Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An bốc hỏa
Trưa nay 21/5, một vụ cháy bất ngờ xảy ra tại dãy nhà khoa Dược, bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, thiêu rụi 2 gian phòng cùng nhiều vật dụng, tủ đựng thuốc…
Vào khoảng 12h30′ trưa nay, tại dãy nhà khoa Dược, bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An (số 1, đường Tuệ Tĩnh, phường Hà Huy Tập, TP Vinh) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn. Theo một số nhân chứng cho biết, vào thời gian trên, khi toàn bộ nhân viên của khoa đang nghỉ trưa thì bất ngờ phát hiện đám cháy nhỏ xuất phát từ tầng 2 của dãy nhà khoa Dược.
Hiện trường vụ cháy
Do thời tiết nắng nóng, ngọn lửa nhanh chóng bao trùm lên khu nhà. Các y, bác sĩ liền hô hoán đồng thời nhanh chóng sơ tán các vật dụng, tủ đựng thuốc ra khỏi đám cháy.
Video đang HOT
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Nghệ An đã điều hai xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ có mặt tại hiện trường để dập tắt đám cháy.
Dãy nhà khoa Dược nằm biệt lập với các khu còn lại và được xây dựng từ lâu, được lợp ngói và các vật dụng dễ cháy như các tủ đựng thuốc nam nên việc dập lửa gặp nhiều khó khăn.
Đến khoảng 14h, đám cháy đã được dập tắt và khống chế hoàn toàn. Tại hiện trường, vụ cháy đã làm hư hỏng 2 gian nhà với diện tích khoảng 50m2, nhiều vật dụng, tài sản như tủ đựng thuốc, máy vi tính…bên trong đều bị cháy nham nhở. Rất may, vụ cháy không gây thương vong về người.
Trao đổi với PV Dân trí, bác sỹ Lê Đình Quý – PGĐ Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An cho biết: “Vụ cháy xảy ra vào thời gian nghỉ trưa của cán bộ nhân viên nên việc phát hiện và dập tắt đám cháy rất khó. Đám chảy xảy ra từ tầng 2 của dãy nhà, cách xa với nguồn lửa ở khu vực sắc thuốc nam ở tầng 1. Chúng tôi đang thống kê thiệt hại ban đầu và xác định nguyên nhân vụ cháy”.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Nỗ lực dập lửa của các chiến sĩ cảnh sát chữa cháy
Dãy nhà Dược nằm biệt lập với các khu vực còn lại trong bệnh viện
Các y bác sĩ chưa hoàn hôn sau vụ cháy.
Theo Dantri
Không để học phí tăng đồng loạt
Thời điểm kết thúc năm học 2012-2013 cũng là lúc các cơ sở đào tạo đồng loạt tung ra dự kiến mức học phí mới tăng theo lộ trình được cho phép. Lo ngại việc tăng học phí tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa yêu cầu cơ sở giáo dục công lập giãn điều chỉnh học phí và không được ép buộc đóng học phí cả học kỳ, cả năm.
Học sinh, sinh viên không phải nộp gộp học phí cả học kỳ hay cả năm
Chóng mặt vì tiền học
Theo mức học phí mới công bố, với khối ngoài công lập, việc thu đủ bù chi khiến học phí được đặt ra với mức chóng mặt. ĐH Hoa Sen đưa ra mức thu hệ ĐH theo chương trình tiếng Việt là 3,5-3,8 triệu đồng/tháng. Chương trình hợp tác quốc tế cao nhất là Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: 5,7 - 5,8 triệu đồng/tháng. Hệ CĐ học phí từ 3,2 - 3,5 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, nhiều trường tăng đáng kể so với năm trước. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tăng khoảng 2 triệu đồng ở bậc ĐH, nâng mức học phí của trường lên 16,4 triệu đồng/năm. Tương tự, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng tăng lên 2 triệu đồng, học phí sẽ là 17,9 triệu đồng/năm (bậc ĐH) và 16,7 triệu đồng/năm (bậc CĐ). Tuy nhiên mức thu cao nhất phải kể đến ĐH Anh quốc Việt Nam từ 170 triệu đến 220 triệu đồng/năm. Mức học phí tại Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam khoảng trên 169 triệu đồng/năm (bậc CĐ) và từ 169 đến 182 triệu đồng/năm (bậc ĐH). Trường ĐH FPT 23 triệu đồng/học kỳ (toàn bộ chương trình ĐH 9 học kỳ). Trường ĐH Tân Tạo có mức học phí 62,8 triệu đồng/năm.
Cũng theo thông báo mức học phí năm 2013 - 2014 của các trường, những khối ngành có mức học phí cao tập trung vào ngành Y - Dược. Trường ĐH Tây Đô thông báo mức học phí đối với ngành dược là 18 triệu đồng/học kỳ, ngành điều dưỡng là 10 triệu đồng/học kỳ. Trong khi các ngành khác học phí một học kỳ trung bình từ 5 - 6,5 triệu đồng. Ở hệ CĐ, ngành dược của Trường ĐH Tây Đô thu 11 triệu đồng/học kỳ và 7,5 triệu đồng/học kỳ với ngành điều dưỡng. Các ngành học khác dao động từ 4,5 - 6 triệu đồng/học kỳ. Trường ĐH Thành Tây thông báo ngành điều dưỡng thu 1,4 triệu đồng/tháng so với 750.000 đồng/tháng đối với các ngành khác.
Tuy nhiên thực tế khi vào năm học, ngoài khoản học phí, sinh viên sẽ phải gánh thêm nhiều khoản tiền đang kể khác như tiền học tiếng Anh hơn 8 triệu đồng/cấp độ với trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM hay 9 triệu đồng/cấp độ với ĐH FPT. Mức học phí tiếng Anh dự bị ĐH tại Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam trên 37 triệu đồng/cấp độ. Bên cạnh đó là các khoản hỗ trợ kinh phí đào tạo, tiền cơ sở vật chất, xây dựng trường, tiền giáo trình, chăm sóc sức khỏe... đều gõ vào túi tiền của các gia đình có con đi học.
Sẽ thu hàng tháng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga công nhận, học phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tính chỉ số giá tiêu dùng, nên việc tăng học phí tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng, nhất là vào tháng 9 hàng năm, khi các địa phương và các cơ sở đào tạo thực hiện tăng mức học phí vào dịp năm học mới.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc đưa ra mức học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo được căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên từng trường. Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Với các cơ sở ngoài công lập, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, hội đồng quản trị các trường này tự quyết định nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của trường.
Tuy nhiên, năm học này, "để góp phần thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 6,0-6,5%, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập xây dựng tiến độ điều chỉnh mức học phí một cách hợp lý. Mức học phí phải phù hợp với nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo. Học phí được thu định kỳ hàng tháng, các trường không được ép buộc học sinh, sinh viên đóng học phí một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học, nhất là vào đầu năm học mới" - Thứ trưởng Bùi Văn Ga nêu rõ.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp và có ý kiến với các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo để quyết định việc điều chỉnh học phí nhằm đảm bảo không để nhiều tỉnh, thành phố và các cơ sở đào tạo cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là vào đầu năm học mới 2013-2014.
Theo ANTD
Đón mưa đầu mùa, đường phố Quy Nhơn thành sông Cơn mưa đầu mùa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ làm nhiều tuyến đường lớn nhỏ trong nội thành TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) biến thành "sông" khiến người điều khiển phương tiện giao thông gặp nhiều khó khăn. Theo ghi nhận, chiều tối ngày 11/5, tại nhiều đoạn đường lớn tại TP Quy Nhơn như Nguyễn Tất Thành, An Dương...