Bệnh viện Việt Đức: Khám tư vấn miễn phí chứng vẹo cột sống
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tổ chức khám chữa bệnh và tư vấn cho các cháu vẹo cột sống và gia đình từ ngày 21/3 đến ngày 13/4/2012. Đối các các trường hợp vẹo nặng các cháu sẽ được hội chẩn trực tiếp với Giáo sư Stuart Weinstein.
Bé trai, 3 tuổi, gia đình phát hiện vẹo từ 3 tháng tuổi. Từ nhỏ đến bây giờ cháu hay bị ho sốt do viêm phổi. Khi cháu đến viện khám phát hiện cháu bị vẹo cột sống bẩm sinh do dị tất đốt sống
Vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phát triển nhanh ở tuổi dậy thì. Tuổi phát hiện vẹo cột sống càng nhỏ thì mức độ tiến triển vẹo càng nặng, càng để lại hậu quả nặng nề cho trẻ về sau và càng khó điều trị.
Nằm trong chương trình hợp tác giữa Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam (VOA) và Hội hàn lâm phẫu thuật viên chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS) và có sự tham dự của giáo sư Stuart Weistein, một chuyên gia về chỉnh hình cột sống nhi khoa Hoa Kỳ, ông cũng là nguyên chủ tịch của AAOS, Bệnh viện HN Việt Đức tổ chức khám chữa bệnh và tư vấn cho các cháu vẹo cột sống và gia đình từ ngày 21-25/3 (khám cả T7, chủ nhật) và 26/3- 13/4/2012 (khám từ T2 – T6) tại Khoa Phẫu thuật cột sống – Bệnh viện HN Việt Đức. Có thể liên hệ theo số điện thoại: 04.39380053 Hotline:BS. Nguyễn Lê Bảo Tiến (0943752468) BS. Nguyễn Hoàng Long (0904114222).
Đối các các trường hợp vẹo nặng các cháu sẽ được hội chẩn trực tiếp với Giáo sư Stuart Weinstein.
Video đang HOT
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch, Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Trưởng khoa phẫu thuật cột sống, vẹo cột sống là sự biến dạng làm cột sống cong từ bên này sang bên kia. Nhìn từ phía sau cột sống của trẻ vẹo có thể hình chữ S hoặc chữ C. Vẹo cột sống có thể chia theo nguyên nhân gồm: vẹo cột sống bẩm sinh, bệnh lý thần kinh cơ và vẹo cột sống vô căn. Trong đó vẹo cột sống vô căn thường gặp nhất chiếm khoảng 65%, vẹo bẩm sinh chiếm 15% còn lại là 10% do thứ phát của bệnh lý thần kinh cơ.
Vẹo cột sống có thể gây nên sự chèn ép đối với hệ tuần hoàn và hô hấp, gây nên triệu chứng suy tim hoặc rối loạn thông khí ở phổi, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ sau này.
Nữ hay gặp hơn nam. Đa số vẹo cột sống ở trẻ dưới 3 tuổi có nguyên nhân bẩm sinh hoặc do bệnh lý thần kinh cơ. Trẻ từ 3-10 tuổi xuất hiện vẹo cột sống thì có 20% là có căn nguyên.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Những thói quen gây đau lưng
Đau lưng không phải chỉ do xách nặng hoặc ngủ không đúng tư thế. Có một số thói quen hằng ngày có thể gây đau lưng và cách khắc phục.
Ảnh: Shutterstock
Dính chặt vào ghế
Bạn có nghĩ rằng ngồi tạo sức ép nhiều hơn 40% lên cột sống so với đứng hay không? Thực sự, việc duy trì tư thế thích hợp có thể là điều cuối cùng bạn nghĩ đến khi phải làm việc có thời hạn chót. Và trong một ngày công việc ngập đầu, những lần nghỉ giải lao để vận động thư giãn gân cốt có thể là cách sử dụng thời gian thông minh. Bỏ qua những bài tập này có thể khiến lưng bạn phải gánh chịu hậu quả. Đó là do cơ lưng sẽ yếu đi nếu bạn không sử dụng đến, những khớp xương không hoạt động mất độ trơn và già đi nhanh chóng hơn.
Cách khắc phục: Ngồi ở góc 135 độ có thể làm giảm sức ép lên đĩa đệm cột sống, vì thế thỉnh thoảng nên ngả lưng ra sau. Hãy làm điều đó khi bạn nghe điện thoại hay một đồng nghiệp đến chỗ bạn nói chuyện. Đảm bảo chiếc ghế ngồi làm việc chống đỡ độ cong của lưng bạn. Phần lưng dưới cần được chống đỡ và đầu nên giữ thẳng, chứ không nên đung đưa về phía trước, khi nhìn vào màn hình máy tính. Cứ mỗi nửa giờ, bạn nên đứng dậy và đi vòng quanh vài phút, đi lấy nước, nghe điện thoại, đi vệ sinh hoặc lấy giấy ở máy in.
Đi làm xa
Giống như ngồi tại bàn giấy, uốn cong người trên vô lăng có thể ép chặt cơ ngực và khiến vai bạn bị cong. Tư thế sụp xuống có thể làm tiêu hao năng lượng và khiến bạn nặng nề hơn, chưa kể gây ra những vấn đề về lưng và cổ.
Cách khắc phục: Hãy đảm bảo rằng bạn ngồi ở tư thế 90 độ, gần vô lăng để không phải căng người. Việc duỗi chân có thể gây tổn hại cho lưng bạn, nhưng nhiều người không nhận ra điều này.
Bỏ vận động
Năng hoạt động để làm giảm đau và chữa đau lưng nhanh hơn. Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy có đến 40% người ít hoạt động hẳn đi sau khi bị đau lưng. Điều này trên thực tế có thể làm trì hoãn quá trình lành bệnh và thậm chí có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Cách khắc phục: Thực tế, phần lớn những người bị đau lưng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường vận động, đặc biệt là những cuộc đi bộ thường xuyên, vốn có thể làm cho lưng bạn bớt "đơ". Các chuyên gia cũng khuyên bạn tập kéo giãn gân khoeo và cơ hông vì những cử động như thế này có thể khiến lưng bạn đỡ căng cứng.
Theo TNO
Bị gai đôi cột sống nên tập những môn thể dục nào? Khi bị gai đôi cột sống cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Hỏi Tôi bị gai cột sống bẩm sinh, bác sĩ tư vấn giúp tôi nên tập những môn thể dục nào và có chế độ dinh dưỡng như thế nào giảm đau, không bị tăng trọng lượng cơ...