Bệnh viện thành “con nợ trăm tỷ” tiền chống dịch: Sở Y tế TPHCM nói gì?
Theo Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, Sở đang làm việc với các bệnh viện liên quan đến công tác giải ngân tiền chống dịch, và vấn đề này được cho biết là “không nhỏ”.
Sau bài viết phản ánh thực trạng nhiều bệnh viện (BV) tham gia điều trị Covid-19, quản lý các bệnh viện dã chiến ở TPHCM trở thành “con nợ” hàng chục, hàng trăm tỷ với các công ty dược, đơn vị cung cấp suất ăn… vì kinh phí từ ngân sách Nhà nước rót về chậm, PV Dân trí đã tiếp tục ghi nhận những ý kiến khác từ một số đơn vị có tham gia chống dịch.
Chi sạch quỹ dự phòng mấy năm cho chống dịch
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi Đồng 1, đơn vị vừa thành lập khoa Covid-19 và quản lý BV dã chiến Củ Chi, tổng số tiền chống dịch mà nơi này đã chi ra từ đầu dịch đến giờ là hơn 80 tỷ đồng.
Từ lúc có kế hoạch xây dựng tòa mới, BV Nhi Đồng 1 đã dự trù lượng bệnh nhân sẽ giảm từ 30-50% nên cố gắng tích lũy nguồn kinh phí, dự phòng quỹ lương mấy năm nay. Khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chống dịch, với những khoản mà ngân sách Nhà nước chưa chi kịp, BV sẽ chủ động dùng nguồn quỹ của mình để lo trước, chờ lãnh lại tiền sau.
Sau mùa dịch kéo dài, quỹ phát triển sự nghiệp, quỹ dự phòng ổn định thu nhập đều gần như đã xài hết, khiến BV lâm vào cảnh “trắng tay”.
“Mỗi chỗ một hoàn cảnh khác nhau. Ở nhóm bệnh nhi, số lượng ít hơn người lớn, thuốc men xài cũng ít hơn, nên tiền ít hơn và BV cũng đã lường trước khó khăn. Còn các cơ sở khác hơi khó” – lãnh đạo BV Nhi Đồng 1 chia sẻ.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cho hơn 80 tỷ đồng để phục vụ chống dịch (Ảnh: Hoàng Lê).
Video đang HOT
Còn lãnh đạo BV dã chiến điều trị Covid-19 Quận 8 số 1 thông tin, BV không có tài khoản riêng mà mọi hoạt động thanh quyết toán, mua sắm đều thông qua UBND quận 8. Do đó, về cơ bản BV không lo lắng việc thiếu hụt kinh phí chống dịch.
Tuy nhiên, có thời điểm các công ty dược bị nợ tiền, nên một số thuốc điều trị Covid-19 cung ứng chậm. Riêng tiền phụ cấp cho nhân viên y tế chống dịch của BV mới được giải ngân tới tháng 9.
Bệnh viện chia sẻ, Sở Y tế giải quyết thế nào?
PGS.TS.BS Lê Đình Thanh, Giám đốc BV Thống Nhất, đơn vị quản lý BV dã chiến đa tầng quận Tân Bình cho biết, lúc đầu BV cũng có nợ tiền các công ty dược, vì vướng việc kinh phí chống dịch chưa về. Nhưng sau này, phía UBND quận Tân Bình đã tạo điều kiện hỗ trợ, cho ứng trước tiền, nên hiện tại BV đã “tạm” xoay xở được.
“Đến giờ phút này, tiền chống dịch BV nhận về và chi đều là tiền tạm ứng. Tất nhiên chưa đủ ngay, BV phải tìm cách điều tiết cho phù hợp. Không thể đòi hỏi ngân sách chuyển đủ trong một lần, vì nếu chi đủ tất cả các nơi lên đến hàng nghìn tỷ. Nhiều lắm, phải chia sẻ” – Giám đốc BV Thống Nhất nói.
Khoa điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Ảnh: Hoàng Lê).
Đại diện BV Nhi Đồng 2, đơn vị từng quản lý BV dã chiến số 11 và là nơi điều trị Covid-19 tầng cuối cho bệnh nhi nhận định, việc ngân sách chống dịch rót về chậm là tình hình chung mà hầu hết các đơn vị liên quan đều gặp phải.
“Theo tôi biết, Sở Y tế và UBND TPHCM đều nắm được và đang cố gắng hết sức hỗ trợ. Nếu có tiền, TPHCM đã chi ngay. Nhiều nơi khác, như ở tuyến quận còn khổ hơn nhiều, nên BV thông cảm và không có ý kiến gì” – nguồn tin nói.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, Phòng Kế hoạch – Tài chính của Sở đang làm việc với các bệnh viện liên quan đến công tác giải ngân tiền chống dịch. Bà Mai chia sẻ trong tình hình hiện tại, vấn đề này “hơi căng” để giải quyết.
“Đây là vấn đề không nhỏ. Tất cả quy chế chi tiêu, thanh quyết toán thuộc về chức năng của Phòng Kế hoạch – Tài chính.
Các BV khó khăn thế nào, tạm ứng tài chính để chi cho chống dịch thế nào, phòng Phòng Kế hoạch – Tài chính sẽ nắm bắt vấn đề để tham mưu cụ thể cho ban giám đốc” – bà Mai nói.
Hà Nội: Ca dương tính tăng mạnh, người dân lùng mua thuốc kháng vi rút phòng bị
Khi F0 được điều trị tại nhà, nhu cầu tìm mua thuốc điều trị Covid-19 cũng tăng lên, nhiều người tìm mua sẵn thuốc dự phòng dùng tại nhà.
