Bệnh xương khớp dân văn phòng: Giải pháp từ thuốc Đông y thế hệ 2
Bệnh xương khớp hiện nay dân văn phòng có tỉ lệ mắc khá cao. Không điều trị và phòng ngừa sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh xương khớp ở dân văn phòng – Giải pháp từ bài thuốc Đông y thế hệ 2
Những bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng
Dân văn phòng do đặc thù công việc nên thường phải ngồi lâu, giữ nguyên tư thế, ít vận động. Vì thế dễ mắc các bệnh xương khớp như đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay…
Thông thường độ tuổi trung bình bị thoái hóa khớp là 45 – 50 tuổi. Nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của bệnh xương khớp.
Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường mắc là:
Đau vai gáy – cột sống
Theo thống kê có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai và cổ) là người làm văn phòng do ngồi làm việc sai tư thế.
Một biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, đau cô hoặc cảm giác căng sau gáy, mỏi lưng. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có tuổi.
Ngoài ra, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.
Hội chứng ống cổ tay
Làm việc tại bàn giấy, sử dụng chuột máy tính nhiều giờ liền khiến cổ tay tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay.
Để ngăn ngừa hội chứng này, cần giảm lực vận động cổ tay nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay. Khi làm việc, nhớ chú ý đến vị trí của vai và cánh tay, bởi chúng cũng ảnh hưởng đến cổ tay trong lúc làm việc.
Dân văn phòng thường mắc phải hội chứng ống cổ tay hay hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa.
Video đang HOT
Thoái hóa xương khớp
Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên, ít đứng lên đi lại về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh.
Phòng ngừa bệnh xương khớp cho dân văn phòng
Đầu tiên là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:
Dân văn phòng nên ăn những thực phẩm giàu canxi và các loại rau củ quả có chứa vitamin nhóm B, vitamin C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Luôn có ý thức tập thể dục, thể thao:
Hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Giữa giờ làm, người làm việc văn phòng nên tạo thói quen đứng lên đi lại vài phút. Mỗi ngày, nên xây dựng thói quen tập thể dục khoảng 30 phút, vừa giúp phòng ngừa bệnh xương khớp vừa tốt cho sức khỏe.
Việc vận động giúp máu huyết lưu thông, tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh xương khớp.
Tập luyện thể dục thể thao là giải pháp phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả
Nghỉ ngơi để phục hồi đau mỏi
Khi cơ thể đau mỏi, tốt nhất là nên nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi, không nên tập luyện nhiều. Sau thời gian nghỉ ngơi phục hồi, bạn nên tập luyện lại với cường độ tăng dần để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.
Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Bạn cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp.
Nên kết hợp Đông – Tây y khi điều trị bệnh xương khớp
Ngoài việc kiểm soát cơn đau bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm Tây y, bệnh nhân nên dùng thêm các loại thuốc Đông y nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm (bởi các loại thuốc chống viêm không nên dùng lâu).
Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài, phù hợp với các bệnh lý xương khớp mạn tính. Không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh, thuốc Đông y còn tác động vào cả nguyên nhân, giúp bệnh ít hoặc không tái phát.
Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả chưa được đánh giá cao. Tuy hiếm nhưng cũng có bài thuốc gia truyền có hiệu quả thực sự.
Thuốc Đông Y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO và thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bệnh xương khớp ảnh hưởng đến sinh lý nam giới như thế nào?
Bệnh tật và khả năng sinh lý có liên quan mật thiết với nhau. Khi mắc một số chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục, trong đó có bệnh xương khớp.
Bệnh xương khớp ảnh hưởng thế nào đối với sinh lý nam giới
Đau xương khớp là nỗi ám ảnh với cánh mày râu
Chứng đau trong bệnh xương khớp luôn là nỗi ám anh với đàn ông khi "lâm trận". Các bệnh lý xương khớp thường gây trở ngại trong sinh hoạt vợ chồng, vì sau mỗi lần hoạt động tình dục sẽ gây đau đớn, ê ẩm, uể oải kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, dần dà không còn ham muốn. Tình trạng này thường gặp ở lứa tuổi trung niên.
