Bệnh viện tại Mỹ và châu Âu chịu sức ép lớn vì Omicron
Dù tình trạng bệnh ở người nhiễm Omicron nhẹ hơn so với Delta, nhưng số người nhập viện tại Mỹ và châu Âu đang tăng nhanh, do số ca mắc COVID-19 cao đột biến.
Nhân viên y tế làm việc tại Genoa, Italy. Ảnh: Shutterstock
Số ca nhiễm cao kỉ lục do biến thể Omicron gây ra đang đẩy hệ thống bệnh viện tại Mỹ và châu Âu đứng trước sức ép lớn. Biến thể này tiếp tục cho thấy độc lực suy yếu so với các biến thể trước đó, nhất là ở những người đã tiêm vaccine hay đã từng nhiễm COVID-19. Nhưng khả năng lây nhiễm nhanh khiến số ca mắc COVID-19 lên mức cao chưa từng thấy, với hệ quả là gia tăng các trường hợp nhập viện.
Tại Mỹ, số ca nhập viện trung bình ngày đã vượt lên mức đỉnh từng được ghi nhận trong tháng 1. Cụ thể, số liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho thấy có khoảng 27.000 người nhập viện mỗi ngày trong tuần qua. Nhập viện tăng xảy ra trong bối cảnh số ca nhiễm tại Mỹ lên mức trung bình 750.000 ca/ngày trong tuần, cao gấp 3 lần so với đỉnh dịch trước đó.
Ở châu Âu, ông Hans Henri Kluge, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng COVID-19 đang thách thức các hệ thống y tế và dịch vụ vận chuyển ở nhiều nước – những nơi mà Omicron có tốc độ lây lan nhanh, đe dọa gây ra tình trạng quá tải y tế hơn nữa. Ông cũng bày tỏ lo ngại Omicron sẽ bùng phát mạnh ở khu vực phía đông, nơi tập trung nhiều nước có tỉ lệ bao phủ vaccine thấp hơn.
Video đang HOT
Giống như Mỹ, một loạt các nước tại châu Âu như Pháp, Italy, Hà Lan, Anh… đều ghi nhận số ca mắc mới cao kỉ lục. Tính trong tuần kết thúc ngày 10/1, Pháp ghi nhận trung bình 270.000 ca mắc/ngày, tăng 61% so với tuần trước đó.
WHO: Một nửa dân châu Âu sẽ mắc Omicron trong 2 tháng nữa
Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu, ông Hans Kluge, cảnh báo nếu tỉ lệ lây nhiễm như hiện tại tiếp diễn, khoảng 50% dân số tại châu Âu sẽ nhiễm biến thể Omicron trong vòng 6-8 tuần nữa.
Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge - Ảnh chụp màn hình
Khu vực châu Âu theo phân cấp của WHO bao gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có một số quốc gia ở Trung Á.
Theo giám đốc WHO châu Âu, 50/53 nước và vùng lãnh thổ đã xác nhận có trường hợp mắc biến thể Omicron trong "làn sóng lây nhiễm" đang càn quét từ tây sang đông tại châu Âu.
26 nước/vùng lãnh thổ trong số trên có số ca COVID-19 mới chiếm hơn 1% dân số tính đến ngày 10-1. Khu vực châu Âu cũng là điểm nóng dịch với tuần đầu tiên của năm 2022 ghi nhận hơn 7 triệu ca mắc mới.
"Viện Đo lường và đánh giá y tế (IHME) dự báo với tốc độ hiện tại, hơn 50% dân số trong khu vực sẽ bị nhiễm Omicron trong vòng 6 đến 8 tuần tới", ông Kluge cảnh báo trong cuộc họp báo ngày 11-1.
Nhiều bằng chứng cho thấy Omicron có khả năng lây lan nhanh nhưng không gây bệnh nghiêm trọng như các biến thể khác. Điều này dẫn tới các quan điểm cho rằng COVID-19 sắp trở thành một bệnh đặc hữu như cúm mùa.
Hôm 10-1, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tiếp tục nêu quan điểm này và cho rằng nên thay đổi phương pháp theo dõi sự tiến hóa của COVID-19.
Theo nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, nên áp dụng một phương pháp tương tự như cách theo dõi dịch cúm vì khả năng gây chết người của COVID-19 đã giảm.
Tuy nhiên bà Catherine Smallwood, một quan chức cấp cao của WHO khu vực châu Âu, đã phản đối điều này và cho rằng COVID-19 vẫn chưa tới mức được xem như bệnh đặc hữu.
Theo bà Smallwood, mức độ lây nhiễm ổn định và có thể dự đoán được là điều kiện cần thiết để COVID-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu. Tuy nhiên với sự xuất hiện của Omicron, mức độ lây nhiễm của dịch trở nên bất ổn và khó đoán định.
"Vẫn còn rất nhiều điều chưa chắc chắn và virus vẫn đang biến đổi nhanh chóng, đặt ra những thách thức mới", bà Smallwood nêu quan điểm trong cuộc họp báo ngày 11-1 và kêu gọi các nước không vội xem COVID-19 như cúm mùa.
Mỹ nêu "tối hậu thư", vạch ra 2 con đường cho Nga Mỹ đã đề xuất hai lựa chọn cho Nga liên quan tới vấn đề Ukraine trước khi hai nước bắt đầu các cuộc gặp ngoại giao tuần tới. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Reuters). Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 5/1 nhấn mạnh Nga phải giảm leo thang căng thẳng ở biên giới với Ukraine để các cuộc gặp ngoại giao sắp...