Bệnh viện thiếu dịch cao phân tử trị sốt xuất huyết
Bệnh viện các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Bến Tre… còn rất ít dịch cao phân tử Refortan trị sốt xuất huyết cho bệnh nhân nặng.
Ngày 14/9, bác sĩ Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết dịch cao phân tử chữa sốt xuất huyết khả năng chỉ đáp ứng nhu cầu điều trị khoảng 2 tuần nữa. Năm nay bệnh nhân sốt xuất huyết ở viện tăng 300% so với 2018.
“Bệnh viện đã mua lại thuốc một số bệnh viện xung quanh, đặc biệt là từ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM nhưng chỉ là biện pháp tạm thời vì việc thiếu thuốc xảy ra ở hầu hết bệnh viện phía Nam”, bác sĩ Hà nói.
Sở Y tế Đồng Nai thông tin tình trạng thiếu hụt dịch cao phân tử xảy ra ở nhiều bệnh viện của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, tỉnh ghi nhận hơn 13.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng gần 2,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái, có 2 ca tử vong. Số bệnh nhân dưới 15 tuổi chiếm gần 55%.
Dịch cao phân tử Refortan để điều trị sốt xuất huyết giai đoạn nặng. Ảnh: Quang Hiền.
Tiến sĩ Trần Quang Hiền, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi An Giang, cho biết dịch cao phân tử Refortan hiện trong kho chỉ còn vài chục chai, dự kiến dùng trong khoảng vài tuần. “Tình hình điều trị sốt xuất huyết hiện rất căng, bệnh viện đang chờ Sở Y tế xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế để xử lý”, bác sĩ Hiền nói.
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, cũng mua dịch cao phân tử của một số bệnh viện khác sau khi nhận được thông báo ngưng cung ứng từ công ty nhập khẩu. Nếu bệnh sốt xuất huyết tăng cao điểm, lượng thuốc chỉ có thể duy trì trong vài tuần.
Theo bác sĩ Hồ Thị Thu Hằng, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, trung bình mỗi tháng bệnh viện dùng khoảng 60-70 chai dịch cao phân tử, có thể tăng hơn trong những tháng cuối năm vì lượng bệnh sốt xuất huyết nhiều. “Theo hợp đồng, từ đây đến cuối năm bệnh viện được cung cấp 450 chai, nếu đúng theo dự trù thì mới có thể đủ dùng”, bác sĩ Hằng nói.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bệnh viện có khoảng dự trữ để điều trị nên hiện dịch cao phân tử đáp ứng được yêu cầu. Bệnh viện cũng đã hỗ trợ một phần cho các bệnh viện tỉnh và đề nghị các đơn vị điều trị báo cáo cho Sở Y tế, Bộ Y tế để có hướng giải quyết kịp thời.
Dịch cao phân tử Refortan là thuốc nằm trong phác đồ điều trị sốt xuất huyết nặng, giúp chống sốc. Nhà cung ứng thuốc thông báo tạm ngưng với các bệnh viện vì đang vướng thủ tục nhập khẩu.
Lê Phương – Phước Tuấn
Theo VNE
Người béo phì mắc số xuất huyết, bệnh diễn tiến nhanh và tăng nặng
Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai vừa cứu bệnh nhân béo phì bị sốc sốt xuất huyết cực nặng thoát khỏi nguy cơ tử vong.
Bé trai này mắc sốt xuất huyết thông thường, bệnh không nặng. Tuy nhiên, do cơ địa béo phì nặng hơn 70kg nên tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và tăng nặng.
Bệnh nhi T.M.K. (14 tuổi, trú tại Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai) được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai do mắc sốt xuất huyêt.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, do cơ địa béo phì, bệnh nhi nặng tới 70 kg, nên tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và nặng: rối loạn tri giác, tổn thương gan, sốc, tụt huyết áp, suy thận, máu chảy nhiều, men gan tăng.
