Béo ngậy cua lông Đá Trắng
Thời gian gần đây, cua lông được coi là món ăn thượng hạng của giới thượng lưu Trung Quốc đang được rất nhiều tín đồ sành ăn “săn lùng”. Nhưng ít ai biết rằng, từ lâu cứ vào dịp cuối năm dọc dòng sông Đá Trắng chảy qua xã Thống Nhất (TP Hạ Long) người dân ở đây vẫn đánh bắt được loại cua tương tự như loài cua đặc sản này.
Cua lông Đá Trắng bắt đầu to, béo vào dịp trung tuần tháng 9 tới cuối năm.
Theo những người già sống trong thôn Đá Trắng thì cua lông từ lâu đã có và được nhiều người dân đánh bắt. Thoạt nhìn, chúng trông hơi giống so với con cua đồng, đặc biệt ở phần mai là màu xám, ánh xanh nhưng to hơn khá nhiều. Loại cua này sống và làm tổ ở những bờ sông, bờ suối dọc khu vực Đá Trắng. Sở dĩ người dân quen gọi là cua lông bởi cua có lớp lông đen, mịn màng ở các đầu càng. Đặc biệt, hai càng đầu tiên, to nhất của cua lông thì lớp lông nhiều dày, mọc đều tới phần giữa càng.
Cua lông là loài cua đặc sản trên sông, suối và các khu vực nước ngọt ở một số tỉnh phía Bắc. Đặc điểm chung là phía các đầu càng cua có đám lông đen (hoặc màu nâu, vàng tùy mùa), mịn, mượt bám đầy. Ở một số tỉnh phía Bắc dọc các nhánh của sông Hồng như: Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng… cũng có một loài cua tương tự như cua lông mà người dân thường hay gọi với tên gọi khác là cua da, cua sông.
Video đang HOT
Theo chị Hà Thị Mai, thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất (TP Hạ Long), người gắn bó nhiều năm với nghề quăng chài thả lưới trên khúc sông quanh thôn kể thì cua lông thi thoảng vẫn mắc lưới đánh cá rải trên sông. Dân gian thường có câu “Cua tháng ba, cà ra tháng tám” nhưng chính vụ cua lông lại thường rơi vào tháng 10 tới tháng 12 dương lịch tức từ tháng 9 tới tận cuối năm âm lịch.
Vào dịp này, có những ngày vợ chồng chị Mai đánh bắt được 1-2 kg. Giá bán dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, thông thường cua đánh lên được bán hết ngay hoặc được thương lái thu gom xuất đi Trung Quốc. “Năm trước có người quen với gia đình tôi vốn là thực khách sành ăn từ trong Nam ra đây du lịch, tìm tới mua cua, có nhận xét là cua sông ở đây rất ngon, nhiều gạch, ngậy thơm khác biệt so với nhiều nơi. Chúng có hình dạng, kích thước rất giống với loài cua lông xuất xứ từ Trung Quốc mà giá bán từ 800.000 – 1.000.000 đồng/kg”- chị Mai kể.
Cua lông ở Đá Trắng thường có thể đánh bắt quanh năm. Tuy nhiên, từ dịp tháng Giêng tới tháng 4,5 âm lịch thì thường không nhiều, nếu có đánh bắt được thì cua thường rất nhỏ, óp và thường không có trứng.
Cua lông dịp tháng 9 bắt đầu có gạch vàng ươm.
Cua lông Đá Trắng khá khoẻ, vì thế khi bắt được người dân thường dùng dây nhựa hoặc bện các loại dây cỏ, hay dây cói ven sông, suối để buộc ngay tại chỗ. Cua lông đặc sản có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, nhưng đơn giản và ngon nhất phải kể đến cua hấp. Món ăn này giữ trọn hương vị béo ngậy của thịt cua, gạch cua. Chế biến cua rất đơn giản. Theo đó, cua sau khi được đánh bắt, đem rửa thật sạch cho hết bùn, đất, để ráo nước rồi cho vào hấp cách thủy đến khi chín.
