Bệnh viện Ung bướu có cố ý mua thuốc Senoxyd-Q10 gần hết ‘đát’?
Trước thông tin Bệnh viện Ung bướu TP.HCM mua thuốc Senoxyd-Q10 ‘cận date’ để bán cho người bệnh, Bệnh viện Ung bướu khẳng định bệnh viện không cố ý hay ‘bắt tay’ với công ty dược để làm chuyện này.
Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Ung Bướu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN
Tối 9-9, ông Lê Anh Tuấn, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho rằng đây là một trường hợp vi phạm hợp đồng xảy ra do sơ suất trong khâu xuất hàng và kiểm nhận.
Rà soát toàn bộ các thuốc đã tiếp nhận ở nhà thuốc bệnh viện trong thời gian qua, Bệnh viện khẳng định đây chỉ là là một vụ việc đơn lẻ, và do sơ suất của cả hai bên, không phải lỗi cố ý hay ‘bắt tay’.
Cả công ty lẫn nhân viên nhà thuốc không đối chiếu các điều khoản hợp đồng đã ký kết mà chỉ kiểm tra chất lượng, số lượng theo đơn đặt hàng và hạn dùng để tiến hành giao nhận.
Tất cả thuốc Senoxyd-Q10 của đợt giao hàng ngày 24-2-2020 gồm 30.000 viên, có hạn sử dụng đến ngày 3-6-2020.
Loại thuốc này có hạn sử dụng trên hai năm nhưng tính đến ngày nhà thuốc bệnh viện Ung bướu mua thuốc chỉ còn hạn sử dụng hơn 3 tháng.
Tuy nhiên, đến ngày 28-4, số thuốc này đã được cung ứng hết cho bệnh nhân khi còn hạn sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
Video đang HOT
Bệnh viện đã tiến hành kiểm điểm các nhân sự liên quan và có biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng của công ty.
Bệnh viện cũng đã báo cáo giải trình sự việc cho Thanh tra Sở Y Tế TP.HCM.
Trước đó, nhà thuốc Bệnh viện Ung Bướu có ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty cổ phần Delap Sài Gòn, địa chỉ số 402 Nguyễn Duy Dương, P9, Quận 10 (HĐ số 08/HĐNT-2020/BVUB-Delap ngày 4/7/2019) về việc mua thuốc Senoxyd-Q10.
Trong hợp đồng nguyên tắc có điều khoản ràng buộc trách nhiệm của bên B (Công ty Công ty cổ phần Delap Sài Gòn) “cam kết hạn sử dụng còn lại của thuốc tính từ thời điểm cung ứng cho bên A bảo đảm tối thiểu còn 6 tháng đối với thuốc còn hạn dùng từ 2 năm trở lên; 3 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 1 đến 2 năm; hạn dùng đối với thuốc có hạn dùng dưới 1 năm”. Điều khoản trên không chỉ áp dụng với hợp đồng này mà Nhà Thuốc BVUB còn đưa vào trong tất cả hợp đồng nguyên tắc về mua sắm thuốc khác.
“Việc ghi thêm hạn dùng phải còn 6 tháng đối với thuốc có hạn sử dụng trên 2 năm vào trong hợp đồng là nhằm để bảo đảm nhà thuốc bệnh viện có đủ thời gian tối thiểu để cung ứng thuốc cho bệnh nhân khi thuốc vẫn còn hạn theo quy định của pháp luật. Giảm thiểu lãng phí do thuốc hết hạn phải hủy”- Ông Tuấn nhấn mạnh.
Dù vậy, đối chiếu theo hợp đồng nguyên tắc và theo quy định chung của Nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu thì việc giao nhận thuốc này là không đúng theo hợp đồng. Sơ suất xảy ra là do sự thiếu phối hợp trong các bộ phận liên quan đến việc giao nhận thuốc khi người tiếp nhận thuốc trực tiếp không nắm rõ nội dung hợp đồng.
