Bệnh whitmore không phải là “vi rút ăn thịt người”?
Theo PGS. Bùi Vũ Huy Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại Học Y Hà Nội – Cố vấn Khoa nhi, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm Whitmore trong thời gian qua khẳng định: “ Bệnh Whitmore không phải là bệnh “ăn thịt người” như các báo đã giật tít câu like trong thời gian qua”.
PGS. Bùi Vũ Huy Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại Học Y Hà Nội – Cố vấn Khoa nhi, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương. Anh: An Khang
Whitmore thực sự không đáng sợ
Trong thời gian gần đây, sô ca nhiễm bệnh whitmore liên tiêp tăng tai cac bênh viên. Điêu nay, vô hinh trung gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Để xác thực mức độ nguy hiểm của căn bệnh nay, phóng viên báo Công Luận đã có trao đổi độc quyền với PGS. Bùi Vũ Huy tại Khoa Nhi, bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương.
Theo PGS. Bùi Vũ Huy vi khuẩn gây bệnh whitmore có tên khoa họ là Burkholderia pseudomallei sống ở trong đất, bùn chỉ là một vi khuẩn cơ hội yếu. Bệnh Whitmore không phải là hiếm, bệnh thường xuyên có mặt ơ môi trương ô nhiêm nhưng không co kha năng gây ra dich.
Để giải thích tại sao thời gian gần đây, lượng người nhiễm bệnh whitmore gia tăng tại các bệnh viện. PGS. Bùi Vũ Huy cho biết, nước ta là nước nhiệt đới, chu yêu la sản xuất nông nghiệp nên người nông dân thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bùn đất, nơi vi khuẩn whitmore cư trú nên viêc nhiêm vi khuẩn whitmore la điêu kho tranh khoi.
Đặc biệt, đối với những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Có thể kể đến như bênh HIV, mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm gãn mãn tính, những người nghiện rượu lâu năm các tế bào gan đã bị tổn thương, người có các bệnh mãn tính về phổi và thận. Đây la nhưng đôi tương cân canh bao cao nguy cơ nhiêm vi khuân whitmore.
Đối với những bệnh nhân này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bởi sức đề kháng của họ đã suy giảm nên khó có khả năng phản ứng tốt với vi khuẩn.
Con đôi vơi nhưng ngươi co sưc đê khang cao, sưc khoe tôt, trong lao đông không may đê xay ra xươc chân tay, nêu đươc vê sinh sach se, băng bo cân thân va khư trung tuyêt đôi thi hoan toan co thê phong tranh đươc viêc nhiêm whitmore. Vơi điêu kiên, ngươi bênh cân phai đươc cach ly vơi môi trương bun đât đên khi vêt thương đa lanh va khoi hăn.
Điều này, giải thích các trường hợp nhập viện tại bệnh viện Nhiệt đới trung ương trong thời gian gần đây chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Những trường hợp đã có tiền sử về bệnh mãn tính va co đê khang kem.
Video đang HOT
Theo PGS. Bùi Đức Huy nhận định: “Đây là loại bệnh ít gặp, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc điều trị. Chỉ cần bác sĩ xác định đúng bệnh nhiễm khuẩn whitmore và điều trị theo phác đồ thì sẽ khỏi hoàn toàn. Bệnh không dễ dàng lây lan, không trực tiếp lây từ người qua người.”
Whitmore không phải là “virus ăn thịt người”
Với thông tin “whitmore là virut ăn thịt người”, PGS. Bùi Đức Huy phủ định: “Đây là cách gọi hoàn toàn sai bản chất căn bệnh này. Whitmore la môt loai vi khuân không phai la virus. Virus là dạng sống nhỏ nhất và đơn giản nhất. Virus nhỏ hơn chi băng 1/10 – 1/100 vi khuẩn. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào sống cả bên trong lẫn bên ngoài tế bào khác. Chúng có thể tồn tại mà không cần tới tế bào túc chủ. Còn virus, chỉ có thể kí sinh nội bào, nghĩa là chúng xâm nhậm vào tế bào chủ và sống bên trong tế bào. Virus thay đổi vật liệu di truyền của tế bào chủ để khiến chúng không hoạt động bình thường và để virus tự nhân lên”.
Tuy la môt loai vi khuân dê gây nhiêm nhưng vi khuẩn whitmore la một loại vi khuẩn gram âm, yêu, tồn tại trong bùn, đất và chi lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da. Va vi khuân nay chi co nguy cơ xâm nhập cao vào cơ thể co đê khang kem như các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính. PGS. Bui Đưc Huy nhân đinh.
Va trong trương hơp, bênh nhân không đươc điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh sẽ gây ra hoại tử các tổ chức. Trong đó các tổ chức mà vi khuẩn hay tấn công như xương cánh mũi, xương hàm, các tổ chức cơ tay và chân do đó sẽ co nguy cơ tổn thương hơn ca khi vi khuẩn xâm nhập.
Trong trường hợp bị nặng mới gây hoại tử, còn vi khuẩn whitmore không có khả năng ăn các tế bào nên không thể gọi là vi rút “ăn thịt người” như một số báo là không đúng. Điều này, sẽ gây tâm lý hoang mang cho người dân. PGS. Bui Đưc Huy cho hay.
