Bệnh viện trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết
Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết…
Đây là một phần nội dung của Chỉ thị 02 về bảo đảm công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký ban hành.
(Ảnh minh họa: Công Tường/TTXVN)
Theo chỉ thị này, Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh cúm A(H5N1), A(H7N9), Ebola, MER-CoV, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, rubella, tiêu chảy do virus Rota và các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa khác có nguy cơ bùng phát trong mùa đông xuân.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Viện Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh chỉ đạo và hỗ trợ các địa phương tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện tác nhân gây bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây dịch bệnh.
Đối với sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kiện toàn các đội cơ động chống dịch, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới trong việc điều tra, thu dung, cách ly, điều trị và xử lý ổ dịch; chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời.
Cũng theo chỉ thị, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết, Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý, tổ chức lực lượng thường trực sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp trong công tác điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi có sự cố an toàn thực phẩm xảy ra.
Video đang HOT
Trong công tác khám, chữa bệnh, các bệnh viện trung ương, bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến bảo đảm kế hoạch trực 24/24 giờ, lưu ý nhân lực và phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do tuyến dưới chuyển lên; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho tuyến dưới khi có yêu cầu, chuẩn bị đủ số lượng máu, đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông.
Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ trong các trường hợp cấp cứu.
Trường hợp người bệnh nhập viện không đúng tuyến, không đúng chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu, qua giai đoạn nguy hiểm mới được chuyển đi các cơ sở y tế phù hợp tuyến điều trị, tổ chức tốt việc vận chuyển người bệnh lên tuyến trên khi cần thiết, đặc biệt lưu ý và có kế hoạch chuẩn bị đối với các bệnh viêm phổi cấp, đột quỵ ở người già, các bệnh đường hô hấp ở trẻ em.
Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú trong bệnh viện trong dịp Tết, tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh còn nằm lại điều trị cả về vật chất và tinh thần; đặc biệt, tổ chức thăm hỏi, chúc Tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở khám, chữa bệnh phải có phương án thường trực, dự trữ cơ số thuốc, dịch truyền, vật tư, hóa chất, bố trí cơ số giường bệnh và các phương tiện cấp cứu hiện có để sẵn sàng đáp ứng khi dịch xảy ra; bảo đảm tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị và cách ly người bệnh theo đúng các hướng dẫn hiện hành về phòng chống dịch bệnh, ngộ độc…
Theo hanoimoi
Bộ trưởng Bộ Y tế kể chuyện chính tay mình tiêm cho trẻ, sau 30 phút bị ngừng thở
Bộ trưởng Bộ Y tế kể: "Từng chứng kiến trường hợp bệnh nhân do chính tay tôi tiêm, người lớn đưa về, 30 phút sau quay trở lại người đã tím tái, ngừng thở, mạch huyết áp còn 0".
Bộ trưởng đi khảo sát thực tế tình hình tiêm vắc xin ComBE Five trên địa bàn Hà Nội
Bộ trưởng chia sẻ trong Hội nghị trực tuyến tăng cường xử lý phản ứng sau tiêm chủng ngày 16/1 với sự tham gia của 700 đầu cầu là toàn bộ y tế cơ sở, các nhân viên y tế có liên quan đến hoạt đột tiêm chủng.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cách đây 1 tuần, Bộ trưởng có ký công điện xử lý phản ứng sau tiêm.
"Tiêm chủng là gây ra miễn dịch chủ động nhân tạo, chúng ta đưa vào cơ thể lượng kháng nguyên không đủ gây bệnh nhưng có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Sau đó, khi có kháng thể, nếu gặp vi rút gây bệnh, cơ thể đã có sẵn miễn dịch chủ động để không thể mắc bệnh.
Và khi vào cơ thể, kháng nguyên sinh kháng thể sẽ có phản ứng, nhẹ nhất là sốt. Nếu không có phản ứng đó sẽ khó lòng sinh ra kháng thể chủ động. Với người càng khoẻ mạnh, trẻ bụ bẫm thì phản ứng sốt càng cao, chứng tỏ kháng nguyên sinh kháng thể tốt còn với trẻ yếu thường không đáp ứng tiêm kháng nguyên vào nên gần như không có phản ứng. Và trẻ em bé sốt, quấy khóc, bỏ ăn là phản ứng thông thường hay có nhiều trẻ có phản ứng sưng, đỏ, đau", Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, nhiều người cho rằng tiêm vắc xin dịch vụ có thành phần ho gà vô bào an toàn hơn nhưng kháng nguyên sinh kháng thể không tốt bằng vắc xin có thành phần toàn tế bào. Nhiều trẻ tiêm vắc xin dịch vụ vẫn có nguy cơ mắc bệnh do kháng nguyên sinh kháng thể thấp hơn.
