Bệnh viện Sài Gòn ứng dụng trí tuệ nhân tạo tăng cơ hội sống cho bệnh nhân đột quỵ
Hai bệnh viện Nhân dân 115 và Gia An 115 đã đưa phần mềm RAPID vào việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mắc đột quỵ. Thời gian vàng được kéo dài từ 6 lên 24 giờ.
Hai bệnh viện trên vừa đưa vào ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) APID của Trung tâm đột quỵ, Đại học Standford, Mỹ, trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ.
TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, cho biết, trước đây bệnh nhân trong 6 giờ từ lúc có triệu chứng khởi phát được áp dụng điều trị và thời gian này được gọi là thời gian vàng đối với bệnh nhân.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào y khoa giúp người bệnh có nhiều cơ hội kéo dài sự sống. Ảnh: Minh họa
Bác sĩ Thắng cho hay, các phương pháp hiên nay chủ yếu tập trung tái thông mạch máu não bị tắc nghẽn, nhằm cứu vùng nhu mô não đang bị tổn thương bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học cho bệnh nhân đột quỵ. Bệnh nhân vào viện sớm thì cơ hội sống càng cao, các nghiên cứu cho thấy chỉ 20 % bệnh nhân đến viện trong khoảng thời gian vàng là 6 giờ đầu.
Video đang HOT
Việc áp dụng phần mềm RAPID, cửa sổ điều trị được mở rộng lên 24 giờ so với 6 giờ như trước đây. Khi kết quả chụp MRI não sẽ được đưa vào phần mềm xử lý và xác định được vùng não bị tổn thương cho bác sĩ xác định. Lúc này, bác sĩ cũng thấy được vùng tranh tối tranh sang, vùng nhu mô não sẽ chết ở những giờ sắp tới, đây là vùng khó xác định bằng phương pháp hình ảnh học thông thường.
Có những cơ sở chẩn đoán này, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng kỹ thuật cao để tái thông, làm tan cục máu đông và phục hồi tổn thương, hạn chế di chứng yếu liệt cho bệnh nhân.
Trong trường hợp xuất huyết não, phần mềm RAPID giúp đo thể tích khối máu tụ, giúp bác sĩ tiên lượng chính xác khối máu tụ, nâng cao hiệu quả điều trị.
Được biết, đây là hai bệnh viện đầu tiên Việt Nam dùng ứng dụng này.Ở Đông Nam á, Việt Nam là nước đứng thứ 3 được triển khai phần mềm này. Hiện có 1.200 bệnh viện trên 40 quốc gia đã áp dụng ứng dụng này.
Để sử dụng phần mềm đơn vị phải trả phí bản quyền lên đến 200.000 USD. Theo thống kê,100 ca áp dụng phần mềm RAPID có thể điều trị thành công 49 ca, nếu không có phần mềm này chỉ có 19 ca thành công.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
Bệnh viện Ung bướu thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều trị ung thư
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là một trong 3 bệnh viện trên cả nước được Bộ Y tế chấp thuận thử nghiệm ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) trong tư vấn và hỗ trợ các bác sĩ trong việc điều trị bệnh ung thư.
Bác sĩ phẫu thuật ung thư đại trực tràng, là loại ung thư rất phổ biến hiện nay - ẢNH: NGUYÊN MI
Hôm nay (14.3), theo Sở Y tế TP.HCM, phần mềm trí tuệ nhân tạo được ứng dụng là "IBM Watson for Oncology", do tập đoàn IBM của Mỹ xây dựng. Phần mềm dựa trên nền tảng dữ liệu lớn, hiện nay đã được áp dụng ở 230 bệnh viện của 13 nước trên thế giới (như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan...).
Phần mềm AI này tập trung vào hai loại bệnh ung thư phổ biến là ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã thử nghiệm phần mềm này trên 103 bệnh nhân ung thư vú và 126 bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Kết quả cho thấy tỷ lệ tương đồng giữa phác đồ điều trị của bệnh viện và phác đồ của phần mềm đưa ra là 80,3%. Trong đó tương đồng về phác đồ điều trị ung thư vú là 71%, ung thư đại trực tràng là 88,1%.
Phần mềm AI hỗ trợ điều trị hầu hết các giai đoạn của ung thư vú và ung thư đại trực tràng.
Mức độ tương đồng cao nhất giữa phác đồ điều trị của bệnh viện và phần mềm AI trong ung thư vú là ở giai đoạn II, III, còn trong ung thư đại trực tràng mức độ tương đồng cao nhất là giai đoạn IV.
Theo đánh giá của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, việc ứng dụng AI trong điều trị ung thư giúp các bác sĩ có thể cập nhật những phác đồ mới, bổ sung thêm thông tin và hạn chế những sai sót trong quá trình điều trị; đưa ra được các gợi ý điều trị cho hầu hết các giai đoạn, có hỗ trợ khá chuyên sâu về các phác đồ hóa trị, nội tiết; hỗ trợ tìm kiếm tài liệu một cách nhanh nhất; phát huy tối ưu hiệu quả khi áp dụng mô hình hội đồng chuyên gia.
Tuy nhiên, phần mềm chưa có phiên bản tiếng Việt; chưa có sự đánh giá dựa trên thực tiễn của Việt Nam như đặc thù của các bệnh viện (cơ sở vật chất, danh mục thuốc và quá tải) và của người bệnh (địa lý, tài chính, chế độ bảo hiểm y tế...); không thay thế được bác sĩ khi ra quyết định điều trị.
Hai bệnh viện khác tại Việt Nam cũng được Bộ Y tế chấp thuận thử nghiệm ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) trong hỗ trợ điều trị là Bệnh viện K (Hà Nội) và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Theo thanhnien
Hệ thống AI giúp phát hiện sớm ung thư phổi Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 20/5 cho thấy học sâu (deep learning), một dạng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện các u nhỏ ác tính trên phổi qua các bản chụp CT ngực liều tia thấp (LDCT). Hệ thống deep learning tối hưu hóa bản chụp CT. Ảnh: nytimes.com Các nhà khoa...