tới ăn cơm với giá 0 đồng.
Bữa cơm ngon và giúp những người khó khăn tiết kiệm được vài chục ngàn đồng – Ảnh: XUÂN ĐOÀN
Những người có hoàn cảnh khó khăn đều được đội ngũ “Bếp cơm nghĩa tình” chào đón niềm nở với phương châm “trao yêu thương, nhận lại nụ cười”.
Phục vụ tận bàn
“Khách” tới ăn tại “Bếp cơm nghĩa tình” chủ yếu là người lớn tuổi, trẻ em nhà nghèo, người bán vé số, phụ hồ, chạy xe ôm…
Ông Xuyên (chạy xe ôm) thường tới đây ăn trưa, ông khen cơm nấu ngon
Ông Xuyên (65 tuổi) cho biết ông chạy xe ôm ở khu vực Lái Thiêu, vợ đi bán vé số dạo. Một tháng nay, trưa nào vợ chồng ông cũng tới đây ăn cơm. “Sáng giờ chưa chạy được cuốc xe nào, nhờ có địa điểm này mà tôi đỡ được 30.000 ngàn tiền đi ăn quán. Ở đây nấu ăn rất ngon và sạch sẽ” – ông Xuyên nói.
Ông Chánh (75 tuổi, ngụ phường Bình Nhâm) kể ông bị viêm đa khớp mười mấy năm nay. Từ lời giới thiệu của hàng xóm, ông đạp xe lặn lội xuống Lái Thiêu ăn thử. Điều làm ông bất ngờ là khi ông vừa tới, thấy ông đi lại khó khăn, liền có người ra đỡ vào bàn ngồi rồi mang cơm ra.
Đến với “Bếp cơm nghĩa tình”, những ai lớn tuổi hoặc đi lại khó khăn chỉ cần vào bàn ngồi là có nhân viên phục vụ tận nơi. Những ai khỏe mạnh hơn thì xếp hàng nhận cơm. Ăn xong có trà đá mát lạnh, thỉnh thoảng có trái cây tráng miệng.
Một suất ăn của Bếp cơm nghĩa tình. Vài bữa sẽ có món tráng miệng như chuối, dưa hấu…
Video đang HOT
“Bếp cơm nghĩa tình” cũng thay đổi thực đơn mỗi ngày. Một khay cơm sẽ có một món mặn luân phiên từng ngày như gà kho, xíu mại, thịt kho đậu hủ, thịt kho tôm… đi kèm các món rau, canh…
Với một số trường hợp không đi lại được, bếp ăn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Lái Thiêu xác minh rồi sẽ có người mang cơm tới.
Thành viên Hội chữ thập đỏ cũng tới hỗ trợ Bếp cơm nghĩa tình
Trao yêu thương, nhận lại nụ cười
Bếp nhà trường đỏ lửa từ sáng sớm, nấu cơm tặng thí sinh vùng quê Cần Thơ thi tốt nghiệp
Tiệm cơm 0 đồng độc lạ giữa lòng TP.HCM, nói cảm ơn vì đã nhận cơm
“Bếp cơm nghĩa tình – bữa ăn 0 đồng” là tâm nguyện ấp ủ nhiều năm qua của ông Trần Văn Tuấn (46 tuổi, ngụ tại phường Lái Thiêu), được chính thức thành lập vào ngày 18-6-2024.
Ông Tuấn chia sẻ ông có “máu” làm từ thiện được truyền từ mẹ. Ông từng có ý định thành lập một viện dưỡng lão để chăm sóc cho những người lớn tuổi. Tuy nhiên, vì một số lý do, dự định đó bị dừng lại.
Nhưng đã có “máu” trong người, ông không từ bỏ.
Một bữa ăn đông khách của Bếp cơm nghĩa tình
Để có được “Bếp cơm nghĩa tình”, ông Tuấn đầu tư khoảng 1 tỉ đồng để sửa chữa xây mới mặt bằng… Mỗi tháng trả 10 triệu tiền thuê mặt bằng, mỗi ngày chi gần 10 triệu mua đồ nấu ăn phục vụ bà con.
Nhân viên, người nhà được huy động phục vụ cho bếp cơm và mỗi người một nhiệm vụ rõ ràng. Ngoài ra, mỗi bữa đều có các thành viên Hội Chữ thập đỏ phường Lái Thiêu phụ giúp một tay. Bếp cơm hoạt động từ 11h – 12h30 từ thứ hai đến thứ sáu.
Mỗi trua từ thứ hai tới thứ sáu trong tuần, Bếp cơm nghĩa tình phục vụ hàng trăm suất ăn
Ông Tuấn kể những ngày đầu mới thành lập, dự tính phục vụ mỗi ngày khoảng 300 suất nhưng sau đó số người tới ăn tăng vọt và tới nay tăng lên hơn 600 suất.
Cũng có người muốn đóng góp nhưng ông cương quyết không nhận tiền hỗ trợ. Ai muốn ủng hộ nhu yếu phẩm như gạo, rau củ, trái cây thì cứ mang tới.
Ông Tuấn cho biết khi bếp ăn ổn định rồi, ông sẽ tiến tới nấu cơm hỗ trợ cho những người nghèo trong các bệnh viện.
“Giờ mình làm bếp ăn này giống như chạy rô đa làm quen, ổn định rồi mình sẽ nấu cơm cho các bệnh viện gần đây. Ở đó có những người thập phương, người nghèo không có tiền ăn lại còn đau ốm, tốn viện phí. Dự định của mình nhiều lắm, sợ có đủ sức làm không thôi” – ông Tuấn chia sẻ.
