Bệnh viện Việt Đức hỗ trợ tuyến dưới nhiều kỹ thuật chấn thương chỉnh hình khó
Theo PGS. TS Nguyễn Lê Bảo Tiến, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình (BV Việt Đức), rất nhiều kỹ thuật khó về lĩnh vực này đã được BV thực hiện thường quy. Quan trọng hơn nữa, viện hỗ trợ, giúp đỡ tuyến dưới triển khai các kỹ thuật chấn thương chỉnh hình.
Tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ VI Viện Chấn thương chỉnh hình (bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) diễn ra ngày 14/9, đã có 38 báo cáo tham luận được trình bày với hơn 700 ca nội soi, hơn 200 ca về phẫu thuật robot và nhiều báo cáo đề cập tới những ca lâm sàng đặc biệt lần đầu tiên triển khai ở Việt Nam.
PGS. TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình cho biết, trong thời gian qua, rất nhiều kỹ thuật cao trong trong phẫu thuật xương khớp và cột sống đã được viện ứng dụng thành công và thực hiện thường quy.
Những kỹ thuật hiện đại như ứng dụng robot trong mổ cột sống; phẫu thuật nội soi lấy đĩa đệm cột sống, thay đĩa đệm cột sống cổ và đặc biệt cột sống lưng được thực hiện thuần thục tại bệnh viện, mang lại cơ hội điều trị tốt cho người bệnh. Ngoài ra còn những kỹ thuật mới cũng đã được triển khai thường quy như PT tổn thương đám rối thần kinh trong các trường hợp vi phẫu khó.
Đặc biệt với kỹ thuật mổ cột sống bằng robot, đến nay sau gần năm triển khai đã có hơn 600 bệnh nhân được theo dõi tái khám sau phẫu thuật cho thấy, 100% ca bệnh chấn thương cột sống được phẫu thuật bằng robot tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đều thành công và không có biến chứng nào được ghi nhận.
Hiện các phẫu thuật ít xâm lấn, phẫu thuật có robot, phẫu thuật nội soi thay khớp là các phẫu thuật mũi nhọn của Viện Chấn thương chỉnh hình (BV Việt Đức).
Video đang HOT
PGS Tiến cho biết thêm, các phẫu thuật thay khớp được Viện CTCH thực hiện dàn đều từ các loại thay khớp đơn thuần đến các loại thay khớp đặc biệt như: các phẫu thuật nội soi thay khớp gối, khớp vai, khớp chi trên và đang khu trú các phẫu thuật trong chấn thương thể thao.
Trong lĩnh vực liên quan đến điều trị bảo tồn, dưới sự giúp đỡ của Trung tâm Đào đạo và chỉ đạo tuyến của bệnh viện, Viện đã mở được hơn 20 khóa đào tạo về kỹ thuật xương bột. Đây là những lớp đào tạo hết sức cơ bản và hữu dụng vì điều trị bảo tồn vẫn là điều trị cơ bản nhất và tuyến dưới vẫn cần sự hỗ trợ của các trung tâm chuyên sâu như Viện CTCH BV Việt Đức.
Thời gian tới, BV sẽ tiếp tục chuyển giao, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới về các kỹ thuật chấn thương chỉnh hình để mang lại cơ hội điều trị tốt nhất cho người bệnh ngay tại tuyến cơ sở.
Một ca phẫu thuật khớp gối được thực hiện tại Viện Chấn thương chỉnh hình (BV Việt Đức).
Hồng Hải
Theo Dân trí
Kỹ thuật chữa hôi nách hiện đại nhất
Bác sĩ sử dụng máy vi sóng miraDry kích thích vào vùng da diệt tuyến mồ hôi trị hôi nách.
Năng lượng vi sóng tạo ra nhiệt độ 70 độ C, tiêu hủy tuyến mồ hôi dưới da. Ảnh: BVCC
Bác sĩ Phạm Cao Kiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ và phục hồi chức năng, bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết hôi nách là do tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis). Hiện nay, các biện pháp kháng acetylcholin như dùng thuốc, tiêm botulinum toxin hay phẫu thuật nội soi chỉ hiệu quả trong 2-6 tháng. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi hiệu quả giảm tiết mồ hôi 60-70% nhưng sẽ để lại sẹo.
Dùng máy miraDry sử dụng công nghệ vi sóng được xem là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Theo bác sĩ Kiêm, người bệnh được xét nghiệm sinh lý tuyến mồ hôi dưới da. Phần bề mặt phía trên da sau đó được làm lạnh, tạo cảm giác dễ chịu. Bệnh nhân được gây tê, chạy máy kích thích vào các vùng da dưới cánh tay. Mỗi lần trị liệu kéo dài khoảng một giờ.
Theo các bác sĩ, phương pháp vi sóng có thể khiến tay bệnh nhân tê nhẹ sau khi thực hiện. Triệu chứng này sẽ dần hết hoàn toàn sau một tuần điều trị.
"Sau khi điều trị, vùng da dưới cánh tay trở lại bình thường, không khô hay viêm da, nứt nẻ, nhiễm khuẩn", anh Đức cho biết. Chi phí điều trị bằng phương pháp này là 30 triệu đồng.
Kỹ thuật dùng năng lượng vi sóng (Microwave) để điều trị hôi nách được Mỹ áp dụng từ năm 2015. Phương pháp này cũng đạt được chứng nhận an toàn, hiệu quả lâu dài của Bộ Y tế Hàn Quốc, Canada năm 2012, CE (châu Âu) năm 2014. Có 50 quốc gia đang áp dụng phương pháp này. Bác sĩ Kiêm cho biết, tại Việt Nam, Bệnh viện Da liễu Trung ương là bệnh viện đầu tiên áp dụng kỹ thuật này.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Can chó nhà cắn nhau, người đàn ông trung niên bị cắn vào cổ mất máu tới chết Khi thấy hai con chó nhà nuôi (loại chó béc giê) cắn nhau, người đàn ông đã cầm nạng đánh vào con chó để can ngăn. Bất ngờ cả hai con chó đều quay sang cắn chủ vào vùng cổ khiến người đàn ông bị mất máu nặng và tử vong sau hơn 2 giờ bị chó cắn. BS Dương Ngọc Thắng, Khoa...