Bệnh viện cũng đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Delap Sài Gòn. Công ty đã thừa nhận có sơ sót do nhân viên thủ kho không rà soát các điều khoản của hợp đồng nguyên tắc mà thấy thuốc còn hạn dùng thì xuất cho nhân viên giao nhận mang giao cho nhà thuốc Bệnh viện.
Ban Giám đốc Bệnh viện quyết định áp dụng biện pháp chế tài đối với công ty là “yêu cầu công ty không tham gia đấu thầu, cung ứng thuốc cho nhà thuốc bệnh viện Ung Bướu và khoa Dược Bệnh viện Ung Bướu trong vòng 12 tháng kể từ ngày 9-9-2020″.
Sau sự cố với thuốc Senoxyd-Q10, bệnh viện đã cho toàn thể nhân viên liên quan rút kinh nghiệm, nhắc nhở tuân thủ sát quy trình kiểm nhập thuốc.
Trong thời gian sắp tới Nhà thuốc Bệnh viện sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy trình, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý xuất nhập, quản lý sử dụng thuốc, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp.
Các BV ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, bảo vệ người mang bệnh nền
Tại các bệnh viện ở TPHCM, nhất là những khoa "trọng yếu", có các bệnh nhân mắc bệnh nền, công tác chống lây nhiễm Covid-19 được siết chặt.
Nhận diện nguy cơ
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại đến nay, Bệnh viện Ung bướu TPHCM đã phân luồng 3 cổng riêng biệt cho nhân viên y tế, bệnh nhân nội trú và ngoại trú, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế, hướng dẫn của Sở Y tế về phòng chống Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh. Bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, bệnh viện cũng mới thành lập 2 đơn vị là khoa cách ly tập trung và khoa điều trị bệnh nhân nặng. Đối với những bệnh nhân ung thư kèm các bệnh lý khác như tiểu đường, phổi, suy giảm miễn dịch, suy thận... đều được chuyển đến điều trị riêng, được ngăn cách qua ba lớp cửa, có bảo vệ túc trực 24/24h. Các bệnh nhân này cũng được cung ứng các dịch vụ ăn uống, phát thuốc, lấy máu, siêu âm... tại phòng bệnh để không tiếp xúc với những người bên ngoài.
Hỗ trợ khai báo y tế cho bệnh nhân và thân nhân.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tuấn, điều đáng ngại là trong khuôn viên bệnh viện chật hẹp, nhưng mỗi ngày có đến từ 9.000-10.000 người bệnh, thân nhân đến khám ngoại trú và điều trị nội trú, chưa kể hơn 2.000 nhân viên y tế. Lượng bệnh nhân nằm viện đông cũng rất khó thực hiện giãn cách nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn.
"Xác định bệnh nhân ung thư là những bệnh nhân có nhiều nguy cơ có hệ miễn dịch yếu do tác động của bệnh cũng như là tác động của điều trị thành ra có nhiều nguy cơ nặng hơn khi làm họ chẳng may nhiễm nCoV. Chúng tôi cố gắng hết sức phòng ngừa, không cho thăm bệnh. Còn nuôi bệnh thì chỉ 1 người nhà ở lại chăm, những tình huống cần thiết thì mới là người thân nhân thường trực trên khoa, còn nếu không thì chỉ chăm theo giờ"- bác sĩ Tuấn cho biết.
Phòng khám sàng lọc đặt cạnh khoa cấp cứu của BV Nhân dân Gia Định.
Theo PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 trở nên nặng hơn và tử vong đa phần rơi vào trường hợp người lớn tuổi. Sự lão hóa của cơ thể khiến sức đề kháng của người già bị suy giảm, hệ miễn dịch yếu hơn. Ngoài ra, đa số người cao tuổi cũng thường mang theo nhiều yếu tố bệnh nền trong cơ thể, mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Đây cũng là một trong các nguyên nhân người già nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc dịch bệnh. Đặc biệt, khi đã bị nhiễm virus, tốc độ suy đa phủ tạng càng nhanh và càng dễ tử vong, tử vong sớm hơn so với các đối tượng khác. Vì thế, đây là đối tượng cần bảo vệ nghiêm ngặt khỏi nguy cơ mắc Covid-19. Tại Bệnh viện Thống Nhất, mỗi khoa của bệnh viện đều triển khai công tác phòng dịch theo tình hình riêng, như giảm số bệnh nhân trong cùng một phòng bệnh, giảm số lần tái khám và đẩy mạnh khám chữa bệnh tại nhà cho người bệnh lớn tuổi.
