Bệnh viện tận thu giường dịch vụ?
Thực tế đang diễn ra ở nhiều bệnh viện công, dẫn đến lo ngại phòng dịch vụ được “ưu ái” tăng cường trong khi giường phục vụ số đông người bệnh còn khó khăn thì bị bó hẹp, bỏ bê.
Giường bệnh giá 350.000 đồng/ngày tại BV Nhân dân 115 . Ảnh:Duy Tính
Tận dụng tối đa
Ghi nhận thực tế mới đây, ở Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 (TP.HCM), bệnh nhân (BN) đông nghẹt, ở các phòng, BN nằm san sát, hành lang vẫn không còn chỗ. Trong số BN nhằm ngoài hành lang có ông P.T.Đ (48 tuổi) bị bệnh xơ gan. Bà Thu – chị gái ông Đ. chỉ vào chiếc “giường bệnh” em trai mình nằm và nói “giá 200.000 đồng/ngày”. Đây thực ra là cái ghế gấp bằng bố, cao cách mặt đất tầm 40 cm, được trải tấm drap. Với phí 200.000 đồng/ngày, vài BN nằm 1 ngày là có thể mua được cái “giường” này.
Tôi nghĩ giường dịch vụ chừng dưới 500.000 đồng là phù hợp với người lao động thu nhập bình thường, chứ giường 2 – 4 triệu đồng/ngày thì chỉ có đại gia nằm thôi
Bệnh nhân Biện Ngọc Q. (55 tuổi, ngụ Q.10, TP.HCM)
“Nằm giá đó còn không đủ tiền chứ nói gì giường vài triệu đồng. Bữa đầu tôi đưa em từ Phú Yên vào Sài Gòn, đến một BV lớn lắm, khi chưa nhập viện họ hỏi thăm dò “gia đình đủ khả năng không thì cho ở lại. Họ bảo giá giường bệnh đến 1,4 triệu đồng/ngày. Tôi nói không đủ khả năng nên xin chuyển em tôi qua BV Nhân dân 115″, bà Thu nói.
“Giường” này 200.000 đồng/ngày ở BV Nhân dân 115 . Ảnh: Duy Tính
BN tên H.P.K (23 tuổi) bị tai nạn dập ở tay trái vào Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nhân dân 115, nằm phòng có 7 giường, mỗi giường 350.000 đồng/ngày. Bà H., mẹ bệnh nhân, cho hay thấy con không ngủ được, bà xin chuyển phòng có 1 – 2 giường, nhưng không còn. Mà phòng 2 giường, mỗi giường 1,5 triệu đồng/ngày. “Tiền đâu mà nằm phòng giá cao dữ vậy, bệnh này nằm 3 tuần, sao chịu nổi”, bà Hồng nói.
Với giường 350.000 đồng/giường nói trên, có 2 máy lạnh, 2 quạt trần, 1 nhà vệ sinh, tường sơn và nền gạch đều rất cũ. Ở mỗi giường có một tủ inox để đựng đồ. La phông trần nhà hoen ố. Còn phòng dịch vụ 1,5 triệu đồng/ngày/giường khá chật, có 2 chiếc giường kê sát nhau. Phòng có ghế bố, 1 tủ lạnh, 1 máy lạnh, ti vi LCD, nhà vệ sinh, tuy nhỏ nhưng sạch sẽ.
Tại BV Phụ sản Hà Nội, khu điều trị nhà A dành cho BN có bảo hiểm y tế (BHYT) với phòng cho các sản phụ rất hẹp và được tận dụng kê đến 3 giường/phòng, chỉ chừa lối đi nhỏ. Vì chật chội, nhiều người thân đứng thăm hỏi hoặc đưa đồ dùng cho sản phụ qua cửa sổ, hình ảnh khá nhếch nhác và không đảm bảo vệ sinh phòng bệnh. Những ngày mưa gió ẩm ướt thiếu ánh sáng. Dù chật chội như vậy nhưng BV này vẫn cho tận dụng một khu nhỏ để kê giường dịch vụ, giá 500.000 đồng/giường/ngày. Trong khi BV đã có một tòa nhà riêng (nhà D) dành cho các ca sinh, mổ dịch vụ.
