Bệnh viện vệ tinh giúp giảm nhanh tỷ lệ bệnh nhân ung thư phải chuyển tuyến trên
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phải chuyển lên tuyến trên điều trị đã giảm nhanh sau 5 năm triển khai dự án bệnh viện vệ tinh đối với chuyên khoa ung bướu.
Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (Vĩnh Phúc) – ẢNH THÁI HÀ
Hội nghị triển khai bệnh viện vệ tinh chuyên khoa ung bướu đã được Bệnh viện K T.Ư (Hà Nội) tổ chức tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (tỉnh Vĩnh phúc) vào sáng nay, 29.6.
Theo GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K T.Ư, sau 5 năm triển khai dự án bệnh viện vệ tinh chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới để giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, hiện cả nước đã có 8 bệnh viện chuyên khoa ung bướu và 72 trung tâm, khoa điều trị ung bướu thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh, giúp giảm cơ bản tình trạng bệnh nhân ung bướu phải chuyển lên tuyến trên điều trị.
Một số bệnh viện trước đây tỷ lệ chuyển tuyến gần 100% đến nay tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10% – 20%. Riêng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ chuyển tuyến với bệnh nhân ung thư hiện chỉ còn khoảng 10%, trong khi trước triển khai bệnh viện vệ tinh, tỷ lệ này từng lên đến 90%..
Hiện tại Bệnh viện K T.Ư đã trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho 42 đơn vị điều trị ung bướu thông qua mô hình bệnh viện vệ tinh; thực hiện đề án 1816 ( tăng cường y bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới công tác).
Video đang HOT
GS Trần Văn Thuấn đánh giá: “Trước khi tiếp nhận đơn vị là bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện K T.Ư với vai trò là bệnh viện hạt nhân buộc phải khảo sát đánh giá nhu cầu tiếp nhận kỹ thuật cũng như điều kiện nhân lực, trang thiết bị của bệnh viện tỉnh để đảm bảo việc chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện vệ tinh đạt hiệu quả”.
Bệnh viện vệ tinh về ung bướu cần đáp ứng yêu cầu về nhân lực và trang thiết bị – ẢNH THÁI HÀ
Tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, các bác sĩ của Bệnh viện K T.Ư sẽ trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong điều trị ung thư như: phẫu thuật, phác đồ điều trị, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân giai đoạn cuối, hội chẩn ca bệnh khó…, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư ngay tại địa phương.
Bệnh viện vệ tinh giúp các bệnh nhân có thể điều trị tại địa phương nhưng vẫn được tiếp cận với các bác sĩ tuyến trên mà không phải chuyển tuyến điều trị, giảm bớt các khó khăn cho người bệnh do phải đi lại.
Ngoài việc hỗ trợ điều trị, Bệnh viện K T.Ư cùng các bác sĩ của bệnh viện vệ tinh thường xuyên triển khai các hoạt động tầm soát phát hiện sớm ung thư, cung cấp kiến thức phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây mắc ung thư cho cộng đồng tại địa phương.
“Theo khảo sát của chúng tôi, vẫn có khoảng 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở gia đoạn muộn làm giảm cơ hội được điều trị khỏi bệnh, đồng thời làm tăng chi phí điều trị”, GS Thuấn chia sẻ.
Cũng trong sáng 29.6, các bác sĩ của Bệnh viện K TƯ và Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt đã khám, tầm soát ung thư: vú, cổ tử cung và tuyến giáp cho 200 người dân tại huyện Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Theo thanhnien
Thái Bình: Đầu tư 100 tỷ đồng triển khai kỹ thuật xạ trị ung thư hiện đại
Sau hơn bảy năm chuẩn bị về nguồn tài chính và nhân lực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để triển khai hệ thống máy móc xạ trị hiện đại nhất hiện nay, để điều cho bệnh nhân ung thư tại tỉnh này mà không phải chuyển tuyến.
Để triển khai hệ thống máy móc xạ trị hiện đại nhất hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để mua sắm hệ thống máy gia tốc tuyến tính của hãng Elekta (Thụy Điển) đa lá, đa mức năng lượng; hệ thống quản lý thông tin xạ trị MOSAIQ; hệ thống lập kế hoạch MONACO; hệ thống đo liều; hệ thống cố định bệnh nhân; hệ thống máy chụp CT mô phỏng tiên tiến nhất hiện nay.
Để triển khai hệ thống máy móc xạ trị hiện đại nhất hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng
Cùng với đầu tư kinh phí, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình cũng được Bệnh viện K Hà Nội chuyển giao danh mục kỹ thuật xạ trị đối với các loại bệnh ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư đại tràng; ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phần mềm; U lympho ác tính; xạ trị toàn não; ung thư vòm họng; ung thư lưỡi; ung thư hạ họng thanh quản; ung thư vú; ung thư cổ tử cung...
Được biết, mỗi năm tại Thái Bình có hàng nghìn ca bệnh nhân ung thư. Đơn cử, năm 2017 tại Thái Bình có tổng số 3.024 ca chuyển tuyến chuyên ngành ung bướu, trong đó có khoảng 1.500 ca bệnh có chỉ định xạ trị.
Năm 2018 có 2.082 ca, trong đó có khoảng hơn 1.000 ca có chỉ định điều trị xạ trị... Từ trước tới nay, toàn bộ bệnh nhân ung thư của tỉnh Thái Bình đều phải chuyển tuyến lên Hà Nội vì tại tỉnh này chưa có kỹ thuật, thiết bị điều trị đủ điều kiện.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Thái Bình đang triển khai xạ trị cho bảy bệnh nhân cư trú tại tỉnh Thái Bình mắc bệnh ung thư vú, ung thư phổi và ung thư thực quản
Ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế Thái Bình cho biết biết: "Nhiều năm trước, Thái Bình đã có ý định đầu tư máy móc hiện đại để bệnh nhân ung thư có thể điều trị tại tỉnh nhằm giảm chi phí đi lại, ăn ở. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí quá lớn, việc tiếp cận và sử dụng thiết bị máy móc phức tạp nên sau 7 năm chuẩn bị, đến nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình mới triển khai được kỹ thuật này".
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng khoa Xạ trị, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho biết thêm, hiện đang triển khai xạ trị cho bảy bệnh nhân cư trú tại tỉnh Thái Bình mắc bệnh ung thư vú, ung thư phổi và ung thư thực quản. Đơn vị đang tiến hành thu dung bệnh nhân để điều trị, thời gian tới dự kiến thực hiện xạ trị cho khoảng 60-70 bệnh nhân ung thư/ngày để khai thác tối đa thiết bị máy móc đầu tư.
Đức Văn
Theo Dân trí
Gần 2000 kỹ thuật cao được chuyển giao cho các bệnh viện vệ tinh Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 5 năm thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh đã xây dựng được 23 bệnh viện hạt nhân và 138 bệnh viện vệ tinh; các bệnh viện hạt nhân đã chuyển giao gần 2000 kỹ thuật cao cho các bệnh viện vệ tinh; khoảng 85% số bệnh viện vệ tinh có xu hưởng giảm...