Bệnh viện sản – nhi hợp tác, bệnh nhân được lợi gì?
Hiện nay ở các tỉnh, thành phố đều có bệnh viện (BV) sản – nhi. Hai chuyên khoa trong một BV đảm bảo cho trẻ sinh ra được chăm sóc tốt tại chỗ, đặc biệt là các trẻ cần được can thiệp ngoại khoa.
Hai BV sản và một BV nhi ở TP.HCM ký kết hợp tác quyết tâm kéo giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh – ẢNH: BVCC
Còn tại TP.HCM, mặc dù các BV phát triển chuyên khoa sâu nhưng chưa có một BV sản – nhi. Lâu nay, để cấp cứu, điều trị bệnh nhi sơ sinh, thường BV sản mời bác sĩ nhi hoặc chuyển bệnh sang BV nhi.
Mới đây, BV Nhi đồng TP đã ký kết hợp tác với BV Từ Dũ, BV Hùng Vương trong phối hợp chăm sóc bệnh nhi và điều trị cho sản phụ kịp thời trong trường hợp mắc các bệnh lý khó. Trong tương lai, BV Nhi đồng TP sẽ thành lập khoa sản trong BV viện nhi.
PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với TS- BS Hồ Tấn Thanh Bình, Trưởng Khoa Sơ sinh – Hồi sức, BV Nhi đồng TP.HCM xung quanh vấn đề này.
Thưa bác sĩ, xuất phát từ thực tiễn ra sao để đi đến buổi ký kết này?
TS-BS Hồ Tấn Thanh Bình: Hiện nay tỷ lệ tử vong sơ sinh tại Việt Nam giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao – 13/1.000 trẻ sinh sống, trong đó sinh non và dị tật bẩm sinh là chủ yếu. Nghiên cứu của BV Nhi đồng TP cho thấy, nhóm trẻ được chẩn đoán trước sinh sẽ được điều trị sớm, giảm tỷ lệ tử vong.
Video đang HOT
Thời gian qua, BV Nhi Đồng TP đã thực hiện được một số ca từ BV Hùng Vương và BV Từ Dũ như trẻ sinh cực non, trẻ thoát vị cuống rốn, hở thành bụng, teo ruột gây viêm phúc mạc, trẻ mắc khối u cùng cụt.
Mục đích của ký kết là gì, thưa bác sĩ?
Thứ nhất, việc ký kết này nhằm mục đích phối hợp chẩn đoán trước sinh và những tiên lượng sau sinh để các gia đình sản phụ chuẩn bị kỹ trước khi trẻ chào đời. Theo đó, BV sản và nhi sẽ có đội ngũ chuyên gia tham vấn một cách chủ động thông qua tư vấn tiền sản. Các mẹ khi mang thai nếu phát hiện các dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý bẩm sinh khác như HIV, down… sẽ được tư vấn chuyên khoa về kế hoạch chăm sóc thai kỳ, tiên lượng xử trí sau sinh và hiệu quả điều trị dự kiến hoặc đối với các bệnh lý cần thiết sẽ chỉ định hủy thai kỳ. Rút ngắn thời gian can thiệp cho các dị tật bẩm sinh ngay sau sinh.
Thứ hai, giúp xử trí cấp cứu và chuyển viện an toàn những trẻ sơ sinh bệnh lý từ BV sản đến BV nhi. Ở những trường hợp khó, bác sĩ hai bên sẽ thống nhất phác đồ xử trí cấp cứu ban đầu. Những trường hợp chưa được chẩn đoán trước sinh, nhóm trẻ sinh non và dị tật bẩm sinh được ưu tiên sẽ được chuyển trực tiếp từ BV sản vào phòng mổ của BV Nhi đồng TP để điều trị.
Như vậy, việc phối hợp sản – nhi sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên khoa sâu của 2 BV sản và nhi. Ở BV sản thì không có phẫu thuật ngoại nhi, không đủ nền tảng phối hợp chuyên khoa sâu như phẫu thuật viên nhi, gây mê và hồi sức nhi.
Ngoài ra, còn giúp giảm tình trạng quá tải của bệnh nhi sơ sinh tại các khoa sơ sinh trong BV sản.