Tìm hiểu quanh khu vực chợ thuốc Thanh Xuân, Hà Nội, các loại thuốc kháng virus có bán nhưng nhân viên nhà thuốc yêu cầu người mua phải có đơn bác sĩ kê. Khi người mua hỏi các thuốc kháng virus dùng cho bệnh nhân Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép như Monulpiravia 400 mg, thuốc kháng virus Favipiravir... đều được trả lời không có bán, thay vào đó, nhân viên nhà thuốc giới thiệu mời mua các loại thuốc kháng virus điều trị cảm cúm.
Khi Hà Nội chuẩn bị kịch bản 3.000 ca mắc mỗi ngày, nhiều người đã tìm mua thuốc dự phòng điều trị Covid-19 như các loại thuốc hạ sốt, kháng viêm, các loại vitamin...
Chị Nguyễn Thị Vy Linh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết người nhà chị đang sống tại Mỹ đã gửi thuốc trị Covid-19 về cho gia đình nhưng sợ thiếu nên chị Vy Linh đã phải tìm mua thêm trên mạng để dự phòng.
Người dân hỏi mua thuốc tại Hà Nội
Tại phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, các cửa hàng thuốc và thiết bị y tế gia đình luôn có khách ra vào nhộn nhịp. Ngoài mua test nhanh, các dụng cụ y tế gia đình khác thì nhu cầu mua thuốc phòng và điều trị Covid-19 cũng rất lớn.
Anh Nguyễn Hoàng L. chủ quầy thuốc ở Phương Mai cho biết anh được rất nhiều người quen nhờ mua thuốc trị Covid-19 nhất là thuốc kháng virus. Mỗi ngày có hàng chục người hỏi anh có thuốc Monulpiravia không, mua ở đâu, có nơi nào bán không... Hiện tại, anh L. cho biết thuốc này chưa bán trên thị trường mà chỉ được phát tại gia đình và người dân tự tìm mua trên mạng.
Theo anh L. không nên vội mua vì giá thuốc bán trên mạng hiện rất đắt. Người có nhu cầu nên chờ thêm vì có thể sau này các nhà thuốc được cho phép bán giống như thuốc trị cảm cúm, hạ sốt thông thường.
Theo một nhân viên nhà thuốc M.L trên phố Vũ Trọng Phụng, các thuốc trị Covid-19 hiện tại chưa được bán ra ngoài, người dân có nhu cầu mua thuốc hạ sốt và một vài nhóm thuốc kháng đông về dự phòng là chính. Nếu người dân muốn mua thuốc đặc trị chỉ có mua thuốc xách tay không được phép bán ở các nhà thuốc.
Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đại dịch xảy ra bất kể quốc gia nào cũng có tình trạng khan hiếm thuốc do nhu cầu của người dân cao, ngay cả Mỹ năm 2020 hay Hàn Quốc vào tháng 6/2021 cũng khan hiếm thuốc hạ sốt Tylenol..
Tại Việt Nam, nhiều người tìm mua trên mạng, qua đường xách tay hoặc được người nhà gửi về.
Kể từ trước khi xuất hiện làn sóng dịch lần thứ tư, người ta đã truyền tai nhau Tylenol là thuốc chữa Covid-19, nhiều người đi mua về tích trữ. Thậm chí, nhiều người biết rằng thuốc này chỉ có tác dụng hạ sốt giảm đau, nhưng với tâm lý thuốc ngoại là thuốc tốt , thuốc Mỹ, nên họ không ngại ngần mua về.
Tylenol thực chất đó chỉ là thuốc hạ sốt giảm đau thuộc nhóm Acetaminophen, tên quen thuộc là paracetamol. Hàng loạt những thuốc khác có chứa acetaminophen như: panadol, efferalgan, tyffy, decolgen... lên tới hàng chục loại, có tác dụng tương tự nhau và có thể mua tại mọi quầy thuốc.
Có nhiều người khoe gói thuốc với cả chục loại thuốc tên gọi khác nhau nhưng thực chất nó đều là thuốc có chứa Acetaminophen, nếu dùng quá liều sẽ gây ngộ độc, suy gan. Acetaminophen là "trợ thủ" hạ sốt, giảm đau, không phải là thuốc điều trị Covid-19.
Chỉ những bệnh nhân mắc Covid-19 bị sốt, đau nhức cơ, thì mới sử dụng thuốc này để giảm bớt sốt và sự khó chịu. Hãy nhớ rằng, Acetaminophen cũng là "sát thủ" thầm lặng, vấn đề cốt lõi nằm ở liều lượng sử dụng.
Theo hướng dẫn tạm thời Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, hiện có 7 nhóm thuốc: Thuốc hạ sốt, giảm đau; thuốc cân bằng điện giải; thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng; thuốc sát khuẩn hầu họng, thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticoid; thuốc chống đông máu. Các thuốc này đều phải sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ đặc biệt là thuốc kháng virus, thuốc kháng viên corticoid.
TP.HCM chấn chỉnh hoạt động cấp phát, kinh doanh thuốc điều trị COVID-19 Trước tình trạng các thuốc điều trị COVID-19 rao bán tràn lan với giá đắt đỏ trên mạng xã hội, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn. Chiều 1/12, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn gửi đến Trung tâm y tế, Phòng y tế quận, huyện và TP.Thủ Đức; cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ thuốc trên...