Bệnh viện quận 11 lần đầu lọc máu cứu người ngộ độc thuốc
Chiều 20-1, bác sĩ (BS) Nguyễn Hoàng Dũng, khoa Hồi sức tích cực chống độc bệnh viện (BV) quận 11 (TP.HCM), cho biết nơi đây vừa thực hiện ca lọc máu liên tục đầu tiên để cứu bệnh nhân ngộ độc thuốc.
Trước đó, bà LTN (38 tuổi, ở TP.HCM) được đưa vào BV quận 11 trong tình trạng rối loạn tri giác, lơ mơ, tiếp xúc kém. Chưa hết, bà N. còn rơi vào tình trạng suy tim, suy thận, suy hô hấp.
Người nhà cho biết bà N. có tiền sử bệnh động kinh đã hơn 10 năm nên mỗi ngày phải uống thuốc. Tuy nhiên có lần do sơ suất nên bà N. uống nhiều hơn ngày thường và đã dẫn đến hiện tượng trên.
Bà N. đang được lọc máu. Ảnh: TRẦN NGỌC
Nghi ngờ bà N. bị ngộ độc thuốc, các bác sĩ (BS) tiến hành lọc máu để giải quyết tình trạng suy thận nặng trên nền bệnh nhân suy hô hấp và suy tim. Hiện BV vẫn tiếp tục lọc máu và sức khỏe bệnh nhân đã cải thiện, tiếp xúc được.
Theo BS Dũng, nếu không lọc máu liên tục thì độc chất của thuốc sẽ ức chế tim không đập, thận không thải độc chất. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
“Trước đây, những trường hợp ngộ độc thuốc BV phải chuyển lên tuyến trên. Nay do đầy đủ thiết bị, BS được đào tạo chuyên sâu nên BV giữ lại điều trị” – BS Dũng nói.
TRẦN NGỌC
Video đang HOT
Theo plo.vn
Bác sĩ truyền bia giải độc rượu cho bệnh nhân vì bệnh viện không có sẵn ethanol
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị cân nhắc 2 phương án ngăn độc chất methanol chuyển hóa là truyền rượu hoặc bia chứa ethanol.
Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, là người quyết định dùng bia truyền vào dạ dày bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật để giải độc rượu methanol. Giải pháp này có trong các hướng dẫn y khoa trên thế giới cũng như phác đồ của Bộ Y tế.
Ông Nhật 48 tuổi, là một trong 4 người bị ngộ độc rượu methanol sau bữa tiệc Giáng sinh hôm 24/12/2018. Một người sau khi nhập viện đã chết. Ba người còn lại nguy kịch, hôn mê. Hàm lượng methanol trong mẫu máu của ông Nhật vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc.
Thông thường bác sĩ điều trị bệnh nhân ngộ độc rượu bằng cách lọc máu liên tục, truyền dịch, thở máy, truyền chế phẩm ethanol... Loại ethanol được bác sĩ sử dụng là chế phẩm ethanol y tế.
"Bệnh viện Quảng Trị không có sẵn chế phẩm ethanol y tế, tình trạng bệnh nhân lại đang nguy kịch nên bác sĩ quyết định phải nhanh chóng dùng rượu hay bia có ethanol để giải độc, kết hợp lọc máu mới cứu được", bác sĩ Lâm cho biết.
Bác sĩ Lê Văn Lâm. Ảnh: Hoàng Táo.
Ban đầu bác sĩ nghĩ đến phương án dùng rượu truyền vào đường tiêu hóa bệnh nhân Nhật. Tuy nhiên "chúng tôi lo ngại không biết rượu thật hay giả, sản xuất ở đâu, nguồn gốc thế nào, nếu truyền phải rượu giả sẽ rất nguy hiểm", bác sĩ Lâm nói.
Cuối cùng các bác sĩ quyết định chọn truyền bia. Mặc dù bia có tỷ lệ ethanol thấp nhưng nguồn gốc, nhãn mác ghi nồng độ rõ ràng nên yên tâm hơn. Bác sĩ cũng tính toán nồng độ lượng bia dùng phù hợp với tình trạng bệnh nhân.
Quyết định xong phương án, bác sĩ Lâm gặp người nhà bệnh nhân để giải thích. Bà Lê Thị Ái Sương, vợ ông Nhật, khi nghe bác sĩ nói "mua bia để truyền" thì ngớ người, ngỡ bác sĩ nói đùa.
"Tôi rất bất ngờ, không tin. Nhưng rồi nghe bác sĩ giải thích là truyền bia để trung hòa chất độc nên đồng ý", bà Sương kể lại.
Bà Sương đi mua 10 lon bia vào viện để bác sĩ truyền cho chồng. Sáng 26/12, ông Nhật được truyền 3 lon, tức gần một lít. Mỗi giờ sau, ông Nhật được truyền thêm một lon bia.
Tổng cộng, bệnh nhân Nhật được truyền 15 lon bia, tương đương 5 lít. Quá trình truyền bia kéo dài khoảng hơn 12 giờ. Đến sáng hôm sau bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh.
Ông Nhật khi đang hôn mê tại phòng cấp cứu bệnh viện Quảng Trị. Ảnh: Hoàng Táo.
Bác sĩ Lâm giải thích, rượu gồm hai loại thành phần là etylic và metylic (methanol). Khi vào cơ thể, gan ưu tiên chuyển hóa etylic và tạo ra sản phẩm không gây độc. Metylic được chuyển hóa sau tạo thành andehit formic. Ở hàm lượng cao andehit formic sẽ gây ngộ độc.
Cơ thể ông Nhật đã hết etylic và hôn mê do ngộ độc andehit formic. Vì vậy, để hạn chế chuyển hóa metylic thành andehit formic, bác sĩ truyền bia ethanol bổ sung etylic. Khi ấy gan ưu tiên chuyển hóa etylic và ngưng chuyển hóa metylic. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm thời gian để lọc máu, giải độc cho bệnh nhân.
"Metylic trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể. Đây là cơ sở để cứu sống bệnh nhân", bác sĩ Lâm chia sẻ.
Bệnh nhân Nhật từng bước hồi phục và xuất viện hôm 9/1.
Bà Sương cho biết lúc đầu gia đình lo sợ đến tuyệt vọng. Tuy nhiên trong 9 ngày ông Nhật nằm viện, các y bác sĩ đã hết sức tận tình, chu đáo, vô cùng ấm áp tình người và cho bà niềm hy vọng.
"Công ơn tái sinh này gia đình tôi không bao giờ quên", ông Nhật, bà Sương nói.
Vợ chồng ông Nhật bà Sương sau khi ông xuất viện. Ảnh: Quang Hà
Hoàng Táo - Lê Phương
Theo VNE
Cắt bỏ 2/3 cánh tay do đốt củi sưởi ấm Các bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia vừa tiếp nhận bệnh nhân bị bỏng do sưởi ấm. Điều đáng nói do bệnh nhân mắc bệnh động kinh nên khi bị bỏng không biết khiến cánh tay đã thành than. Các bác sĩ phải cắt bỏ 2/3 cánh tay do hoại tử đến khuỷu tay. Bệnh nhân D đang điều trị tại Viện Bỏng...