Bệnh vô trách nhiệm mùa dịch Covid-19
Vẫn ra ngoài cà phê dù có lệnh cách ly toàn xã hội, vứt khẩu trang bừa bãi, bị cách ly vẫn ra đường, đăng tin giả, thất thiệt trên mạng xã hội… là những bệnh vô trách nhiệm nguy hiểm trong mùa dịch Covid-19.
Khẩu trang y tế vất bừa bãi trên đường phố trong dịch Covid-19 – Thúy Hằng
Vô trách nhiệm với chính mình và cộng đồng
Những ngày cuối tháng 3.2020, lực lượng tình nguyện viên trong đội phản ứng nhanh phòng chống Covid-19 tại khu vực Q.Thủ Đức, TP.HCM phản ánh với phóng viên tình trạng nhiều người trẻ trong khu cách ly tập trung tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn ráng đặt đồ ăn trên mạng, dùng dịch vụ giao đồ qua tài xế công nghệ, quăng hàng qua hàng rào bất chấp quy định không tiếp tế. Không nghĩ tới hậu quả nếu mang đồ từ bên ngoài vào có thể mang virus, hay giao dịch trực tiếp của người đang cách ly với bên ngoài gây nguy hiểm cho cộng đồng, bệnh vô trách nhiệm của người trẻ khiến nhiều người ngao ngán, lắc đầu.
Cố tình đặt hàng trên mạng và giao qua hàng rào khu cách ly KTX ĐH Quốc gia TP.HCM ngày 28.3 – T.V.T
Đi đường, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc khẩu trang y tế, khẩu trang vải dùng xong bị vứt vương vãi, dù có hướng dẫn của Bộ Y tế về sử dụng khẩu trang an toàn và xử lý khẩu trang khi đã sử dụng. Vẫn còn những người la cà ngồi uống cà phê trong hẻm, tập trung ăn uống trong quán cóc dù lệnh cách ly xã hội được chính thức áp dụng từ 0 giờ ngày 1.4.
Nhiều người trốn cách ly đã bị cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và đưa về khu cách ly tập trung. Có bạn trẻ gửi thắc mắc tới phóng viên, thấy người trong diện phải cách ly tại nhà vẫn ra ngoài đường, khi bị hàng xóm phản ánh, ông này nói “phải cho tôi ra ngoài chút chứ”.
Những ngày qua lực lượng chức năng đã “mời uống trà” nhiều người sử dụng mạng xã hội tung tin giả, thất thiệt về Covid-19. Đáng chú ý, có người bị xử phạt vì tung tin giả về Covid-19 là những tài khoản có dấu “tích xanh” của Facebook, tức là người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Bệnh vô trách nhiệm với cộng đồng vốn đã nguy hiểm, nhưng vô trách nhiệm liên quan dịch bệnh, như Covid-19 còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Ráng lấy đồ ăn từ bên ngoài qua hàng rào khu cách ly KTX ĐH Quốc gia TP.HCM – Ảnh Thiều Quang Thanh Sang
Sáng sớm hôm nay, 1.4.2020, để cảnh báo tới học trò của mình trong ngày cá tháng tư, nhằm giúp các em tránh vì ham vui mà tung tin giả về Covid-19, thầy giáo Phạm Thanh Tuấn, giáo viên Giáo dục công dân Trường THCS -THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM đã làm video trao đổi tới các học sinh, đồng thời dẫn chứng cụ thể những quy định của luật pháp về điều này. Theo thầy Tuấn, mỗi người trẻ phải nói không với bệnh vô trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19, không tung tin giả, tin xuyên tạc về Covid-19, gây dư luận xấu.
Thủ tướng chính thức công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc
Phát hiện người trốn cách ly mà không thông báo cũng bị xử phạt
Những hành vi của bệnh vô trách nhiệm mùa dịch Covid-19, bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự như thế nào? Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, luật sư Lê Hồng Hiển, hãng luật Lê Hồng Hiển và cộng sự, cho hay căn cứ vào Quyết định 219/QĐ-BYT ngày 29.1.2020 của Bộ Y tế thì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra đã được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, các hoạt động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền… là các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật, phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, tùy vào tính chất mức độ vi phạm của hành vi, có thể xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì, đối với hành vi “Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A” có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt một người đàn ông 35 triệu đồng vì trốn cách ly y tế phòng chống Covid-19 – Ảnh Giang Phương
Luật sư Lê Hồng Hiển cũng dẫn Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ- CP quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
b) Không thông báo UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch”.
Theo luật sư Lê Hồng Hiển, trường hợp người dân phát hiện người đang thuộc diện cách ly tại nhà, khu tập trung mà vẫn đi ra đường, không tuân thủ lệnh cấm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân có thể báo ngay cho UBND và cơ quan y tế dự phòng tại địa phương. Nếu không thông báo, bản thân người phát hiện ra hành vi trên cũng có thể bị xử phạt hành chính theo các quy định trên.