Trường hợp bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai bị vi khuẩn Whitmore tấn công mũi gân đây là một dạng viêm và áp xe ngoài da. Bệnh nhân này đã bị vi khuẩn Whitmore tấn công ở vị trí mỏng yếu la cánh mũi của cơ thể.
Thời gian được chẩn đoán bệnh lâu, thời gian được chỉ định điều trị đúng kháng sinh bị chậm, nên tổ chức viêm và áp xe trên cánh mũi vỡ ra giống như nhiều mụn mủ nhọt ngoài da khác. Theo đo, dẫn đến làm thay đổi hình dạng cánh mũi chư hoan toan không phai do virus whitmore ăn cac tê bao da.
Tuy nhiên, theo thông tin nhiêu bao đa đưa trươc, bênh whitmore co nhiêu dâu hiêu giông cac bênh thông thương khac như: Sôt, viêm phôi, xuât hiên ô ap xe … điêu nay rât dê khiên bac si chân đoan nhâm sang cac bênh khac. Theo đo, se gây kho khăn trong viêc điêu tri.
Đăt vân đê nay vơi PGS. Bui Đưc Huy, ông nhân đinh: “Bênh whitmore hoan toan không kho điêu tri. Đôi vơi trẻ nho, viêc chẩn đoán tương đối “dễ hơn” bởi thường có biểu hiện đăc trưng là sưng tuyến mang tai, nhiễm khuẩn huyết, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh…Tuy nhiên, ở người lớn, bệnh co nhưng biêu lâm sàng khá phức tạp nên viêc chân đoan va xet nghiêm có thể gặp ở phổi, cơ, bàng quang…Tuy nhiên, khi đa xac đinh đung bênh, thi bênh se đươc chưa khoi dưt điêm”.
Để phòng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc sức khỏe. Nếu cơ thể bị trầy xước, cần xử lý cẩn thận vết thương tốt. Ở những người già yếu, có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch cần tránh tiếp xúc với môi trường mất vệ sinh, hạn chế tiếp xúc bùn đất, nguồn nước bị ô nhiễm thi bênh whitmore hoan toan co thê phong ngưa, va không đang sơ như ngươi dân đang nghi. PGS. Bui Đưc Huy khăng đinh.
Đôi vơi thông tin như nhiêu bao khăng đinh, hiện nay, bệnh Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh, và cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng nên bênh whitmore rât dê nhiêm va vân la môi đe doa đôi vơi ngươi dân. Thưc chât vân đê nay như thê nao, se đươc phong viên bao Nha bao va Công luân thông tin tiêp trong bai tiêp theo.
Lương Minh – An Khang
Theo congluan
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Nhiều bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm bệnh Whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi...
Whitmore còn gọi bệnh melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. B. pseudomallei sống trong đất, vì thế đường lây nhiễm chính là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa.
Một số nghiên cứu cho thấy có thể nhiễm bệnh khi ăn thức ăn có vi khuẩn. Chưa có bằng chứng về lây bệnh giữa người với người hoặc lây từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, các ca bệnh Whitmore thường lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.
Thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh Whitmore thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện này xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất thì bác sĩ hãy nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh Whitmore và cho chỉ định cấy máu, mủ, đờm hoặc nước tiểu ngay.
Do đó, đối với người nhiễm bệnh, nếu có bệnh cảnh và các triệu chứng kể như trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị bệnh. Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Số người mắc và nhập viện tăng nhiều vào mùa mưa.
Theo chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, đây là căn bệnh không mới. Bệnh vẫn xuất hiện rải rác ở Việt Nam nhưng người dân còn chủ quan và không để ý đến dấu hiệu của bệnh.
Thậm chí nhiều bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm bệnh whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...
Trong số các ca mắc bệnh Whitmore, 90% bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa có nguy cơ biến chứng sốc nhiễm khuẩn và tử vong.
Có trường hợp tử vong sau vài ngày nhập viện nhưng cũng có trường hợp phải dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng.
Hơn nữa, vi khuẩn gây bệnh Whitmore dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ.
"Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thể sống ở tất cả mọi nơi. Đặc biệt, trong đất ẩm, đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa. Do vậy, kể cả những nơi tưởng như sạch sẽ, không ô nhiễm bẩn cũng có thể nhiễm", BS Cấp cảnh báo.
Đặc biệt, bệnh gặp trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh đến người mắc các bệnh nền như trên. Tùy thuộc vào từng vùng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh 5-15% trên tổng số ca mắc bệnh.
Khoảng 35% trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai khiến nhiều người lầm tưởng là quai bị, 65% có các biểu hiện khác như viêm phổi, áp xe lách, thận... hoặc các vết mưng mủ ngoài da, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ.
Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi cùng với nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng não.
Trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đã tiếp nhận 12 ca mắc Whitmore (tên người tìm ra bệnh), trong đó có 4 ca đã tử vong.
Mới đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lần đầu tiên tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.
Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore.
Đến nay, bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây tử vong cao, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-60%. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được chẩn đoán xét nghiệm sớm và điều trị kháng sinh phù hợp thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi đáng kể.
Trang Ly
Theo baophapluat
Bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa vi khuẩn "ăn thịt người" Liên tiếp xuất hiện thông tin có một số bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore "ăn thịt người", khiến dư luận hoang mang. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên khoa Nhiễm-Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã thông tin thêm về căn bệnh này. Theo đó, vào tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai lần...