Video đang HOT
“Chúng tôi thấy chưa hợp lý vì BV này đã xây một tòa nhà riêng trong đó dành các khu có phòng dịch vụ (D3, D4, D5) nhưng vẫn dành diện tích ít ỏi của khu điều trị cho BN BHYT để thu tiền giường dịch vụ. Đáng ra BV nên để dành tối đa diện tích cho giường BHYT. Còn bên khoa dịch vụ nhà D nên có các mức giá phù hợp hơn với nhu cầu chi trả”, một sản phụ vừa sinh con tại BV này chia sẻ.
Tại khu N2 (khu dịch vụ) BV Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM, chị Thái Diễm V. (Q.10) bế con nhỏ mới sinh. Phòng chị V. đặt rộng chừng 25 m2, trang bị ti vi LCD 32 inch, tủ lạnh, bình đun nước, 2 chiếc giường, nôi em bé, tủ gỗ áp tường đựng quần áo khá lớn. Nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng, BV cung cấp xà phòng và giấy vệ sinh. “Với giá phòng 2 triệu đồng/ngày nhưng chỉ ở vài ba ngày là chấp nhận được. Ở phòng này yên tĩnh, mẹ con và gia đình đều có không gian để nghỉ ngơi”, chị V. nói.
Tại một phòng bệnh khác của khu N2 BV Từ Dũ, căn phòng rộng 50 – 60 m2, có 7 giường, 2 nhà vệ sinh, quạt máy. Ở mỗi đầu giường bệnh là một tủ đựng đồ, ghế bố cho người nuôi bệnh, nôi em bé, máy lạnh trung tâm.
“Vợ chồng tôi làm công nhân viên, giá giường bệnh 600.000 đồng/ngày là chấp nhận được. Căn phòng khá sạch, yên tĩnh. Nếu giường 2 – 4 triệu đồng thì tôi không kham nổi”, chị Thái Thị P. (ngụ Q.Bình Tân) vừa cầm hóa đơn tính tiền xuất viện vừa nói.
Ở BV Phụ sản Từ Dũ còn có khu dành cho BN BHYT và không có BHYT nhưng không sử dụng dịch vụ, đó là Khoa Hậu phẫu A. Ở khoa này, hiện quá tải, BN được kê giường nằm ở hành lang và có rèm che chắn lại.
Chúng tôi tiếp tục đến BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM). Tại Khoa Nội tim mạch có rất nhiều phòng dịch vụ, tương đối sạch sẽ. Tại phòng có 14 giường, giá 350.000 đồng/giường/ngày, có máy lạnh, quạt, nhà vệ sinh nam/nữ… Nhưng người nuôi bệnh phải thuê ghế bố 15.000 đồng/ngày.
“Tôi nghĩ giường dịch vụ dưới 500.000 đồng là phù hợp với người lao động thu nhập bình thường, chứ giường 2 – 4 triệu đồng/ngày thì chỉ có đại gia nằm thôi”, BN Biện Ngọc Q. (55 tuổi, ngụ Q.10, TP.HCM) nói. Còn con của BN Nguyễn Thị Y. (80 tuổi, ngụ Q.6, nằm ở phòng khác của BV này) nói: “Phải bấm bụng đặt cho mẹ nằm giường dịch vụ 400.000 đồng/ngày, lấy đâu ra tiền nằm giường vài triệu đồng?”.
Có dồn bệnh nhân để làm giường dịch vụ?