Bà cụ câm điếc mua 10.000 đồng bún riêu, chủ quán làm một việc ấm lòng
Bà cụ câm điếc cầm 10.000 đồng tiền lẻ vào quán mua bún riêu. Chủ quán liền mời bà 1 tô đầy đủ rau thịt và biếu thêm 100.000 đồng.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một phụ nữ lớn tuổi vai đeo túi, tay cầm một ít tiền lẻ bước vào quán bún riêu. Bà đến quầy hàng và ra hiệu chủ quán bán cho một tô bún riêu đúng với số tiền ít ỏi.
Tài khoản đăng đoạn clip trên kèm theo nội dung: "Bà vào quán. Bà không nói được. Bà cầm 10.000 đồng tiền lẻ và chỉ vào tô bún mình đang làm. Bà đưa mình tiền, nhưng mình bảo thôi.
Mình mời bà ngồi và mang ra một tô bún đầy đủ. Bà ăn xong vẫn muốn đưa tiền cho mình. Mình không nhận và biếu thêm bà một chút tấm lòng".
Đoạn clip ấm lòng thu hút gần 1 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận của cộng đồng mạng. Phần lớn người xem bày tỏ xúc động và khen ngợi hành động tử tế của chủ quán.
Tài khoản Mr. Thành bình luận: "Bạn thật tử tế. Chúc bạn mua may bán đắt, làm được việc tốt thấy vui cả ngày". Một số tài khoản khác trân quý cách cho đi vô tư của chủ quán.
Quán bún riêu của anh Sơn rất đông khách
Qua tìm hiểu, chủ nhân đăng tải đoạn clip là anh Phạm Văn Sơn (SN 1994, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Anh Sơn cũng là chủ quán đã mời người phụ nữ câm điếc một tô bún riêu đầy đủ rau thịt.
Chủ quán cho biết: "Đoạn clip được cắt ra từ camera an ninh của quán. Sáng 2/7, tôi đang bán hàng thì thấy bà cụ đi bộ từ ngoài đường vào quán. Bà đeo túi ở vai, tay cầm 10.000 đồng. Bà đến quầy hàng, chỉ tay vào mấy tờ tiền lẻ và ra hiệu mua bún.
Tôi hiểu ý nên mời bà ngồi vào bàn, sau đó bưng ra một tô đầy đủ. Bà nhìn tô bún, thoáng chút bối rối".
Dù bà chỉ mua 10.000 đồng bún riêu, nhưng anh Sơn mời bà một tô đầy ắp thức ăn. Sau khi ăn xong, bà lấy 10.000 đồng ra trả cho chủ quán. Tuy nhiên, anh Sơn xua tay không nhận và biếu thêm cho bà 100.000 đồng. Bà rất vui, xúc động và rối rít ra hiệu cảm ơn anh.
Bà cụ mua 10.000 đồng nhưng anh Sơn mời 1 tô bún riêu đầy đủ thức ăn
"Người phụ nữ đó khoảng hơn 60 tuổi, chỉ ú ớ và ra hiệu bằng tay chứ không thể nghe nói. Bà không phải người ở địa phương. Từ hôm đó đến nay, tôi không thấy bà đi ngang qua hoặc ghé vào quán ăn bún nữa", anh Sơn cho biết.
Anh Sơn cảm thấy cách hành xử của bà cụ đáng để tôn trọng. Dù có ít tiền nhưng bà mua bún, chứ không xin.
Suốt 7 năm bán bún riêu, anh Sơn gặp nhiều người khó khăn hoặc khách ăn quên tiền. Gặp những tình huống đó, anh đều vui vẻ mời họ ăn bún miễn phí hoặc sau này quay lại trả tiền vẫn được.
Trên tài khoản cá nhân, anh Sơn thường đăng nhiều clip quay lại cảnh buôn bán ở quán. Một số clip vui vẻ từng thu hút hàng triệu lượt xem. Tuy nhiên, đoạn clip lần này mang nhiều ý nghĩa và xúc động.
Anh Sơn giúp đỡ các trường hợp như bà cụ câm điếc với sự vô tư, xởi lởi. Anh không xem đó là chiêu trò thu hút khách hàng hay để nổi tiếng. Bởi, quán bún của anh được người dân địa phương ủng hộ, lúc nào cũng đông khách.
Anh Sơn thường giúp đỡ người khó khăn
Xuất phát từ gia cảnh bình thường, anh Sơn tự thân phấn đấu, bươn chải học nghề rồi về quê mở quán. Dù quán có thuê nhân viên nhưng anh vẫn đứng bếp nấu bún, kiêm luôn bán hàng, lau dọn bàn ghế...
Phải lao động vất vả mới có cuộc sống ổn định, nhưng anh Sơn sẵn sàng cho đi với người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.
Thông qua đoạn clip, anh muốn truyền đi thông điệp yêu thương, nhường cơm sẻ áo đến cộng đồng. Với anh, mạng xã hội không chỉ để giải trí, mà còn là nơi lan tỏa sự tử tế.
Thành phố xanh từ mỗi bàn tay người trẻ Sau phút tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các bạn trẻ TP.HCM cùng bắt tay thực hiện ngày cao điểm "Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" và Chủ nhật xanh 154 vào hôm qua (21-7). Các bạn trẻ TP.HCM khơi thông dòng chảy hai tuyến rạch tại quận 12 cùng thực hiện công trình "Sông Sài...