"Tổ chức Y tế thế giới đang bàn cãi về hiệu quả vắc xin vô bào và người ta mong muốn quay trở lại dùng vắc xin có thành phần toàn tế bào, nhất là những vùng dịch mạnh", Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế cho biết, không tiêm chủng, bệnh nhân sẽ mắc bệnh và có thể đối mặt nguy cơ tử vong cao, chi phí điều trị bệnh nhiều, trong khi đó, tiêm chủng đảm bảo phòng bệnh tốt, chi phí lại thấp. Tuy nhiên, nhìn nhận cả về thực tiễn lẫn lý thuyết, tiêm chủng không an toàn tuyệt đối.
"Nếu trẻ tiêm chủng mà không có các phản ứng sốt thì không tốt. Như vậy có nghĩa kháng nguyên hoạt động không tốt, không sinh ra đủ kháng thể để chống lại bệnh tật. Trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm có thể càng gặp sốt cao sau tiêm chủng. Trẻ yếu bệnh thì có thể lại sốt nhẹ hoặc không sốt, như vậy hiệu quả kháng bệnh cũng không cao", Bộ trưởng Tiến nói.
"Bản thân tôi từng chứng kiến trường hợp bệnh nhân do chính tay tôi tiêm, người lớn đưa về, 30 phút sau quay trở lại người đã tím tái, ngừng thở, mạch huyết áp còn 0. Vì vậy, không chỉ kháng sinh ComBe Five, kể cả những loại thuốc thông thường đều có phản ứng không mong muốn.
Ngành của chúng ta không muốn đau thương cho các cháu nên thời gian đó, tôi mong chúng ta sẽ giảm tối đa phản ứng đó.
Ngành y đã mời các chuyên gia hàng đầu tập trung lại để ra phác đồ chống sốc ban hành thông tư 51 trước đó, nhưng hiện nay, một số tình huống thực tiễn phát sinh, sắp tới sẽ tiến hành bổ sung trong phác đồ", Bộ trưởng chia sẻ.
Đánh giá về ComBE Five và 3 trường hợp tử vong bất thường có liên quan đến loại vắc xin này, Bộ trưởng cho biết, các ca có biểu hiện phản ứng không mạnh như Quinvaxem, trẻ sau tiêm chỉ sốt nhẹ, nằm yên nhưng khi bố mẹ phát hiện đưa đi bệnh viện đã chuyển nặng, tử vong.
"Với trường hợp trẻ tử vong, có thể giải thích khả năng một ngày tỉ lệ trẻ tử vong bất thường vào khoảng 20- 30 trẻ do nhiều nguyên nhân như ngạt thở, sặc sữa, nằm nghiêng gây ngạt, suy hô hấp...
"Những trẻ đó có thể trùng hoặc xác suất rơi vào số trẻ tử vong và bị nghi do vắc xin. Hoặc cơ địa trẻ mẫn cảm, phản ứng mạnh hơn với kháng nguyên có trong vắc xin ComBE Five. Chúng ta không loại trừ khả năng, gia đình chưa phát hiện kịp thời, hoặc trẻ không được xử lý sốc nhanh nhất", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Để tránh tối đa nguy cơ trẻ phản ứng nặng, tai biến sau tiêm vắc xin, Bộ trưởng cho biết sẽ tập huấn toàn bộ cán bộ nhân viên y tế liên quan, xử lý sốc triệt để theo nghị định ban hành.
Đặc biệt, yêu cầu các cán bộ tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất như tìm hiểu tiền sử sản khoa, tai biến trước đó của trẻ nhỏ, tiền sử bệnh thật, tiền sử dị ứng gia đình. Bộ trưởng cũng khuyến cáo cha mẹ theo dõi sát sao, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất thường.
Theo giadinhmoi
Đà Nẵng hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành văn bản về việc hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019. Theo đó, hỗ trợ tiền ăn cho các bệnh nhân nặng ở lại các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế ăn Tết nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 trong 4 ngày...