Bệnh viện Trung ương Huế vận hành trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa
Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa kết nối điểm cầu chính là Bệnh viện Trung ương Huế với các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỉnh ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên nhằm hội chẩn cho các bệnh nhân trực tuyến.
Bệnh viện Trung ương Huế ngày 1-9 đã tổ chức lễ khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) với sự tham gia của đầu cầu chính tại bệnh viện Trung ương Huế kết nối trực tuyến với 100 đầu cầu khác là các đơn vị y tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Điểm cầu chính tại Bệnh viện Trung ương Huế
Tham dự và chỉ đạo buổi lễ có PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng ban chỉ đạo Đề án Khám, chữa bệnh từ xa (Bộ Y tế). Sau lễ khai trương, các chuyên gia đã có buổi hội chẩn các ca bệnh khó từ đầu cầu Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), Bệnh viện ĐK Quảng Trị, Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi và Bệnh viện ĐK thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Các chuyên gia về tim mạch, ngoại tiêu hóa, ung bướu, nội tiết, hô hấp… của Bệnh viện Trung ương Huế đã có mặt tại đầu cầu chính để tham gia thảo luận ca bệnh cùng với các bác sĩ của những điểm cầu trên. Mỗi ca bệnh đều được các bác sĩ điều trị trình bày tóm tắt bệnh án, diễn tiến bệnh, phim chụp CT, MRI, XQ, siêu âm, nội soi, quá trình đã điều trị…. Sau đó, tại điểm cầu Bệnh viện Trung ương Huế, các chuyên gia cùng trao đổi thêm thông tin, thảo luận và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh. Sau phần hội chẩn các ca bệnh khó là phần đào tạo trực tuyến với chủ đề giải pháp an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Hội chẩn một bệnh nhân
Theo yêu của Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới thông qua các hình thức hội chẩn, tư vấn khám chữa bệnh từ xa; hội chẩn, tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa, đào tạo trực tuyến… dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của y tế tuyến dưới. Đây là một trong những nhóm giải pháp quan trọng khi dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới và nguy cơ cao ở Việt Nam.
6 bệnh viện tuyến cuối triển khai khám chữa bệnh từ xa
Chiều 27.8, Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) khánh thành Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, thuộc dự án Khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 - 2025 do BV này triển khai.
Các bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM đang hội chẩn với các bệnh viện để chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân - ẢNH MINH HỌA: THANH TIỆP
GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết dự án kết nối 205 điểm cầu tại 35 tỉnh, trong đó có nhiều BV tại miền núi, vùng khó khăn. Hệ thống khám chữa bệnh từ xa của BV Bạch Mai hướng đến mục tiêu mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, với sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến T.Ư; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại đơn vị điều trị tuyến dưới.
Các cơ sở y tế tuyến dưới được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ BV tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh và sự hài lòng của người dân ngay tại y tế tuyến dưới. Đặc biệt, đảm bảo giãn cách tại BV tuyến trên thực hiện phòng chống dịch Covid-19.
Theo Bộ Y tế, ngoài BV Bạch Mai, hiện đã có 5 BV tuyến cuối duy trì khám chữa bệnh từ xa, gồm các BV: Nhi T.Ư, E, Răng hàm mặt, ĐH Y Hà Nội, Tim Hà Nội.
Ngay sau lễ khánh thành, các bác sĩ của BV Bạch Mai đã tham gia hội chẩn các ca bệnh của nhiều điểm cầu thuộc các đơn vị: BV Thái Nguyên; BV đa khoa thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai); BV Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ); BV đa khoa quốc tế Hải Phòng; BV Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An, với các chuyên khoa: tim mạch, ung thư, hồi sức tích cực. Hội chẩn thực hiện thông qua ca bệnh và kết nối siêu âm trực tuyến, truyền hình ảnh phim cắt lớp vi tính, truyền dữ liệu hình ảnh thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh. Dịp này, chuyên gia của BV Bạch Mai từ tâm dịch Đà Nẵng cũng chia sẻ với các BV về ứng phó với các tình huống khẩn cấp của dịch Covid-19.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 28.8: Không có ca mắc mới, 12 bệnh nhân tiên lượng nặng
Trước thời điểm có dịch Covid-19, mỗi ngày BV Bạch Mai có khoảng 20.000 người là bệnh nhân, người nhà, học viên, các nhân viên tại các khu dịch vụ ra vào BV. Hồi tháng 4 vừa qua BV đã phải phong tỏa 20 ngày chống dịch Covid-19. Hiện lượng người đến BV này đã giảm khoảng 60% so với trước dịch.
Kỳ tích cứu sống nữ sinh viên y khoa 9 lần ngưng tim Các y, bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương (BV T.Ư) Huế đã lập nên kỳ tích cứu sống nữ sinh viên y khoa mắc bệnh nguy kịch sau 9 lần ngưng tim. Nữ sinh viên y khoa đã hồi phục tốt sau 9 lần ngưng tim và được chuyển khoa chức năng để tiếp tục điều trị...