BV Từ Dũ và BV Hùng Vương có khoảng cách xa so với BV Nhi đồng TP. Liệu việc phối hợp này có thuận lợi?
Hiện nay, BV Nhi đồng TP được nhà nước đầu tư đến 8 xe cứu thương và hệ thống lồng ấp chuyển bệnh sơ sinh đặc biệt đảm bảo an toàn và nhanh chóng trong việc chuyển bệnh . BV cũng có hệ thống phòng mổ và các chuyên khoa sâu có thể xử trí các dị tật bẩm sinh nhanh nhất…
Về lâu dài BV Nhi đồng TP có nghĩ hướng đến xây dựng một khoa sản không?
Định hướng xa hơn là nếu có khung pháp lý phù hợp thì sẽ hướng đến thành lập một đơn vị sản nguy cơ cao ngay tại BV Nhi đồng TP. Theo đó, đơn vị này sau quá trình theo dõi thai kỳ, bà mẹ sẽ được bác sản đỡ sinh tại BV. Ngay sau sinh có thể xử trí ngay liền. Còn bà mẹ sẽ chuyển về BV chuyên khoa sản tiếp tục điều trị
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chia sẻ của lãnh đạo 2 BV sản và BV nhi
TS-BS Trương Quang Định, Giám đốc BV Nhi Đồng TP tâm sự 25 năm trước, khi còn là bác sĩ nội trú tại một BV ở Pháp, ông đã chứng kiến sự liên kết giữa các bác sĩ nhi với các bác sĩ sản. Đó cũng là mô hình mà ông ấp ủ và thực hiện khi về nước. Khoa Sơ sinh BV được xây dựng từ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ chuyên môn sẵn sàng phục vụ nhằm mục đích chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Còn theo PGS-TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trưởng Khoa sản bệnh, BV Hùng Vương, tử vong sơ sinh do sinh non và bệnh lý sơ sinh bấy lâu nay là nỗi trăn trở của các bác sĩ BV sản. Chính vì thế sự liên kết sản nhi tương lai có thể còn hướng đến việc các thai phụ dọa sinh non hoặc thai phụ có thai mắc tim bẩm sinh sẽ được sinh luôn tại BV nhi để tiện chăm sóc.
Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ, thì cho rằng bác sĩ sản không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không có bác sĩ nhi, những người lo phần việc mà bác sĩ sản không thể làm được.
Theo thanhnien.vn
Sản phụ 9X mang tam thai đã sinh con
Hai bé trai với một bé gái nặng 2-2,4 kg được bác sĩ mổ bắt con thành công trong ca sinh tam thai lần đầu tiên tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh An Giang.
Tối 27.6, lãnh đạo Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh An Giang, cho biết đã mổ đẻ thành công cho sản phụ mang tam thai. Hai bé trai và một gái là con của chị Cẩm (tên đã thay đổi, 25 tuổi, ở huyện Phú Tân, An Giang).
Hai bé trai và một gái trong ca sinh tam thai ở An Giang. Ảnh: Nhật Tân.
Sáng hai ngày trước, Bệnh viện Sản - Nhi An Giang tiếp nhận chị Cẩm từ bệnh viện tuyến huyện chuyển đến. Dù lần đầu tiên bệnh viện phẫu thuật tam thai nhưng các bác sĩ đã giúp các bé chào đời khỏe mạnh.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết tam thai tự nhiên rất hiếm, tỷ lệ 1/8.000 ca. Người mẹ mang đa thai dễ bị cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật; tăng nguy cơ tai biến do diện nhau bám rộng làm đờ tử cung, băng huyết.
Đa thai cũng thường dẫn đến sinh non, nguy cơ đối với trẻ non tháng là ngạt sau sinh, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, hạ đường huyết, vàng da sơ sinh, nhiễm trùng, bệnh lý võng mạc, chậm tăng trưởng thể chất, trí tuệ.
Theo Dân Việt
Bé trai 9 tuổi nuốt phải đinh sắt Bé trai ở Quảng Ninh được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật lấy dị vật thành công. Kết quả chụp X-quang cho thấy chiếc đinh nằm trong lòng tá tràng bệnh nhi. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật mở tá tràng lấy dị vật cho trẻ. Đinh sắt nằm trong tá tràng bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung...