Bệnh viện tỉnh điều trị kém nên trẻ tay chân miệng dễ chết
Nhiều ca tay chân miệng ở tỉnh khi chuyển lên tuyến trên đã nguy kịch, nguyên nhân là do bệnh viện tuyến dưới chưa có kinh nghiệm điều trị và trang thiết bị không đầy đủ.
Họp bàn về tình hình phòng và điều trị bệnh tay chân miệng do UBND TP HCM chiều 8/9, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng, mối lo ngại tử vong trong điều trị dồn về các bệnh nhi được chuyển từ tỉnh lên.
“Hiện lượng bệnh nhi tay chân miệng nhập viện phần lớn là từ các tỉnh, rất nhiều trường hợp khi đến Nhi Đồng 1 thì đã quá nặng. Trước đó, bệnh nhân đã điều trị nhiều ngày tại bệnh viện tỉnh”, ông Thượng nói.
Một bệnh nhi tay chân miệng chuyển từ tỉnh lên TP HCM trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Thiên Chương.
Việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc và điều trị tay chân miệng của các bệnh viện tỉnh được bác sĩ Thượng cụ thể hóa bằng một số trường hợp mà theo ông, nếu bé được chăm sóc tốt và chuyển viện sớm hơn thì có thể đã không tử vong.
Video đang HOT
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng nhận xét: “Trẻ mắc tay chân miệng ở TP HCM giờ ít tử vong do chúng tôi đã có kinh nghiệm điều trị. Chỉ lo tình hình ở các tỉnh”.
Bác sĩ Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng cho rằng, bệnh nhân từ các tỉnh chuyển đến thường là những ca nặng.
Nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh tay chân miệng ở các bệnh viện tuyến tỉnh còn hạn chế hơn so với TP HCM, theo các bác sĩ, ngoài nguyên nhân chủ quan do năng lực, còn xuất phát từ nguyên nhân khách quan như thành phố là nơi đầu tiên phát hiện và nghiên cứu cách điều trị nên đã có kinh nghiệm. Ngoài ra, các trang thiết bị điều trị ở các bệnh viện như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cũng đầy đủ hơn.
Nhận xét diễn biến bệnh tay chân miệng tại TP HCM, các bác sĩ cho rằng hiện số ca mắc đang giảm hơn so với ba tháng 6-7-8, song tình hình vẫn có thể thay đổi bởi từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa dịch mới. Thêm nữa, bệnh đang tăng ca ở các tỉnh thành lân cận.
Đề phòng tình trạng bệnh có thể bùng phát vào các tháng tới, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo các quận huyện hiện và đã có số ca mắc cao trong địa bàn phải tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở để người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.
Ông Thuận cũng nhắc nhở Sở Giáo dục đào tạo phối hợp với Sở Y tế phòng bệnh bằng các hành động cụ thể như lắp đầy đủ vòi nước cho các bé rửa tay, tập huấn kiến thức phòng bệnh cho 100% bảo mẫu và giáo viên khối mầm non.
Theo BĐVN
Dịch bệnh đe dọa trẻ dịp tựu trường
Tay chân miệng, sốt xuất huyết tiêu chảy và hô hấp là những bệnh được các bác sĩ nhận định có nguy cơ sẽ bùng phát vào đầu năm học mới. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý những bệnh do tâm lý gây nên.
Chiều 5/9, ghi nhận của VnExpress.net tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TP HCM), nhiều bé trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học đến khám. Hầu hết bệnh nhi sốt, tiêu chảy, ho, mệt mỏi, tay chân miệng và sốt xuất huyết. Tình hình được các bác sĩ khoa khám đánh giá là tăng, so với lượng bệnh nhi đến khám mỗi ngày tại 2 bệnh viện chuyên nhi vốn là tuyến cuối của TP HCM và các tỉnh lân cận.
Phải dậy sớm đúng giờ, ngủ đúng giấc, nhiều học sinh có thể đổ bệnh trong những ngày đầu năm học. Ảnh: Cao Lâm
Tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhi nội trú điều trị tay chân miệng hơn 180 bé, trong đó có 10% phải cấp cứu vì biến chứng. Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng có hơn 150 bé. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có trên 100. Hầu hết bệnh nhi đều trong độ tuổi nhà trẻ.
Ngoài bệnh tay chân miệng, số trẻ mắc mắc sốt xuất huyết cũng tăng cao so với tuần cuối tháng 8, hàng trăm trường hợp nhập viện ở mỗi bệnh viện. Bệnh nhi bị bệnh tiêu hóa và hô hấp phải nằm giường đôi giường ba.
Thống kê từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy, trung bình mỗi tuần thành phố có 330 ca mắc mới tay chân miệng. Riêng sốt xuất huyết cũng có khoảng 370 người bị bệnh được phát hiện trong tuần.
Theo các bác sĩ khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, tất cả bệnh sẽ có thể diễn biến phức tạp hơn nếu việc phòng ngừa không được các trường mầm non và tiểu học thực hiện tốt.
"Cụ thể là các bé mắc tay chân miệng có thể lây chéo nếu không được cách ly. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sẽ tấn công nếu môi trường không được làm sạch. Bệnh tiêu hóa sẽ rộ lên khi vấn đề hàng rong trước cổng trường không được quản lý chặt", một bác sĩ nói.
Ngoài các bệnh nhiễm, hô hấp, tiêu hóa, theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong những ngày đầu năm học, chứng đau bụng do stress, mệt mỏi rối loạn cảm xúc do lo âu, thiếu ngủ do quen giấc ngủ ngày nghỉ hè, rối loạn bữa ăn gây rối loạn tiêu hóa... cũng rất dễ xảy ra với học trò.
"Thường thấy nhất là chứng mệt mỏi ở trẻ ở tuổi mầm non hay tiểu học, bởi thông thường các bé được ngủ thẳng giấc, ăn sáng muộn, trưa được ngủ nhiều giờ, nay phải quen với nề nếp mới", một cử nhân tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 nói.
Một bệnh khác cũng được các bác sĩ cảnh báo trong mùa tựu trường đó là chứng cận thị, viễn thị, loạn thị hay tật lác mắt. Theo các bác sĩ khoa nhãn nhi Bệnh viện Mắt TP HCM, trước khi vào năm học, phụ huynh nên đưa các bé khám mắt sớm có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng bé mệt mỏi vì không nhìn thấy chữ trên bảng.
Để trẻ không phải mắc bệnh vào những ngày đầu năm học, các bác sĩ khuyên bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm chăm sóc con. Với các bệnh lây nhiễm, điều cần thiết nhất là giữ gìn vệ sinh thật tốt và làm sạch môi trường sống. Với bệnh tiêu hóa, cần cho trẻ ăn thức ăn an toàn. Và với các bệnh do thay đổi nếp sống, phụ huynh cần giúp con cân chỉnh lại thời khóa biểu, cụ thể là con ngủ sớm, không nên ép trẻ ăn quá nhiều khi trẻ vừa thức dậy...
Giới trẻ tuyển tình dịp Noel Trào lưu tuyển tình đi chơi mỗi dịp lễ lớn luôn thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ... (Ảnh minh họa) Dù đã xuất hiện cách đây khá lâu, nhưng vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm độ "hot", trào lưu tuyển tình đi chơi mỗi dịp lễ lớn liên tục thu hút sự chú ý và tham gia "không mệt...