Bảo vệ chặt những điểm trọng yếu
Khoa Huyết học của Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm điều trị cho khoảng 7.000 lượt bệnh nhân, trong đó 4.000 lượt nhân nội trú và 3.000 lượt ngoại trú. Trong số này có 70% bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu ác tính, 30% còn lại là các bệnh lý lành tính. ThS.BS Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Trưởng Khoa Huyết học cho biết, bản thân bệnh máu ác tính khiến bệnh nhân suy giảm miễn dịch, lấn át tất cả tế bào miễn dịch bình thường. Các bệnh nhân bị bệnh máu có sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch nên hệ miễn dịch suy giảm nhiều, nếu mắc Covid-19 thì diễn tiến rất nặng và có tiên lượng tử vong. Vì vậy, ngay khu vực chờ thang máy vào khoa này buộc phải dựng lên 2 hàng rào chắn bằng sắt để ngăn chặn người không có liên quan xâm nhập vào khu vực điều trị.
"Những bệnh nhân mà nghi ngờ thì đã có phòng cách ly theo dõi, đảm bảo đúng tiêu chuẩn ví dụ khoảng cách 2m, nhân viên thăm khám, bác sĩ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân là phải có đồ bảo hộ"- BS Hoàng Thị Thúy Hà cho biết.
Phòng khám có hệ thống hút lọc tuần hoàn không khí và tấm chắn ngăn cách giữa bệnh nhân và nhân viên y tế.
Bác sĩ Chuyên khoa II Hồ Văn Hân - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, Khoa Lọc máu của bệnh viện mỗi ngày thực hiện 5 ca và mỗi ca khoảng 20 bệnh nhân. Do đặc thù bệnh nhân lọc máu phải ra vào bệnh viện thường xuyên nên nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, Khoa đã có phòng cách ly riêng, bệnh nhên nếu có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ sẽ được lấy mẫu phết họng xét nghiệm truy tìm SARS-CoV-2. Các y bác sĩ cũng đẩy mạnh truyền thông đến các bệnh nhân có bệnh nền, người bệnh ở Khoa Lão là: hạn chế tiếp xúc, theo dõi sức khỏe, phản hồi ngay với bác sĩ khi ở nhà có các triệu chứng nghi ngờ.
Đặc biệt, bệnh viện cũng thành lập phòng khám sàng lọc đặt tại Khoa Cấp cứu và Khoa Khám bệnh, hoạt động 24/24h. Các bác sĩ đã sáng chế ra hệ thống hút lọc khí tuần hoàn lưu động trong các phòng khám này nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
"Nguyên tắc hoạt động như hệ thống là giống như hệ thống áp lực âm, những không khí do bệnh nhân hít thở và các giọt bắn sẽ được hệ thống này hút và lọc, xử lý qua màng lọc Heba, có tia cực tím sẽ xử lý trước khi đẩy không khí ra ngoài, giảm được nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và môi trường xung quanh"- BS Hồ Văn Hân cho biết.
Nhiều ngày qua, TPHCM không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, các bệnh viện đều xác định: Tại những khoa điều trị các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, có nhiều bệnh nhân đã phụ thuộc máy móc, sự sống rất mong manh, phải đề cao cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Công tác tăng cường các biện pháp phòng chống sẽ giúp mỗi cơ sở y tế là một pháo đài vững chắc, sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19./.
Quyết định táo bạo cứu bệnh nhân 16 tuổi trong gang tấc Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết các bác sĩ của khoa Ngoại 1 vừa đưa ra một quyết định táo bạo và đã giúp bệnh nhân 16 tuổi có thể kéo dài thêm cuộc sống. BS Nguyễn Văn Tiến và các đồng nghiệp mổ cho bệnh nhân Bệnh nhân N.N.T. bị ung...