Bác sĩ Trần Ngọc Hải, Phó giám đốc BV Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM, cho biết BV có 4 khu nhà xây dựng ở 3 thời điểm khác nhau, kinh phí từ nguồn vốn vay kích cầu. Giá thu dịch vụ của BV được thông qua nằm trong dự án vay tiền, trả nợ được UBND TP phê duyệt. Sau khi trả nợ vay xong, nếu BV đảm bảo cân đối được thì tái đầu tư để phục vụ cho nhu cầu của BN.
Theo bác sĩ Hải, các phòng bệnh khác nhau về tiện ích, điều kiện phục vụ, trang thiết bị… Còn về phục vụ chuyên môn là giống nhau. Theo BV Từ Dũ, hiện nay giá dịch vụ chưa có quy định hướng dẫn nào, các BV xây dựng dựa trên luật Giá, quy định về BHYT, quy định không BHYT để kết cấu một số yếu tố theo quy định.
Trả lời câu hỏi: “Có dồn bệnh nhân để lấy giường dịch vụ?”, GS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, cho biết tại BV này có các mức giá giường bệnh khác nhau; với phòng riêng điều trị theo yêu cầu (dịch vụ – PV) cao nhất 3 triệu đồng/phòng/ngày. Không có chuyện dồn BN BHYT để lấy “đất” cho giường dịch vụ. Các khu phòng của BN BHYT đều được nâng cấp và đảm bảo điều kiện cơ bản, sạch sẽ. Tuy nhiên, GS Giang cũng nhìn nhận, một số khoa quá đông BN như chấn thương chỉnh hình, không gian phòng bệnh chật chội.
Một trưởng phòng của Sở Y tế TP.HCM cho rằng khi làm dịch vụ giường bệnh thì các BV phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp. BV được quyền quyết định xây dựng giá nhưng khi xây dựng xong phải gửi về Sở Y tế để Sở kiểm tra xem giá đó có phù hợp. Việc xây dựng tiền giường dịch vụ dựa trên cơ sở tính toán: tiền lương y bác sĩ; các chi phí phục vụ; chi phí công nghệ thông tin – đào tạo và chi phí khấu hao khác (giá này hiện chưa tính).
“Tôi nghĩ, sau khi Bộ Y tế cho rà soát lại thì giường dịch vụ ở các BV sẽ giảm vì đòi hỏi phần diện tích đủ chuẩn. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao đủ giường bệnh cho BN dịch vụ và các BN khác? Lúc này khả năng BV sẽ dồn giường vào các phòng khác để làm giường dịch dụ, thay vì phòng 7 giường thì còn 4 giường, số giường dư ra sẽ dồn vào phòng khác”, vị này nói.
TP.HCM
BV Từ Dũ: Có 1.900 giường bệnh. Trong đó 829 giường dịch vụ chiếm 45%, gồm: 8 giường loại 2 triệu đồng/giường/ngày, 36 giường 1,5 triệu đồng, 106 giường 1,2 triệu đồng, 56 giường 1 triệu đồng, 353 giường 600.000 đồng, 82 giường 400.000 đồng, 118 giường 350.000 đồng; 70 giường 250.000 đồng.
BV Nhi đồng 2: Hiện có 1.900 giường thực kê, nhiều trẻ phải nằm võng ở hành lang, đặc biệt là ở khoa hô hấp, khoa tiêu hóa. BV này có 15% phòng dịch vụ và chia nhiều loại, phòng 4 – 6 giường giá 250.000 đồng/giường/ngày; phòng 2 giường có giá từ 400.000 – 700.000 đồng/giường/ngày và phòng 1 giường (2 – 3 cái) giá 1,5 triệu đồng/giường/ngày (ở phòng này có tủ lạnh, nhà vệ sinh, nước nóng lạnh, wifi…).
BV Nhân dân 115: Có 425 giường dịch vụ trong tổng số 1.600 giường bệnh. Giá giường cao nhất là 1,5 triệu đồng/ngày và thấp nhất là 350.000 đồng/ngày. BV Nguyễn Tri Phương, giá giường bệnh cao nhất là 500.000 đồng (trừ giường hồi sức) và thấp nhất là 100.000 đồng. Nếu BN có BHYT thì được trừ phần BHYT chi trả.
Hà Nội
BV Phụ sản: Theo giá niêm yết trên website, khoa D có các phòng VIP (303, 305) giá 2,5 triệu đồng/ngày; còn loại 2 – 3 giường/phòng có giá 600.000 đồng hoặc từ 800.000 – 1 triệu đồng/giường/ngày.
BV Hữu nghị Việt Đức: Phòng dịch vụ tại khu nhà D cao nhất 2,5 triệu đồng, có trang bị các thiết bị y tế hỗ trợ theo dõi sức khỏe BN, điều dưỡng trực 24/24. Ngoài ra có các mức 500.000 – 750.000 đồng/giường/ngày.
Theo Thanhnien
Thêm phòng khám vẽ bệnh, "chặt chém"
Dù phòng khám Mayo (quận 10) đa bị Sơ Y tê TP HCM công bô nhiêu lân việc bị ngươi dân tô "ve bênh" nhưng vẫn quảng cáo sai sự thật va nhiều người nhẹ dạ vẫn sập bẫy
"Phong kham đa khoa (PKĐK) Mayo (đương 3 Tháng 2, phương 11, quân 10) đa bi Sơ Y tê TP HCM đinh chi hoat đông đên hêt thang 5-2019 nhưng ngay 26-4, tôi vân bi nhân viên PK "dụ" đên kham, chưa tri. Khi tôi có phan hôi tiêu cưc vê chât lương PK, toan bô "bac si" điêu tri trươc đo đêu... biên mât" - anh N.T.T (SN 1994; ngu quân 11, TP HCM) phản ánh với Báo Người Lao Động.
Ra giá "cắt cổ"
Nghi ngơ măc bênh ly nam khoa nhưng "ngai bênh viên công", anh T. đa tham khao thông tin tư internet và quyêt đinh liên hê vơi PKĐK Mayo. Hai giơ ngày 26-4, anh T. nhân đươc cuôc goi tư ngươi xưng la "bac si" tư vân cua PK. Tư nhưng biêu hiên anh T. trinh bay, vi "bac si" khăng đinh anh đang măc bênh nguy hiêm.
Ngay sang đó, anh T. đên PKĐK Mayo thăm kham. Sau khi tiên hanh cac thu tuc xet nghiêm, anh bi đưa lên ban mô đê tiêu phâu. Trong luc bi thoc ông thông tiêu vao cơ thê, anh T. bi ep ky vao giây châp nhân làm thu thuât dương vât vơi gia 12,8 triệu đông va căt bao quy đâu gia 15,8 triệu đông. Anh T. trình bày không mang đu tiên, các "bác sĩ" giam con 5,8 triệu đông.
Sau phâu thuât, anh T. yêu câu đươc cung câp toa thuôc, phiêu xet nghiêm, hoa đơn thu tiên... nhưng bi tư chôi. Nghi ngơ, anh T. khiêu nai vơi nhân viên PK. Đên tôi 28-4, anh nhân đươc lơi đê nghi hoan tra 50% chi phi đa đong. Sang 29-4, đai diên PK la "bac si" Nguyên Công Phuc cho biêt se hoan tra 100% chi phi vơi điêu kiên anh không đươc khiêu nai nưa.
Lo sơ vê tinh trang sưc khoe, anh T. đê nghi đươc găp "bac si' Phương, ngươi trưc tiêp điêu tri nhưng nhân viên PK khoa cưa không tiêp. Đên khi găp đươc "bac si" Phương, ngươi nay tra lơi: "Tôi không phai nhân viên PK nay. Tôi không phai tên Phương. Tôi không hê kham cho anh". Anh tiêp tuc găp môt nhân viên khac cua PK thi nhân đươc thông tin "bac si" Phương đa nghi viêc nên không con trach nhiêm vơi viêc đa tưng kham chưa bênh.