Bệnh nhi được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế nhưng không đáp ứng tốt, bệnh vẫn nặng. Các bác sĩ phải áp dụng những kỹ thuật cao cấp nhất để điều trị cho bệnh nhi, tiến hành đặt máy thở, lọc máu liên tục. Ngoài ra, do bệnh nhi bị tổn thương gan nặng gây ra máu nhiều, nên phải truyền tiểu cầu, truyền máu liên tục. Tổng cộng bệnh nhi được truyền 20 đơn vị tiểu cầu, 11 đơn vị huyết tương tươi, 10 đơn vị máu.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, đây là trường hợp nặng nhất từ trước đến nay và điều trị rất vất vả, được bố trí cách ly riêng một phòng để chống nhiễm trùng. Bệnh nhi được lọc máu liên tục 15 ngày, thở máy 17 ngày và luôn được nhân viên y tế theo dõi sát sao.
Hàng ngày, bệnh viện còn phải bố trí xe cứu thương lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để lấy tiểu cầu về truyền cho bệnh nhân.
Hiện tại, tình trạng bệnh nhi đã ổn định sau 21 ngày điều trị tích cực. Dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Sau 21 ngày điều trị tích cực bệnh nhi đã ổn định.
Sốt xuất huyết nguy hiểm hơn ở trẻ béo phì
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có thể diễn tiến gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Các bác sĩ cảnh báo, những bệnh nhân có cơ địa béo phì, người mắc bệnh mãn tính và một số bệnh lý đi kèm, phụ nữ có thai dễ gặp biến chứng nguy hiểm hơn khi mắc sốt xuất huyết.
Theo các chuyên gia, khi trẻ béo phì bị bệnh sốt xuất huyết thì việc điều trị sốt xuất huyết sẽ phức tạp hơn. Tỉ lệ sốc do sốt xuất huyết ở trẻ có cân nặng bình thường là 4,6% thì ở trẻ béo phì lên đến gần 15%. Nguyên nhân là do trẻ béo phì bị rối loạn về nhiều mặt như rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm, đường, điện giải, rối loạn nhịp thở, rối loạn miễn dịch...
Ở bệnh nhân sốt xuất huyết dư cân, béo phì, thầy thuốc sẽ gặp không ít khó khăn trong vấn đề theo dõi, bù dịch so với trẻ có cân nặng bình thường.
Trong khi đó, để phòng ngừa sốt xuất huyết bà con mình cần tăng cường diệt muỗi, diệt lăng quăng và ngừa muỗi đốt.
Ở những ngày đầu khởi phát bệnh, các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue rất khó phân biệt với các bệnh lý khác cũng gây sốt ở trẻ như tay chân miệng, sốt phát ban, cảm... Do đó, khi thấy trẻ sốt cao từ hai ngày trở đi, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm phát hiện sớm. Mặt khác chúng ta phải chú ý đến dinh dưỡng của trẻ để trẻ không bị dư cân, béo phì.
Đối tượng dễ gặp biến chứng do sốt xuất huyết
Người béo phì: Sốt xuất huyết ở người béo phì, dư cân, bác sĩ sẽ gặp không ít khó khăn trong vấn đề theo dõi, bù dịch so với người có cân nặng bình thường và việc điều trị sốt xuất huyết sẽ phức tạp hơn. Nguyên nhân là do người béo phì bị rối loạn về nhiều mặt như rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm, đường, điện giải, rối loạn nhịp thở, rối loạn miễn dịch...
Tỉ lệ sốc do sốt xuất huyết ở người có cân nặng bình thường là 4,6% thì ở người béo phì lên đến gần 15%.
Người mắc bệnh mãn tính, bệnh lý đi kèm: Sốt xuất huyết ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bị rối loạn đông cầm máu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, suy gan, men gan tăng cao, phụ nữ có thai... dễ có biến chứng khi bị sốt xuất huyết.
Đối với sốt xuất huyết ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng, đây là bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue nặng, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Theo SKĐS
Thêm một ca tử vong do sốt xuất huyết Sáng 30-8, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đồng Nai cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết (SXH). Số lượng bệnh nhân mắc SXH vẫn đang tăng cao. Trong ảnh: Một bệnh nhi đang được điều trị SXH tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Theo đó, bệnh nhân V. H....