Bệnh viện thiếu thuốc bảo hiểm y tế: Người bệnh phải tự mua
Tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện, cơ sở y tế công lập khiến người dân phải tự bỏ tiền túi ra mua. Thực trạng đang diễn ra tại Quảng Nam.
BVK tỉnh Quảng Nam – nơi đang xảy ra tình trạng thiếu thuốc BHYT. Ảnh H. Văn
Tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện, cơ sở y tế công lập khiến người dân phải tự bỏ tiền túi ra mua. Thực trạng đang diễn ra tại Quảng Nam.
Nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam bức xúc khi không được nhận một số loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BHYT. Theo lãnh đạo bệnh viện này, tình trạng thiếu thuốc BHYT của bệnh viện xảy ra khoảng nửa tháng nay, hầu hết loại thuốc đều thiếu, trong đó có cả thuốc cấp cứu. Bệnh viện chỉ chi tiền mua thuốc cấp cứu, còn các loại thuốc khác bệnh nhân phải bỏ tiền ra mua. Lãnh đạo bệnh viện này cũng cho hay, đến hết tháng 6/ 2018 đơn vị đã dùng gần hết số thuốc đấu thầu theo kế hoạch. Tuy nhiên, đến nay việc đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện vẫn chưa được Sở Y tế thực hiện xong.
Trao đổi với PV Tiền Phong, bác sỹ Nguyễn Văn Hai – Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho rằng, thực trạng thiếu thuốc BHYT tại một số bệnh viện, cơ sở y tế công có nhiều nguyên nhân, trong đó có phần do đấu thầu thuốc chậm. Ngoài ra còn có nguyên nhân do bệnh viện xây dựng kế hoạch không được sát và nguyên nhân trong vấn đề điều chỉnh thuốc dùng ở các đơn vị. Theo quy định, khi xây dựng kế hoạch thì đơn vị đó có quyền mua được 120% so với kế hoạch. Cũng có nguyên nhân khách quan do số lượng bệnh nhân tăng mạnh…
Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam giải thích, kết quả đấu thầu thuốc chậm 2 tháng so với kế hoạch, do công tác đấu thầu gặp những trở ngại về việc thủ tục hồ sơ. Tuy nhiên, theo ông Hai, việc đấu thầu thuốc chậm cũng đã được tiên lượng, và Sở Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị mua thuốc để sử dụng trong tháng 7 và tháng 8, cùng với bảo hiểm thống nhất việc mua thuốc để cung ứng thuốc trong tháng 7 và tháng 8/2018.
“Thực tế không phải tất cả các nơi đều thiếu và không phải tất cả các loại thuốc đều thiếu, do đó nguyên nhân không hoàn toàn chỉ do đấu thầu thuốc chậm. Về nguyên tắc, bệnh viện phải có dự trữ thuốc. Các đơn vị, bệnh viện xây dựng kế hoạch không được sát và trong vấn đề điều chỉnh thuốc dùng ở các đơn vị. Theo quy định, khi xây dựng kế hoạch thì đơn vị đó có quyền mua được 120% so với kế hoạch. Nếu rà soát bài bản sử dụng thì có thể mua được 3,6 tháng” – ông Hai nói.
Video đang HOT
Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc cục bộ, Sở Y tế đã điều phối thuốc giữa các cơ sở y tế theo quy định. Cụ thể, Sở Y tế đã điều phối thuốc từ các BVĐK miền núi phía Bắc và BVĐK bắc Quảng Nam cho BVĐK tỉnh Quảng Nam.
“Cho dù nguyên nhân gì đi nữa thì để xảy ra tình trạng thiếu thuốc trước hết là trách nhiệm của lãnh đạo Sở Y tế, trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện. Sở chịu trách nhiệm do chậm có kết quả đấu thầu thuốc, còn phía bệnh viện chịu trách nhiệm do lập kế hoạch không sát”. Ông Hai thừa nhận.
Bác sỹ Nguyễn Văn Hai – Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho rằng, thực trạng thiếu thuốc BHYT tại một số bệnh viện, cơ sở y tế công có nhiều nguyên nhân, trong đó có phần do đấu thầu thuốc chậm.
HOÀI VĂN
Theo TPO
Giá khám chữa bệnh giảm 10-20% từ tháng 7
Tin từ Bộ Y tế, từ tháng 7.2018, giá của khoảng 40 dịch vụ khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán sẽ được điều chỉnh giảm, riêng tiền giường bệnh hồi sức cấp cứu sẽ tăng.
Giá nội soi, siêu âm giảm mạnh
Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, trong vài tháng nay, Bộ Y tế phối hợp với nhiều ban ngành liên quan đã rà soát lại giá nhiều dịch vụ y tế và xây dựng lại giá theo tiêu chí tính đúng, tính đủ, theo giá thị trường và thực tế sử dụng.
Dự kiến trước mắt, vào tháng 7.2018 sẽ có 40 dịch vụ y tế bao gồm: Giá ngày giường điều trị, các dịch vụ cận lâm sàng, X-quang, chụp cộng hưởng từ, nội soi tai mũi họng, siêu âm, chụp cắt lớp... được điều chỉnh giá. Trong khi đó, giá khám chữa bệnh sẽ giảm từ 10 - 20% tùy theo hạng của bệnh viện (BV).
