Bệnh viện Thận Hà Nội trở lại hoạt động bình thường sau khi kết thúc cách ly y tế
Đúng 16h30 ngày 24-4, được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Đống Đa đã thực hiện quyết định kết thúc cách ly y tế toàn bộ cơ sở khám, chữa bệnh đối với Bệnh viện Thận Hà Nội (tại số 70 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa).
Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội Phạm Tùng Lĩnh cho biết, sau khi chính thức kết thúc cách ly y tế, bệnh viện sẽ trở lại hoạt động như bình thường, tiếp tục đón bệnh nhân đến điều trị. Để bảo đảm an toàn, kiểm soát tốt dịch bệnh, bệnh viện tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn tất cả các khoa, phòng, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định như: Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tự khai báo y tế, yếu tố dịch tễ với thầy thuốc; trang bị cho người bệnh kính chắn giọt bắn, khẩu trang trong lúc điều trị; hướng dẫn bệnh nhân giữ khoảng cách 2m khi đến điều trị để tránh lây nhiễm…
Vào viện từ ngày 9-4, hôm nay được ra viện, bà Tống Thị Diệp (ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vui mừng nói: “Tôi phấn khởi lắm. Ban đầu cũng có chút lo lắng, nhưng hôm nay được ra viện, sức khỏe ổn định, tôi rất yên tâm. Tôi xin cảm ơn các bác sĩ của bệnh viện, cảm ơn Nhà nước đã quan tâm đến những người bệnh như chúng tôi”.
Một số hình ảnh được ghi tại Bệnh viện Thận Hà Nội sau khi kết thúc cách ly y tế:
Đại diện lãnh đạo quận Đống Đa công bố quyết định kết thúc vùng cách ly y tế toàn bộ cơ sở khám, chữa bệnh đối với Bệnh viện Thận Hà Nội
Lực lượng công an di chuyển các hàng rào ra khỏi khuôn viên bệnh viện.
Các bệnh nhân phấn khởi được rời viện khi hết cách ly.
Video đang HOT
Các phương tiện rời khỏi bệnh viện ngay sau khi bệnh viện hết hạn cách ly đều được phun khử khuẩn.
Bệnh viện đã trở lại hoạt động bình thường.
Nguyệt Ánh
Người phải cách ly y tế vì COVID-19 có thẻ BHYT sẽ được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh thế nào?
Bộ Y tế vừa có văn gửi BHXH Việt Nam, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) liên quan đến dịch COVID-19.
Thẻ Bảo hiểm y tế. Ảnh: Internet
Theo Bộ Y tế, đối tượng cách ly y tế tập trung tại cơ sở khám, chữa bệnh do COVID-19 gồm: Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch do COVID-19; người đang cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế tại cửa khẩu nhưng có dấu hiệu tiến triển thành bệnh dịch do COVID-19.
Bộ Y tế cho biết, việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT đang trong thời gian cách ly y tế tập trung do COVID-19 phải khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.
Theo đó, chi phí khám, chữa bệnh do COVID-19 gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền,....; phần cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh đối với các bệnh khác của người có thẻ BHYT; chi phí khám, chữa bệnh ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT; chi phí thực hiện cách ly y tế.
Nhân viên y tế xét nghiệm nhanh COVID-19. Ảnh: Hoàng Anh
Quỹ BHYT sẽ thanh toán phần chi phí khám, chữa bệnh các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi khám đúng tuyến, trừ chi phí do ngân sách nhà nước chi trả.
Đối với người có thẻ BHYT đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh (không phải là điều trị bệnh do COVID-19), nhưng phải cách ly y tế do bộ phận, khoa, phòng, khu điều trị hoặc toàn bộ cơ sở khám, chữa bệnh phải cách ly y tế sẽ được thanh toán như sau:
Chi phí khám, chữa bệnh trước ngày cơ sở khám, chữa bệnh phải cách ly y tế do quỹ BHYT và người có thẻ BHYT thanh toán theo quy định hiện hành về BHYT.
Chi phí KCB từ ngày cơ sở khám, chữa bệnh phải cách ly y tế được ngân sách nhà nước chi trả và quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám, chữa bệnh các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi khám đúng tuyến cho đến ngày khỏi bệnh được tổng kết bệnh án ra viện, trừ chi phí do ngân sách nhà nước chi trả.
Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh BHYT phải cách ly y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người nghi nhiễm, nhiễm COVID-19, Sở Y tế phối hợp với BHXH tỉnh, thành phố hướng dẫn người đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh đó đến khám ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT khác trên địa bàn tỉnh, thành phố; hướng dẫn cơ sở khám, chữa bệnh chuyển tuyến phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Bộ Y tế nêu rõ các trường hợp này xác định là khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Khu vực cách ly đặc biệt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Minh Thúy
Đối với người bệnh đã được cơ sở khám, chữa bệnh kê đơn, cấp thuốc (thuốc chống thải ghép, thuốc điều trị ung thư ....), điều trị và đã cấp Giấy hẹn khám lại nhưng do dịch bệnh, người bệnh không đến khám lại được hoặc không được đến khám hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh khác không có các thuốc này để cấp cho người bệnh, Bộ Y tế lưu ý, cơ sở khám, chữa bệnh phải thống nhất với cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng BHYT trước khi thực hiện để bảo đảm việc trích chuyển dữ liệu điện tử. Cơ quan BHXH tiếp nhận dữ liệu, tổng hợp: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho cơ sở thực hiện khám, chữa bệnh theo quy định hiện hành, trừ chi phí thuốc nhận từ cơ sở khám bệnh khác; thanh toán chi phí thuốc cho cơ sở khám, chữa bệnh đã chuyển thuốc.
Đối với người bệnh đã được cơ sở khám, chữa bệnh kê đơn, cấp thuốc (thuốc điều trị huyết áp, đái tháo đường ....), điều trị và có hẹn người bệnh khám lại, điều trị nhưng do dịch bệnh, người bệnh không đến khám lại được, các cơ sở khám chữa bệnh phải thông tin và hướng dẫn người bệnh lựa chọn cơ sở khám bệnh khác phù hợp để cấp thuốc, điều trị cho người bệnh.
Người bệnh được sử dụng Giấy hẹn khám lại đã cấp để đến cơ sở khác kê đơn, cấp thuốc, điều trị.
Cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện khám, cấp thuốc, điều trị cho người bệnh có trách nhiệm: Lập, lưu trữ hồ sơ khám, cấp thuốc, điều trị theo quy định, tổng hợp chi phí gửi cơ quan BHXH đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với cơ cơ sở khám, chữa bệnh. Trường hợp không có hợp đồng BHYT thì gửi cơ quan BHXH trên địa bàn.
Trạm y tế cấp xã cấp thuốc cho người bệnh, kể cả trường hợp cấp thuốc tại nhà có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ cấp thuốc theo quy định, tổng hợp chi phí gửi cơ sở khám, chữa bệnh đã ký hợp đồng với cơ quan BHXH để tổ chức khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế cấp xã đó.
Người bệnh được sử dụng Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh nơi người bệnh được hẹn khám lại để đến các cơ sở khác phù hợp để được khám, cấp thuốc, điều trị theo lịch hẹn.
Người có thẻ BHYT có Giấy hẹn khám lại được đến khám lại không phụ thuộc thời gian hẹn khám lại ghi trên Giấy hẹn khám lại. Trường hợp này Hệ thống thông tin giám định BHYT của cơ quan BHXH không bắt lỗi thông tin ngày hẹn khám lại.
Kê đơn thuốc điều trị trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19
Theo Bộ Y tế, bác sỹ, y sĩ kê đơn thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày tối đa không quá 3 tháng. Cơ sở khám, chữa bệnh phải cung cấp số điện thoại của cơ sở cho người bệnh để liên hệ khi cần thiết. Cùng với đó, căn cứ vào số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở để mua sắm, dự trữ thuốc (lưu ý các thuốc điều trị chuyên khoa tim mạch, đái tháo đường, huyết áp,...).
Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh được cơ sở y tế kết luận không phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung, được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về BHYT.
Minh Thúy
Thêm 107 người tiếp xúc BN 268 tại Hà Giang âm tính với SARS-CoV-2 Ngành y tế Hà Giang đã rà soát được 917 người tiếp xúc F1, F2, F3 với BN 268, trong đó, đã lấy 302 mẫu gửi đi xét nghiệm. Đến nay, 251 mẫu đã âm tính. Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang cho biết, trong ngày 19/4 đã có thêm 107 trường...