Ngay 28-5, trong vai ngươi co nhu câu kham phu khoa, chúng tôi liên hệ PK và được một người xưng là "bac si" Thanh tư vấn. Chi vơi biêu hiên "kinh nguyêt không đêu", vi "bac si" đa doa: "Co nguy cơ ung thư, phai đên kham đê điêu tri sơm". "Bac si" Thanh còn hao phong cung câp cho chúng tôi môt ma khuyên mai 50% chi phi điêu tri, cam kêt khi đên không cân trinh bay lai bênh ma đươc tiên hanh cac thu tuc siêu âm, xet nghiêm ngay trong 30 phut.
Phòng khám Mayo vẫn hoạt động dù bị đinh chi đên hêt thang 5-2019 (ảnh chụp ngày 28-5)
Phạt rồi vẫn tái phạm
PKĐK Mayo la 1 trong 17 PK có bác sĩ Trung Quốc tại TP HCM liên tục bị phát hiện sai phạm, Sơ Y tê TP HCM công bô sai pham, đinh chi hoat đông. Nơi đây cũng bị kiện nhiều lần, kể cả lúc đang tạm dừng hoạt động.
Năm 2017, Bộ Y tế tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành do bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra đột xuất 5 PK tư nhân tại TP Hà Nội (ngày 21-4-2017) và TP HCM (ngày 27-4-2017). Sau chuyến kiểm tra đột xuất trên, tại PKĐK Mayo, Thanh tra Sở Y tế TP đã quyết định xử phạt hành chính 36 triệu đồng với nhiều vi phạm; đồng thời bị tạm ngưng hoạt động để khắc phục các vi phạm.
Thế nhưng, qua việc này, PKĐK Mayo lại quang cao trên trang thông tin điện tử chính thức của PK, đại ý rằng "lãnh đạo Bộ Y tế đã góp ý để PK càng hoàn thiện hơn". "Qua buổi thanh tra, PKĐK Mayo cũng có một vài thiếu sót nhưng đã nhanh chóng khắc phục, chấn chỉnh theo đúng quy định của Bộ Y tế". Hình ảnh bộ trưởng Bộ Y tế trong buổi thanh - kiểm tra lại được chú thích là "Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc với BS Nguyễn Công Phúc - BS chuyên khoa II, giám đốc phụ trách chuyên môn của PKĐK đa khoa Mayo". Ngoài ra, những thông tin như: "PK tư nhân đươc Sơ Y tê TP HCM đanh gia cao"; "PK nam khoa tôt nhât ơ TP HCM, chuyên vê cac bênh nam giơi, thiêt bi hiên đai, tư vân miên phi 24/24. Sơ Y tê HCM câp phep"... cũng được đăng tải đê "thôi phông" tiêng tăm.
Đang mời lên đối chất
Ngày 10-6, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế TP HCM, xác nhận đã nhận được đơn phản ánh của anh N.T.T về PKĐK Mayo. Hiện Thanh tra sở đang mời nạn nhân và lãnh đạo PK lên làm việc, đối chất. Ông Cường cũng cho hay PK này bị đình chỉ hoạt động và thời hạn đến hết tháng 5-2019. Quy trình khi muốn hoạt động trở lại, PK phải hoàn tất một số thủ tục hô sơ trình lên Sở Y tế. Tuy nhiên, hiện PK chưa thực hiện động thái này. Thanh tra Sở Y tế cũng đã 3 lần mời PKĐK Mayo đến để giải quyết nhưng đến thời điểm hiện tại, PK chưa thực hiện.
N.Thanh
Theo nld.com.vn
PTT Vũ Đức Đam đề nghị công khai giá thiết bị tại bệnh viện công Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện công mua sắm trang thiết bị phải công khai giá lên mạng. Chủ trì cuộc họp giao ban với khối Y tế chiều 21/03, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định thời gian qua còn tình trạng mua bán thiết bị y tế kém minh bạch, gây thất thoát...