Nếu hành vi bỏ trốn khỏi nơi cách ly dẫn đến hậu quả là làm lây lan dịch Covid-19 ra xã hội thì người trốn khỏi nơi cách ly còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xử lý hình sự hành vi trốn cách ly, tung tin giả về Covid-19
Mới đây, ngày 30.3.2020, góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh.
Một số điều trong hướng dẫn này mà người trẻ cần phải nhớ rõ, đó là: Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288.
Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155…
Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174.
Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước CHXHCN Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188.
Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196.
Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330.
Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360.
Thúy Hằng
ĐH Mở Hà Nội góp chỗ ở tiện nghi phục vụ công tác cách ly trước "giờ G"
Chiều 31/3, trước giờ thực hiện "cách ly toàn xã hội" trường ĐH Mở Hà Nội đã bàn giao các hạng mục cơ sở vật chất cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Giang, Hưng Yên để làm khu cách ly tập trung.
Đây là cơ sở cách ly số 1 thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 12km phục vụ công tác cách ly những người đến từ hoặc đi qua vùng dịch, những người tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.
Địa điểm là khu học tập trung dành cho sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội tham gia học Quốc phòng An ninh tập trung với 350 chỗ lưu trú khép kín, nước nóng và điều hòa, giảng đường, khu thể thao trong nhà và bếp ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ công tác của Trường Đại học Mở Hà Nội trao đổi với BCH Quân sự huyện Văn Giang về phương án triển khai cơ sở cách ly.
Tiến sĩ Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết "Với trách nhiệm xã hội của một trường đại học công lập, chúng tôi luôn sẵn sàng những điều kiện tốt nhất có thể để đóng góp vào chiến dịch này.
Giảng viên, sinh viên của Trường đã chuyển đổi sang hình thức dạy - học trực tuyến gần 2 tháng nay, đội ngũ cán bộ quản lý và văn phòng bắt đầu làm việc trực tuyến từ 3 tuần nay, tất cả nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Chúng tôi tin tưởng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan chức năng, Việt Nam sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến này".
Hai bên tiến hành kiểm tra và bàn giao cơ sở vật chất
Là một trường đại học trọng điểm, tiên phong về đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, Trường Đại học Mở Hà Nội đã sớm trang bị hệ thống công nghệ đào tạo hiện đại và kỹ năng làm việc, học tập trực tuyến cho cán bộ, giảng viên, sinh viên. Từ khi dịch Covid-19 diễn ra, Nhà trường đã chuyển đổi toàn bộ công tác đào tạo sang hình thức trực tuyến.
Đến nay, hơn 11.000 sinh viên chính quy của trường đều tham gia học tập trực tuyến theo thời khóa biểu. Đã có gần 2000 lớp học được khởi tạo, với hơn 90.000 lượt sinh viên ghi danh vào lớp học, hơn 800.000 lượt đăng nhập, thực hiện hơn 18 triệu thao tác.
Tuy nhiên, do chuyển đổi hình thức học khá đột ngột, các môn học thực hành ở một số ngành kỹ thuật vẫn chưa thực hiện được do thiếu học liệu điện tử. Các phần học này sẽ được Nhà trường bố trí vào khoảng thời gian hợp lý để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của sinh viên.
Giảng viên được trang bị công nghệ và kỹ năng để lên lớp tại nhà
Từ khi Hà Nội công bố dịch, một số giảng viên đã được chủ động thực hiện các bài giảng trực tuyến tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên ở xa hoặc ở địa điểm có người nghi nhiễm.
Giảng viên dạy trực tuyến tuy có vất vả hơn dạy truyền thống nhưng với tinh thần chung của cả nước quyết tâm "chiến đấu" với dịch, hầu hết cán bộ, giảng viên của Nhà trường đều giữ vững nhiệt huyết.
Có thể nói, đào tạo trực tuyến đã giúp cho giảng viên, sinh viên và Nhà trường không bị "vỡ" kế hoạch. Đồng thời, góp phần cùng Hà Nội và cả nước hạn chế việc di chuyển có thể gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Anh Ngọc
Tình nguyện viên tự hào được tham gia dọn vệ sinh khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia Ngày 18-3, nhận tin Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM sẽ là một trong những nơi cách ly của thành phố, cảm thấy tự hào với ngôi trường của mình. Khi biết KTX ĐH Quốc gia TP.HCM cần thùng giấy dọn phòng sinh viên làm khu cách ly, một người dân chở đầy thùng giấy đến ủng hộ - Ảnh: P.Quán Tối 21-3,...