Giá giường ở BV hạng 3-4 giảm nhưng giá giường hồi sức ở BV hạng đặc biệt lại tăng (ảnh minh họa). Ảnh: D.L
Một số dịch vụ cận lâm sàng như siêu âm giảm từ 49.000 đồng xuống 39.500 đồng/lần, chụp X-quang số hóa 1 phim giảm từ 69.000 đồng xuống 62.900 đồng/lần; chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang giảm từ 536.000 đồng xuống còn 520.900 đồng/lần; giá dịch vụ chụp X-quang, chụp CT scanner cũng giảm.
Đặc biệt, dịch vụ siêu âm can thiệp - đặt ống thông dẫn lưu ổ áp-xe giảm mạnh từ hơn 2 triệu xuống chỉ còn chưa đến 600.000 đồng, phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện giảm từ gần 3,7 triệu xuống còn 1,6 triệu đồng và phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày từ hơn 4 triệu xuống còn gần 2,9 triệu đồng...
Đối với các các BV hạng 3-4, giá giường bệnh sẽ giảm nhẹ như giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại BV hạng 4 giảm từ 226.000 xuống 215.000 đồng. Tuy nhiên, do chi phí giá giường điều trị hồi sức tích cực, ghép tạng, ghép tế bào gốc có chi phí cao hơn so với mức giá hiện nay nên sẽ được điều chỉnh tăng. Cụ thể tại BV hạng đặc biệt, giá đang ở mức 677.100 đồng sẽ tăng lên 751.000 đồng. Còn tại BV hạng 1, giá cũng tăng gần 80.000 đồng, lên mức 710.000.
Theo ông Nam Liên, nguyên nhân việc điều chỉnh giá là do mức giá viện phí được xây dựng từ năm 2012-2015 với nhiều chi phí đầu vào được tính như điện nước, vật tư y tế... Trong khoảng thời gian 3-6 năm, giá điện, nước và nhiều vật tư hóa chất khác đã tăng giá. Do vậy, giá nhiều dịch vụ y tế đã không còn phù hợp.
Nhiều dịch vụ chi phí không hợp lý
Những chi phí nào cao, chưa hợp lý phải điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, một số dịch vụ tôi lại thấy thấp hơn chi phí thực tế thì nên điều chỉnh tăng. Ví dụ dịch vụ thông tiểu, 1 ống thông tiểu có giá từ 30.000-40.000 đồng nhưng giá dịch vụ lại chỉ hơn 10.000 đồng. Như vậy là vô lý, cần phải điều chỉnh tăng giá dịch vụ này lên". Ông Vũ Xuân Bằng
Theo ông Nam Liên, hiện giá dịch vụ y tế đã tính cả chi phí tiền lương. Tuy nhiên, giá đang được tính theo mức lương cơ sở cũ (1.150.000 đồng/tháng), trong khi mức lương cơ sở hiện tại đã là 1.300.000 đồng và sẽ tăng lên 1.390.000 đồng/tháng vào tháng 7 tới. Do đó, trong thời gian tới, giá viện phí cũng sẽ được tiếp tục được điều chỉnh. Để thuận lợi hơn cho việc xây dựng, thanh toán giá viện phí, Bộ Y tế cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng rút gọn danh mục dịch vụ y tế từ 18.000 dịch vụ xuống còn khoảng 3.000-4.000 nhóm dịch vụ.
Theo ông Liên, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ sẽ giúp người bệnh có thể được hưởng các dịch vụ y tế theo quy chuẩn của Bộ với giá thành hợp lý. Đồng thời, người bệnh sẽ không phải chi trả bên ngoài các khoản vật tư, hóa chất khi dịch vụ đã được tính đủ. Ngoài ra, viện phí đã được BHYT chi trả từ 80-95%, do đó, dù viện phí tăng nhưng phần đồng chi trả của người bệnh (5-20%) cũng không tăng nhiều, không lo ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Trước đó, ông Vũ Xuân Bằng - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) nhận định: "Nếu như trước đây, tỷ lệ bệnh nhân vào điều trị nội trú trung bình toàn quốc chỉ 5-6%, nay đã lên đến 8,6%. Và đáng đặt dấu hỏi với những tỉnh có tỷ lệ lên đến 15-17%. Thực tế đang có tình trạng bệnh nhân mắc bệnh nhẹ, chỉ cần điều trị ngoại trú nhưng BV vẫn đưa vào nằm nội trú để thu tiền giường".
Theo ông Bằng, trước đây, viện phí "nặng" nhất là tiền thuốc, vật tư y tế chiếm 50-60%, thì nay chỉ còn co nhỏ lại 30-40%. Trong khi đó, chi phí tiền giường lại lên đến 40-60%.
"Nếu như vậy thì quyền lợi của bệnh nhân sẽ bị co hẹp lại. Bộ Y tế cần tính toán lại chi phí tiền giường cho hợp lý. Không thể một phòng 4 bệnh nhân, thu tới 1,8 triệu đồng/đêm, cao hơn nhiều so với tiền khách sạn 3-4 sao. Hơn nữa, cơ cấu tính giá giường có cả chi phí điều hòa, máy hút ẩm, quạt điện 4 mùa như nhau nhưng mùa đông có dùng điều hòa, quạt đâu, sao vẫn giữa nguyên giá" - ông Bằng phân tích thêm.
Theo Danviet
Tiết kiệm 250 tỷ đồng đối với 15 thuốc đấu thầu tập trung Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức đấu thầu tập trung quốc gia thành công 5 hoạt chất và 21 thuốc. Kết quả, chỉ tính 15 thuốc, quá trình thương thảo đã giúp hạ giá thuốc hơn 21,1%, tương đương hơn 250 tỷ đồng so với giá thuốc mua năm 2017. Tại buổi chia sẻ thông tin với báo chí...