Cua lông tuy nhỏ nhưng rất chắc thịt. Khác hẳn với hương vị của các loại cua nước ngọt, phần thịt cua lông khá chắc, không hề có mùi tanh, hoi của bùn, đất mà ngọt, bùi đặc biệt rất ngậy, thơm… càng ăn càng hấp dẫn. Đặc biệt nhất phải kể đến phần gạch cua như lòng đỏ trứng, màu cam vàng hấp dẫn… tràn đầu phần mai và thân cua, chiếm tới gần nửa trọng lượng cua. Nhiều người ví phần gạch cua ăn như lòng đỏ trứng kết hợp với gan ngỗng thượng hạng quả không sai.
Cua sốt chao
Đang mùa cua ngon, mà giá lại "mềm" nên tranh thủ mua ăn, bù lại những lúc muốn ăn mà giá quá đắt, xót ruột. Dự định mua mấy con cua y, hoặc cua yếm vuông chắc thịt để nấu món lẩu chao, nhưng chị bán cua rủ: Có mấy con cua cốm rất ít khi có, mua về hấp, rang muối hay lăn bột chiên ăn ngon lắm!
Nói chung, chỉ cần nghe hai chữ "cua cốm" là đã thấy hấp dẫn, làm món gì cũng ngon, bởi thịt chắc, đầy, gạch béo ngậy! Thật vậy, cua cốm giá tuy cao hơn so với cả cua gạch son, nhưng nhiều người vẫn ít khi chịu bán mà để lại ăn hoặc làm quà biếu, bởi độ ngon, nhiều giá trị dinh dưỡng và hiếm khi có. Vậy là có 3 con nên mua hết cả ba.
Do lúc đầu định nấu món lẩu chao, vậy là thay vì rang muối, hấp sả, hay lăn bột chiên giòn như gợi ý của chị bán cua, thì chuyển hướng sang làm món cua sốt chao, bởi đã có sẵn hũ chao ngon và hành tây.
Cua cốm là cua đang trong quá trình thay vỏ, chỉ cần tách nhẹ phần yếm là lộ ra phần da đang chuẩn bị hình thành lớp vỏ mới. Rửa cua qua nước muối pha loãng. Cua để nguyên con, không cần chặt nhỏ, ướp cua với chút muối, bột ngọt, đường, nước tỏi băm để một lúc cho thấm. Nhúng cua vào hỗn hợp trứng gà đã đánh tan, sau đó lăn qua bột chiên giòn sao cho nguyên con cua được phủ một lớp bột rồi thả vào chảo ngập dầu, chiên đến khi vàng giòn, rớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Cho 2 - 3 viên chao trắng vào cái chén nhỏ cùng một ít bột ngọt và đường, dùng muỗng tán cho chao mịn và hòa lẫn gia vị, nếm sao có vị hơi ngọt dịu, nếu vị mặn không rõ thì cho thêm chút nước chao vào. Trong một cái chảo khác, xào thơm hành tây đã xắt hạt lựu, cùng chút gừng băm mịn, trút hỗn hợp chao tán mịn vào, không cần hỗn hợp sôi, tắt bếp.
Tùy thích ăn rau loại nào mà chọn để lót dĩa như xà lách, hoặc xà lách xoong, cà chua, dưa leo... Tiếp đến, cho cua ra dĩa đã lót sẵn rau, rưới nước sốt chao lên. Cuối cùng cho vài cọng ngò rí lên trên để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Hấp cua đặt nằm úp hay ngửa để chín đều, thịt ngon ngọt nhất: 99% chị em không biết Việc hấp cua nằm úp hay ngửa, các bước thực hiện thế nào đều được nói rõ trong bài viết sau. 1. Nguyên liệu - 2 con cua biển - 2 nhánh sả, 1/2 củ gừng nhỏ - 1 thìa cafe tiêu xay - 2 thìa canh rượu trắng 2. Cách làm Bước 1: Cua biển mua về mang ngâm trong 1 tô...