Các cơn đau xương khớp làm suy giảm khả năng sinh lý của nam giới
Bình thường, sau khi quan hệ tình dục, vùng thắt lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực nên dễ có hiện tượng đau mỏi. Nếu người đàn ông có bệnh lý đau cột sống, đau thần kinh tọa thì càng dễ đau thắt lưng sau quan hệ. Để mỗi "cuộc yêu" thành công cần huy động tối đa khả năng vận động của cột sống và hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng, thắt lưng.
Khi cột sống không còn khỏe mạnh, tất cả hệ thống trên sẽ bị ảnh hưởng, quý ông không thể huy động tối đa các cơ quan trên nên "cuộc yêu" không được thoải mái, ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục. Bệnh cột sống cũng là yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương dương. Đôi khi thuốc Tây chữa viêm khớp cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh bị giảm ham muốn tình dục.
Lời khuyên của thầy thuốc để đẩy lùi bệnh xương khớp
Dùng thuốc
Thuốc điều trị có vai trò quan trọng nhằm kiểm soát tình trạng viêm đau. Các thuốc tân dược điều trị chính gồm: Các thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, piroxicam...); Các thuốc nhóm corticoid như betamethasone, dexamethasone... Có thể phối hợp với các thuốc nhóm giảm đau hạ sốt, giảm đau phối hợp, thuốc giãn cơ giúp tăng tác dụng giảm đau và giảm liều thuốc kháng viêm (vì các thuốc này nhiều tác dụng phụ).
Chú ý chế độ ăn uống
Để đẩy lùi bệnh xương khớp và trả lại những giây phút thăng hoa trong đời sống tình dục, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống. Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam, kiwi, dứa (thơm), bông cải xanh, súp lơ, đậu và cải bắp. Bổ sung axít béo omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, cá thu... Hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.
Dinh dưỡng lành mạnh là giải pháp hỗ trợ tốt cho bệnh xương khớp
Tập thể dục thường xuyên
Người bệnh viêm xương khớp nên tập thể dục hàng ngày ở mức độ vừa phải và phù hợp để tránh bệnh xương khớp tăng nặng.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh những thói quen xấu như hút thuốc lá. Bởi hút thuốc lá có thể khiến triệu chứng viêm xương khớp thêm trầm trọng.
Lưu ý trong sinh hoạt vợ chồng
Bệnh nhân viêm xương khớp cần lưu ý những tư thế tình dục không gây đau khớp nhằm giúp chuyện ấy thoải mái hơn. Do thoái hóa khớp có xu hướng ít đau nhất vào buổi sáng và viêm khớp dạng thấp có xu hướng ít đau nhất vào buổi chiều và tối nên hoạt động tình dục có thể diễn ra vào những thời điểm phù hợp trên nhằm giảm thiểu đau do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, trong mỗi lần quan hệ gần gũi, bệnh nhân xương khớp tránh dùng lực quá nhiều. Nếu cơn đau khớp sau khi quan hệ kéo dài, bạn hãy đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Thuốc Đông y thế hệ 2 đẩy lùi bệnh xương khớp
Đối với các bệnh lý xương khớp bệnh nhân thường phải điều trị kéo dài. Dùng thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ.
Thuốc giảm đau dùng phổ biến có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ngoài việc kiểm soát đau bằng các thuốc giảm đau chống viêm tân dược, để giảm các tác dụng phụ, bệnh nhân nên sử dụng các thuốc đông dược nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm và corticoid. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài.
Tuy tác dụng chậm nhưng thuốc Đông y lại có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.
Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả thường rất khác nhau. Thuốc Đông Y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO và thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chuyên mục Khỏe đẹp cùng Dân trí: Bài tập ngăn ngừa bệnh trĩ cho dân văn phòng Thường xuyên ngồi liên tục trong nhiều giờ giống dân văn phòng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Sau đây là chuỗi những bài tập đơn giản giúp dân văn phòng ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ và bài tập đầu tiên là Bridge. Bài tập giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ cho nhân viên...